Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thị Hoàn. 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/03/1983 4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ: từ “Tôn giáo, tín ngưỡng của người Cơ-tu ở tỉnh Quảng Nam” thành “Tri thức địa phương về việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Cơ-tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (Tiếp cận dưới góc độ luật tục) - Theo quyết định số 946/QĐ-SĐH ngày 9/5/2014.
- Thay đổi người hướng dẫn luận án tiến sĩ: Theo quyết định số 3217/QĐ-XHNV ngày 27/4/2016 về việc thay người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh làm hướng dẫn độc lập (PGS.TS. Lê Sĩ Giáo thôi không hướng dẫn).
- Kéo dài thời gian học tập 12 tháng (1/1/2017 - 31/12/2017): theo quyết định số 4619/ QĐ-XHNV ngày 29/12/2016.
- Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ: Theo quyết định số 3219/QĐ-XHNV ngày 4/12/2017: tên đề tài cũ “Tri thức địa phương về việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Cơ-tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (Tiếp cận dưới góc độ luật tục”, tên đề tài mới “Luật tục của người Cơ-tu về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”.
7. Tên đề tài luận án: Luật tục của người Cơ-tu về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
8. Chuyên ngành: Dân tộc học. 9. Mã số: 62 22 70 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Tổng quan tài liệu cho thấy, vẫn còn ít những nghiên cứu về luật tục tồn tại dưới dạng thực hành xã hội - một loại luật tục vẫn tồn tại tương phổ biến ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Với quan điểm cho rằng loại luật tục này đã biến mất hoặc đã trở nên lạc hậu khiến cho việc áp dụng chính sách quốc gia về quản lý tài nguyên thường bỏ qua các quy tắc của cộng đồng trong sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Luận án chỉ rõ luật tục trước đây của người Cơ-tu về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong và ngoài cộng đồng làng. Trong truyền thống, luật tục này dựa trên nền tảng hệ tri thức hiểu biết phong phú về các loài động thực vật, đất đai,…; bởi thiết chế làng là tổ chức chính trị - xã hội cao nhất và dựa trên thế giới quan “vạn vật hữu linh”. Thế giới quan này chính là động lực dẫn dắt hành vi của các thành viên trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Sự hội nhập vào quốc gia thống nhất, sự ra đời của cơ chế quản lý quốc gia về tài nguyên và các chính sách phát triển của nhà nước đã làm thay đổi kết cấu kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của cộng đồng Cơ-tu ở địa bàn nghiên cứu. Luật tục từ thiết chế chính thức trở thành thiết chế phi chính thức trong bối cảnh luật pháp nhà nước. Những thay đổi về cách tổ chức không gian, về sinh kế, về xã hội đã làm thay đổi các quy tắc về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương. Có những quy tắc vẫn còn tồn tại, đặc biệt là quy tắc trong bảo vệ rừng kiêng nhưng cũng có những quy tắc phai nhạt dần hoặc đã mất đi.
- Đối với cộng đồng người Cơ-tu tại địa bàn nghiên cứu, luật tục không phải là những quy định cứng nhắc mang tính áp đặt, mà là những chuẩn mực về hành vi dựa trên thế giới quan “vạn vật hữu linh”, được các thành viên trong cộng đồng tôn trọng và tự giác tuân theo. Nó cũng không phải là quy tắc bất biến mà có sự biến động, thay đổi qua thời gian theo bối cảnh lịch sử, kinh tế-chính trị-xã hội nhất định và vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện nay. Quá trình đó cũng phản ánh sự biến đổi và thích ứng văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương.
- Trước xu hướng quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, sự phát triển kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập, luật tục của cộng đồng cư dân địa phương có những cơ hội và đối diện với những thách thức khi tích hợp vào thể chế quản lý tài nguyên của Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu hài hòa giữa phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương và phát triển bền vững chung cho quốc gia.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở để cho chính quyền các cấp hiểu rõ hơn vị trí, vai trò của luật tục trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng, từ đó góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển bền vững cộng đồng người Cơ-tu ở huyện Tây Giang nói chung và cộng đồng người Cơ-tu ở Việt Nam nói riêng; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Đứng trước nhu cầu quản lý bền vững tài nguyên dựa vào cộng đồng, cần tiếp tục nghiên cứu khả năng thích ứng của cộng đồng trước bối cảnh biến đổi khí hậu cũng như hội nhập, toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, để thúc đẩy sự phát triển từ nội lực của cộng đồng địa phương, cần nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực học hỏi của cộng đồng thông qua tiếp cận nguồn vốn văn hóa.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Phan Thị Hoàn (2015), “Bảo tồn và phát huy tri thức sinh thái truyền thống của người Cơ-tu ở Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Miền Trung (4), tr.46-55.
2. Phan Thị Hoàn (2016), “Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên qua điểm luận lý thuyết và phương pháp của nhân học sinh thái”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung (3), tr.36-43.
3. Phan Thị Hoàn (2018), “Quy ước về bảo vệ tài nguyên rừng: trường hợp rừng kiêng của người Cơ-tu ở huyện Tây Giang, Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Miền trung (1), tr. 40-50.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Phan Thi Hoan 2. Sex: Female
3. Date of birth: 8 March 1983 4. Place of birth: Nghe An province
5. Admission decision number: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, 30 December 2013 by the Rector of VNU University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process:
- Changing in thesis title, from “Religion, belief of Co-tu people in Quang Nam” to “Local knowledge of Co-tu people in using and protecting of natural resources in Tay Giang district, Quang Nam province (customary law approach)”, according to the admission decision number 946/QĐ-SĐH, date 9 May 2014.
- Changing in the supervisor: Ass.Prof.Nguyen Ngoc Thanh for Ass.Prof.Le Si Giao, according to the admission decision number 3217/QĐ-XHNV, date 27 April 2016.
- Extending the study period in 12 months (1/1/2017 - 31/12/2017), according to the admission decision number 4619/ QĐ-XHNV, date 29 December 2016.
- Adjusting the thesis title, from “Local knowledge of Co-tu people in using and protecting of natural resources in Tay Giang district, Quang Nam province (customary law approach)”, to “Customary law of Cơ-tu people on utilization and protection of natural resources in Tay Giang district, Quang Nam province”, according to the admission decision number 3219/QĐ-XHNV, date 4 December 2017.
7. Official thesis title: Customary law of Cơ-tu people on the utilization and protection of natural resources in Tay Giang district, Quang Nam province.
8. Major: Ethnology 9. Code: 62 31 03 10
10. Supervisor: Ass.Professor, Doctor: Nguyen Ngoc Thanh
11. Summary of the new findings of the thesis:
- The literature review shows that there are still few studies of customary law in the form of social practice - a type of customary law still prevalent in ethnic minority communities in Vietnam. With the view that this type of law has disappeared or has become obsolete, the adoption of a national policy on resource management often ignores community rules in the use and protection of natural resources
- The thesis show that in the context of traditional villages in Tay Giang district, Quang Nam province, customary laws on natural resource use and protection play a critical role in regulating the relationship between members within and outside the villages. The customary law which based on diversified knowledge of animals and plants, on villages as the highest social-political institution and based on the animism worldview. This worldview is the driving force behind the behavior of members in the use and protection of natural resources.
- The intergration of national system and the implementation of development policies effect on local social-potical-economic system. The customary law has become informal institution in the context of national law - formal institution. These changes cause the rules on using and protecting natural resoureces. The existence of rules on the use and protection of natural resources in the study area shows that customary law continues to play a role in community life. Typically the rules for the protection of the sacred forest. Besides, there are also rules that have faded, even lost, such as the rule of limited scope of access between villages, the use of tools.
- For the Co-tu community in the field of study, customary law is not a rigidly enforced regulation, but rather a norm of behavior based on the world-view of “animism” which is community members respect and obey. Customary law is not a constant rule. It has a movement, change over time depending on the historical, socio-political and social context and still exists in the present society. The process also reflects the cultural transformation and adaptation of the local community.
- In line with the trend of sustainable resource management, as well as the development of the market economy and integration trends, customary law of local community faces opportunities and challenges when integrating into the State's management of natural resources. This combination aims to achieve the goal of harmony between sustainable development for local communities and sustainable development for the nation.
12. Practical applicability: The thesis provides the evidence to the government to show that customary law of local community has a critical role in natural resources management and community development. Hence, it can contribute to the natural resources protection and cultural preservation in Co-tu people in Tay Giang district.
13. Futher research directions:
In the context of sustainable community-based natural resources management, it is necessary to do futher research on the community’s ability to adapt to climate change. Besides, the research that promote community capacity of active learning needs to be done to develop the community from the inside.
14. Thesis-related publications:
- Phan Thi Hoan (2015), “Conserving and enhancing the Cotu ethnics’ traditional ecological knowledge in Quang Nam”, Social Sciences of the central region Review (4), pp. 46-55.
- Phan Thi Hoan (2016), “On cultural behavior to natural environment - some theories and methods in eco-anthropology”, Social Sciences of the central region Review (3), pp.36-43.
- Phan Thi Hoan (2018), “Rules for protecting forests: a case study of the Cotu ethnics’ sacred forests in Tay Giang, Quang Nam”, Social Sciences of the central region Review (1), pp. 40-50.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn