TTLA: Mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà nam)

Thứ năm - 05/07/2018 23:29

   TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên tác giả: Nguyễn Mạnh Tiến

Tên luận án:  “Mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà nam)”

Ngành khoa học của luận án: Quản lý

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ        Mã số: Thí điểm

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Làm rõ cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và đề xuất mô hình mở rộng sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý KH&CN.

Đối tượng nghiên cứu là: Mô hình Quản lý KH&CN địa phương

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Nghiên cứu tài liệu

Phương pháp tổng hợp kết hợp với phân tích được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến kinh nghiệm cộng đồng tham gia hoạt động quản lý KH&CN tại nước ngoài và một số địa phương trong nước đang và đã thực hiện có hiệu quả.

Nghiên cứu các văn bản của Chính phủ, Bộ KH&CN; UBND tỉnh Hà Nam và Sở KH&CN tỉnh Hà Nam về các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển KH&CN.

Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Để thu thập thông tin định lượng, Luận án thực hiện phỏng vấn bằng bảng hỏi với phương pháp chọn mẫu phân cụm, phân tầng, ngẫu nhiên thuần túy. Mỗi bảng hỏi đều hướng đến thu thập các thông tin liên quan đến các nội dung sau:

Các cá nhân tham gia hoạt động KH&CN (150 phiếu)

Các cá nhân tại các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN (50 phiếu)

Các cá nhân tại các doanh nghiệp (50 phiếu)

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Tổng quan nghiên cứu của các tác giả có thể thấy rằng: Về lý luận, trong quản lý KH&CN mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và quản lý của cộng đồng là vấn đề quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản lý. Mô hình quản lý hoạt động KH&CN chỉ đạt hiệu quả trong từng giai đoạn trên cơ sở giải quyết được sự phù hợp trong mối quan hệ giữa hai thái cực của hai hình thức quản lý sau:

+ Quản lý hoạt động KH&CN  phục vụ nhu cầu ra quyết định của các tầng lớp kỹ trị

+ Quản lý hoạt động KH&CN hỗ trợ trong việc phát triển phân cấp chính trị, dân chủ có sự tham gia, và phát triển tự lực cánh sinh.

Các mô hình còn mang tính tập trung xa rời thực tế. Đây chính là vấn đề đặt ra mà NCS mong muốn giải quyết trong nghiên cứu của mình.

- Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình quản lý KH&CN theo hướng mở rộng sự tham gia của cộng đồng. Thông qua việc phân tích, tìm hiểu các khái niệm về cộng đồng, quản lý KH&CN, sự tham gia của cộng đồng,...tác giả đã tìm hiểu sâu hơn về các mô hình quản lý KH&CN với nhiều loại hình với các đặc điểm riêng biệt:

Mô hình tham gia của cộng đồng trong quản lý trên địa bàn tỉnh (gồm có: Mô hình quản lý Khoa học và công nghệ - theo chiều dọc thuần túy; Mô hình quản lý Khoa học và công nghệ - thích nghi; Mô hình quản lý Khoa học và công nghệ - Cùng sáng tạo; Mô hình quản lý Khoa học và công nghệ - Thiết chế KH&CN;  Mô hình quản lý Khoa học và công nghệ - kết hợp đa nguồn);

Các mô hình đã lần lượt xuất hiện theo yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống. Cái sau hoàn thiện hơn và bổ sung cho cái trước và hình thành quy luật khách quan của sự tham gia của cộng đồng ngày càng tăng

- Theo kết quả khảo sát của tác giả trong quá trình thực hiện mở rộng sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động KH&CN tỉnh Hà Nam đã gặp phải một số khó khăn sau:

Đối với chính sách đầu tư cho hoạt động KH&CN:

Đối với chính sách trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN:

Đối với chính sách phổ biến, tiếp cận, cập nhật và sử dụng thông tin:

- Để phát huy hiệu quả quản lý cần vận dụng sáng tạo các mô hình để 3 công đồng  tham gia quản lý  KH&CN gồm:

Cộng đồng nghề nghiệp KH&CN: Mô hình tham gia (Theo chuyên môn; Theo ngành; Theo mục tiêu; Theo mục tiêu chuỗi; Tích hợp đa nguồn)

Cộng đồng Khoa học công dân: Tham gia: (Mô hình Hợp đồng; Mô hình Tham gia; Mô hình Hợp tác; Mô hình đồng sáng tạo; Mô hình Đồng nghiêp)

Cộng đồng KH&CN vùng địa lý: tham gia (Cung cấp thông tin; Cung cấp hạ tầng kỹ thuât; Tham gia sáng tạo; Động lực nội sinh; Nội sinh hội nhập)

- Một trong những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới là xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy sự hình thành của hai loại hình quỹ bao gồm: Quỹ phát triển KH&CN tỉnh Hà Nam và Quỹ phát triển KH&CN trong các doanh nghiệp ...

3.2. Kết luận

Mở rộng sự tham gia của cộng đồng vào quản lý khoa học và công nghệ là con đường tất yếu để phát triển KH&CN và khai thác tốt nhất hiệu quả của KH&CN vào quá trình CNH, HĐH đất nước.

Để đánh giá thực tiễn quá trình tham gia của cộng đồng vào hoạt động KH&CN tại tỉnh Hà Nam, NCS đã tiến hành khảo sát 250 phiếu bao gồm 3 nhóm đối tượng: cá nhân tham gia hoạt động KH&CN; cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp và cá nhân tại các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN. Đây là ba nhóm đối tượng chủ yếu nhất chịu tác động trực tiếp từ các chính sách hỗ trợ nhằm mục tiêu xã hội hóa hoạt động KH&CN tại tỉnh Hà Nam.

Kết quả điều tra cho thấy, tỉnh Hà Nam đã bước đầu xây dựng các chính sách tham gia của cộng đồng vào quản lý KH&CN nhằm mục đích đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển KH&CN; mở rộng các đối tượng tham gia vào hoạt động KH&CN; phổ biến thông tin về KH&CN… từ đó nhằm phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh Hà Nam. Các chính sách được ít được biết đến và có mức độ tác động “yếu” thường là những chính sách liên quan tới việc hỗ trợ tài chính. Hơn thế, các doanh nghiệp tại địa phương chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ vốn điều lệ ít nên không thể có “tiềm lực” tham gia đầu tư cho hoạt động KH&CN. Các chính sách được đánh giá có mức độ tác động “cao” là các nhóm chính sách liên quan đến phổ biến, tiếp cận, cập nhật và sử dụng thông tin. Sở dĩ như vậy do nhờ sự phát triển của KH&CN việc phổ biến các thông tin về KH&CN được diễn ra thuận lợi hơn. Các chính sách chung liên quan đến tham gia quản lý KH&CN tại tỉnh Hà Nam diễn ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam chưa được phổ biến rộng rãi và phát huy hiệu quả.

Theo kêt quả khảo sát của tác giả trong quá trình thực hiện quá trình tham gia quản lý KH&CN của cộng đồng tại tỉnh Hà Nam đã gặp phải một số khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN, huy động đầu tư về cơ sở hạ tầng cho hoạt động KH&CN, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước như vốn đầu tư nước ngoài, chưa hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, thị trường KH&CN chưa hình thành, các sản phẩm của hoạt động KH&CN chưa được khai thác thương mại nên chưa đem lai nguồn vốn đầu tư quay vòng, thiếu khung pháp lý thích hợp đảm bảo dân chủ cho hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực KH&CN, thiếu môi trường giao dịch thực sự để lao động có thể dịch chuyển giữa các vùng, giữa các tổ chức, giữa các ngành, thiếu cơ chế gắn kết quả hoạt động của nhân lực KH&CN với nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội, thói quen và nhu cầu khai thác thông tin của các tổ chức, cá nhân, chưa xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ và dữ liệu thông tin kết nối đơn vị.

Chính vì vậy, một trong những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới là vận dụng lý thuyết tham gia của cộng đồng để  xây dựng các mô hình quả lý sáng tạo đặc biệt  hình thành của hai loại hình quỹ bao gồm: Quỹ phát triển KH&CN tỉnh Hà Nam và Quỹ phát triển KH&CN trong các doanh nghiệp.

Từ những luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn, tác giả đã chứng minh được giả thuyết đặt ra ban đầu là hoàn toàn chính xác hay nói cách khác là giả thuyết đã được chứng minh.

Một số hạn chế của luận án và khuyến nghị nghiên cứu tiếp theo

Có thể nói nghiên cứu về mô hình quản lý KH&CN là một vấn đề khó, đòi hỏi người nghiên cứu phải có tầm bao quát và nắm được một cách đầy đủ và rõ ràng về hệ thống KH&CN. Hơn nữa, việc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động KH&CN là một vấn đề khó khăn khi phải trưng cầu, khảo sát với số lượng mẫu khảo sát lớn trong khi nguồn lực nghiên cứu có hạn. Chính vì lẽ đó, tác giả đã nghiên cứu một số nội dung chính thông qua các yếu tố về nguồn lực (tài lực, vật lực, nhân lực, tin lực) trong một nghiên cứu trường hợp cụ thể là tỉnh Hà Nam. Do vậy, có thể chưa đánh giá cụ thể và đầy đủ các yếu tố khác trong một tổ chức và hệ thống KH&CN phức tạp cũng như đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong từng lĩnh vực KH&CN. Như vậy, trong thời gian nghiên cứu tiếp theo, trong điều kiện nguồn lực cho phép, tác giả khuyến nghị một số vấn đề nghiên cứu:

Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong quản lý KH&CN cấp địa phương

Vai trò của quản lý Nhà nước và sự tham gia của công đồng trong quản lý KH&CN tại Việt Nam

Tham gia nguồn lực cộng đồng trong đầu tư để phát triển hoạt động KH&CN tại Việt Nam

Vai trò của doanh nghiệp trong quản lý KH&CN tại Việt Nam

  

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Manh Tien

Thesis title: Provincial Science and Technology Management Model Towards Extending Community Participation (Case Study in Ha Nam Province) 

Scientific branch of the thesis: Management

Major: Science and Technology Management                   Code:

The name of postgraduate training institution: The University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

1. Thesis's purpose and objective

- Clarify the theoretical and practical basis and propose a model to extend community participation in science and technology management.

- Research subjects: Local science and technology management model.

2. Research methods

Library research

- Analyze, evaluate and combine a wide range of documents related to successful practices of community participation in S&T management activities in foreign countries and some Vietnamese localities.

- Analyze legal documents of the Government, Ministry of Science and Technology; People's Committee of Ha Nam province and Department of Science and Technology of Ha Nam province on mechanisms and policies to support the development of science and technology.

Questionnaire interview

In order to collect quantitative information, the author conducted a questionnaire with cluster sampling, stratified sampling, and simple random sampling. Each questionnaire aimed to collect information related to the following contents:

- Individuals participating in S&T activities (150 respondents);

- Individuals in state agencies on science and technology management (50 respondents);

- Individuals in enterprises (50 respondents).

3. Major results conclusions

3.1. Major results:

- Through literature review, it can be seen that: In theory, in science and technology management, the relationship between state administration and community management is the determinant of the effectiveness of management activities. The S&T management model can only be effective in each phase if it is able to have solution for the appropriacy of relations between two extremes of management:

+ Managing S&T activities to meet the decision-making demands of the technocrats;

+ Managing S&T activities to support the development of political decentralization, participatory democracy, and self-reliant development.

The concentrated and impractical models is the research problem that the author want to address in his research.

- The author has systematized theoretical basis of the science and technology management model towards extending community participation. By analyzing and exploring the concepts of community, S&T management, community participation, ... the authors have studied in depth different S&T management models with their own characteristics:

The provincial models of community participation in S&T management include vertical model, adaption model, co-creation model, S&T institution model, multi-sources model;

The appearances of these models, meeting the requirements of production and life, have complemented and supplemented to former models and establish the objective law of increasing community participation

- According to the survey results, the process of extending community participation in S&T activities of Ha Nam province has encountered the following difficulties:

Regarding investment policy for S&T activities:

Regarding policies in training and developing human resources for science and technology:

Regarding policies in information dissemination, access, update and use of information:

- In order to promote the management effectiveness, it is necessary to apply different models to enhance S&T management participation of 03 communities, including:

S&T career community: Participation model (by speciality; by major; by objectives; by objective chain; multi-source integration)

Science citizen: Participation (contract model; participation model; cooperation model; co-creation model, colleague model)

S&T regional community : Participation (providing information; providing technical infrastructure, creation participatingy, internal motivation, internal integration

- One of the essential solution in the near future is to formulate policies to promote the formation of two types of funds, which are the Ha Nam Science and Technology Development Fund and the Science and Technology Development Fund for Enterprises. 

3.2 . Conclusion

Extension of community participation in science and technology management is an indispensable way to develop S&T and to make the best use of S&T effectiveness in the process of industrialization and modernization of the country.

To evaluate the curent status of community participation in S&T activities in Ha Nam, the author conducted a survey of 250 participants including 03 groups: individuals participating in S&T activities; individuals working in enterprises and individuals working in state management agencies in science and technology. These are the three most important groups directly affected by the supporting policies aimed at socializing S&T activities in Ha Nam.

The survey results showed that Ha Nam province has initially developed policies for community participation in S&T management in order to diversify sources of investment capital for S&T development; expanding the subjects involved in S&T activities; disseminate information on science and technology, etc. From that, the S&T potentials of Ha Nam province will be developed. The less well-known and "weak" policies are often those that relate to financial support. Moreover, local businesses are mainly small enterprises with limited charter capital so they can not have the "potential" to invest in S&T activities. Policies with "high" impact are often policies related to information dissemination, access, updating and use of information. The reason is that thanks to the development of science and technology, the dissemination of information on science and technology is taking place more conveniently. General policies related to participation in S&T management in Ha Nam province have not been widely disseminated and promoted effectively.

According to the survey results, the implementation process of community participation in science and technology management in Ha Nam province has encountered some difficulties in:

- Mobilizing capital investment for science and technology, investment in infrastructures for S&T activities, non-state capital investment such as foreign investment;

- Unestablished venture funds;

- Unready science and technology markets;

- S&T results have not yet exploited commercially, so they have not brought capital turnover;

- Lack of proper legal framework to ensure democracy for innovative activities in S&T;

- Lack of real trading environment for human mobilities between regions, between organizations, and between sectors;

- Lack of mechanisms to coordinate science and technology results with the demands of production and social life, the habits and demands of information exploitation from organizations and individuals;

- Lack of technology database and connection data between units.

Therefore, one of the essential solution in the near future is to use the theory of community participation to build innovative managment models, especially promote the formation of two types of funds: The Ha Nam Science and Technology Development Fund and The Science and Technology Development Fund for Enterprises.

From theoretical and practical arguments, the author has proved that the initial hypothesis is completely correct or in other words the hypothesis has been proved.

Some limitations of the thesis and further research recommendations

It can be said that research on S&T management model is a difficult issue, requiring researchers to have a broad and comprehensive understanding of S&T system. Moreover, the study of community participation in S&T activities is a difficult issue since it requires survey with large sample size while research resources are limited. For that reason, regarding the available resources (financial resourcces, material resources, human resources, information resources), the author has studied some of the main contents in a case study of Henan province. Therefore, it may not yet be possible to evaluate deeply and adequately the other elements within a complex S&T organization/system as well as to assess community participation in each S&T sector. Thus, in future researches, with sufficient resources, the author recommends some research issues:

 Promoting community participation in local S&T management

 The role of state management and community participation in S&T   management in Vietnam

 Using community resources to invest for development of S&T activities in Vietnam

The role of enterprises in S&T management in Vietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây