TTLA: Ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

Thứ tư - 20/06/2018 05:01

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Thanh Hương                    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/06/1974                                                               

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 2490/QĐ-XHNV, ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh).

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                  Mã số: 62.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:                                                     

- Luận án nghiên cứu, khảo sát các đặc điểm của biểu thức đánh giá tường minh qua khuynh hướng sử dụng từ ngữ đánh giá, các thành tố và mô hình nghĩa đánh giá phổ biến; xác định được các dấu hiệu, đặc điểm và khuynh hướng sử dụng biểu thức đánh giá không tường minh; chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ đánh giá dưới sự tác động của hai nhân tố xã hội (chủ đề và quyền lực).

- Luận án nhận diện và phân tích các dấu hiệu đánh giá tích cực-tiêu cực, thang độ và chủ đề đánh giá; chỉ ra khuynh hướng đánh giá về thang độ và chủ đề trong mối quan hệ giữa các biến số này và quyết định của giám khảo.

- Luận án xem xét mức độ quyền lực từ các dấu hiệu về từ vựng như: từ ngữ xưng hô, phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung, chuyển mã; về diễn ngôn như: ngắt lời, lượng từ ngữ, sự phối hợp các đánh giá; phân tích các biểu đạt về ba loại quyền lực là hợp pháp, qui chiếu, chuyên gia.

- Qua việc liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh, luận án kiểm chứng các đặc điểm ngôn ngữ đánh giá trong tiếng Việt đồng thời tìm ra một số điểm khác biệt trong ngôn ngữ đánh giá tiếng Việt và tiếng Anh.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu giúp tăng cường hiệu quả trong giao tiếp, đặc biệt trong các môi trường đánh giá; Kết quả khảo sát liên hệ với tiếng Anh có thể trở thành tư liệu học tiếng Anh; Các phát hiện về các dấu hiệu ngôn ngữ đánh giá tường minh, thành tố cấu trúc nghĩa đánh giá, tham số giá trị, thang độ đánh giá có thể phục vụ phát triển khung phân tích về ngôn ngữ đánh giá trong các phản hồi, thăm dò ý kiến, góp ý,…; nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong trí tuệ nhân tạo.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong các ngữ cảnh khác, nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu cảm trong tiếng Việt, nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá dựa trên các tham số khác, nghiên cứu xây dựng khung phân tích các phản hồi đánh giá và nghiên cứu dựa trên các nhân tố xã hội khác ảnh hưởng đến giao tiếp đánh giá.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1) Trần Thị Thanh Hương (2014), “Chiến lược giao tiếp xưng hô của thành viên ban giám khảo trong chương trình truyền hình thực tế bằng tiếng Việt và tiếng Anh”, Ngôn ngữ và Đời sống (7), tr.53-62.

2) Trần Thị Thanh Hương (2016), “Đối chiếu lời đánh giá bằng tiếng Việt và tiếng Anh (qua trường hợp sự kiện giao tiếp đánh giá của giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí)”, Kỷ yếu Hội thảo Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, 6/2016, Tập 2, NXB Dân trí, Hà Nội, tr.1364-1374.

3) Trần Thị Thanh Hương (2017), “Biểu đạt quyền lực trong lời đánh giá của giám khảo truyền hình thực tế”, Ngôn ngữ và Đời sống (4), tr.16-24.

4) Trần Thị Thanh Hương (2017), “Cấu trúc nghĩa của biểu thức đánh giá tường minh của giám khảo trong một số chương trình truyền hình thực tế bằng tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)”, Ngôn ngữ và Đời sống (10), tr.17-24.

5) Tran Thi Thanh Huong (2017), “Power indications in evaluative language of judges on reality television in Vietnamese (with reference to English)”, Ngôn ngữ và đời sống (Language and life) (13), pp.50-59.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Tran Thi Thanh Huong                          2. Sex: Female

3. Date of birth: June 19th, 1974                                4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 3216/QĐ-XHNV-SĐH. Dated: December 31st, 2014 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Correcting the thesis title according to Decision number 2490/QĐ-XHNV dated 04th October 2017 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: Language of evaluation by judges on reality television in some Vietnamese entertaining programs (with reference to English).

8. Major: Linguistics                                                   Code: 62.22.02.40

9. Supervisors: Prof. Dr.  Nguyen Van Khang

10. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis investigates characteristics of explicit evaluation expressions through trends of using prevalent value-laden words, semantic elements and structure models; identifies signs, characteristics and trends of using implicit evaluation expressions; indicates characteristics of evaluations under the influence of two social factors (topics and power).

- The thesis identifies and analyzes signs of positive-negative evaluations; evaluation scales and topics; indicates evaluation tendencies in terms of scales and topics in the relations of these variables and judges’ decisions.

- The thesis examines power levels through lexical devices such as: addressing forms, illocutionary force indicating devices, code-switching; discursive means such as: interruptions, word amounts, evaluation coordinations, analyzes the manifestations of three types of power namely: legitimate, reference, expert.

- Through making a reference to English data, the thesis verifies the evaluation characteristics in Vietnamese as well as finds out several similarities and differences in Vietnamese and English language of evaluation.

11. Practical applicability, if any:

The research results can help to improve communication effectiveness, especially in evaluating environments; The survey results in reference to English can become materials to learn English; Findings on signs of explicit evaluations, semantic elements of evaluation structures, value parameter, evaluation scales may serve to develop frameworks to anlyze evaluations in feedbacks, comments, suggestions, and so on; to study language of evaluation in artificial intelligence.

12. Further research directions, if any: 

Research language of evaluation in other contexts, investigate semantic structures of emotion language in Vietnamese, research evaluations basing on other parameters, study to build frameworks to analyze evaluative feedbacks and study basing on other social factors affecting evaluative communication.

13. Thesis-related publications:

1) Tran Thi Thanh Huong (2014), “Strategies of addressing by members of judge panel on reality television in Vietnamese and English”, Language and life (7), pp.53-62.

2) Tran Thi Thanh Huong (2016), “A contrastive study on Vietnamese and English evaluative utterances (through evaluative speech events by judges on reality TV in some entertainment programs)”, Conference: Preserving Vietnamese language purification and language education at schools, Volume II, Dan tri Publishing House, Hanoi, pp.1364-1374.

3) Tran Thi Thanh Huong (2017), “Expression of power in evaluations of judges on reality TV”, Language and life (4), pp.16-24.

4) Tran Thi Thanh Huong (2017), “Explicit evaluative expressions’ constructions by judges in some reality television shows in Vietnamese (with reference to English)”, Language and life (10), pp.17-24.

5) Tran Thi Thanh Huong (2017), “Power indications in evaluative language of judges on reality television in Vietnamese (with reference to English)”, Language and life (13), pp.50-59.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây