Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Phương Thanh.
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/10/1988
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của Phật tử tại nội thành Hà Nội hiện nay
8. Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62.31.03.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hương, PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Trước tiên về mặt khái niệm, luận án góp phần làm rõ và hoàn thiện khái niệm “từ thiện xã hội”, “phật tử”, “sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử”và lý thuyết sự lựa chọn duy lý về tôn giáo, lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết về từ thiện xã hội.
- Thứ hai, tìm hiểu quan niệm của phật tử về từ thiện, nghiên cứu không dừng lại ở quan niệm về từ thiện nói chung mà còn làm rõ nhận thức của Tăng sĩ, phật tử về từ thiện theo quan điểm của Phật giáo.
- Thứ ba, động cơ tham gia từ thiện xã hội của phật tử được đề cập đến trong nghiên cứu không chỉ dừng lại tìm hiểu ở chiều cạnh quan điểm chủ quan của phật tử (động cơ vị tha, động cơ vị kỷ, động cơ tôn giáo) mà còn được nhìn nhận kiểm chứng ở mặt biểu hiện hành vi.
- Thứ tư, đánh giá về thực trạng tham gia từ thiện xã hội của phật tử cho thấy sự khác biệt so với các nghiên cứu đi trước về hình thức đóng góp từ thiện của phật tử không chỉ là tiền bạc, vật phẩm, ngày công lao động,…mà còn là động viên an ủi người khác và truyền dạy Phật pháp cho người khác.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tế của luận án:
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
- Mở rộng phạm vi về mặt không gian nghiên cứu chủ đề từ thiện của phật tử ở các địa bàn khác trong cả nước để có thể suy rộng kết quả ra tổng thể. Bên cạnh đó, có thể mở rộng về các khách thể nghiên cứu khác nhau ra các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo, đạo Tin Lành,… để có sự so sánh giữa các tôn giáo.
- Nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố khách quan bên cạnh những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động từ thiện xã hội của phật tử như bối cảnh kinh tế xã hội, chính sách pháp luật vê tín ngưỡng tôn giáo, yếu tố kinh tế, văn hóa,….
- Nghiên cứu về vai trò của các hoạt động từ thiện và nhu cầu của những người cần được trợ giúp về các hoạt động từ thiện.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Bùi Phương Thanh (2015), “Bàn về quan điểm thế tục hóa và ứng dụng nghiên cứu sự nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 279 - 286.
2. Hoàng Thu Hương, Bùi Phương Thanh (2016), “Tâm thế tham gia hoạt động từ thiện của phật tử ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (389), tr.103 -106.
3. Hoàng Thu Hương, Bùi Phương Thanh, Phạm Hương Giang (2016), “Tín đồ Phật giáo Việt Nam: Thực trạng thống kê và đề xuất mới về đo lường”, Tạp chí Khoa học, Xã hội và Nhân văn (2/1b), tr. 43-53.
4. Bùi Phương Thanh (2017), “Lý thuyết sự lựa chọn duy lý trong nghiên cứu hoạt động từ thiện của Phật giáo”, Tạp chí Công tác tôn giáo (7), tr. 13-15.
5. Bùi Phương Thanh (2017), “Quan niệm của phật tử về từ thiện xã hội”, Tạp chí Tâm lý học (9), tr. 90 -99.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Bui Phuong Thanh. 2. Sex: Female
3. Date of birth: 18/10/1988 4. Place of birth: Hai Phong
5. Admissions decision number: 3216/2014/QD-XHNV-SDH. Dated 31st December 2014 by Rector of University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Participation in social charity activities of Buddhists in inner city of Hanoi
8. Major: Sociology Code: 62.31.03.01
9. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Hoang Thu Huong, Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh Xuan
10. Summary of new findings of the thesis:
- Firstly conceptually, the thesis contributes to the clarification and improvement of the concept “social charity”, “Buddhist”, “participation in Buddhist’s social charity” and the theory of the choice religious rationalism, social action theory, and social philanthropy theory.
- Secondly, the study of the Buddhist concept of charity, research does not stop at the concept of charity in general but also clarifies the Buddhist and monk's understanding of charity from the Buddhist point of view.
-Thirdly, the motivations for Buddhist social charity mentioned in the study are not only limited to understanding the Buddhist viewpoints (selfless motives, selfish motives, religious motives) but also seen in the face of behavioral expression.
- Fourth, the assessment of the status of social charity participation of Buddhists shows that the difference compared to the study ahead of the charitable contribution of Buddhism is not only money, articles, labor, ... but also encourages others and teaches Buddhism to others.
11. Practical applicability if any:
12. Further research directions:
- Expanding the spatial scope of Buddhist charity research in different areas throughout the country leads to the results which can be generalized. In addition, it is possible to expand on different research subjects into other religions such as Christianity, Protestantism, etc., to compare among different religions.
- Profound study on objective factors in addition to subjective factors affecting the participation of Buddhist social charity such as socio-economic context, religious law policy , economic factors, culture, ....
- Research on the role of philanthropic activities and the demands of those who need help with philanthropic activities.
13. Thesis-related publications:
1. Bui Phuong Thanh (2015), “Discussing the secularization and application of the study of the incarnation of Buddhism in Vietnam today”, Proceedings of the Scientific Conference on Young Cadres and Postgraduate Students , Hanoi National University Publishing House, pp. 279 - 286.
2. Hoang Thu Huong, Bui Phuong Thanh (2016), “Spiritual participation in Buddhist charity activities in Vietnam today”, Journal of Arts and Culture (389), pp.103-106.
3. Hoang Thu Huong, Bui Phuong Thanh, Pham Huong Giang (2016), “Vietnamese Buddhist Followers: Statistical Situation and New Proposals on Measurement”, Journal of Science, Society and Humanities (2/ 1b), pp. 43-53.
4. Bui Phuong Thanh (2017), “Rational Choice Theory in Buddhist Charity Activity Research”, Journal of Religious Work (7), pp. 13-15.
5. Bui Phuong Thanh (2017), “The Buddhist concept of social charity”, Journal of Psychology (9), pp. 90 -99.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn