Ngôn ngữ
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Tên luận án: Thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường Thi (so sánh với thơ ca của các nữ thi nhân trong Manyoshu)
Ngành khoa học của luận án: Đông phương học
Chuyên ngành: Trung Quốc học Mã số: 62.31.06.02
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những đặc trưng của thơ ca do các nữ thi nhân sáng tác trong Toàn Đường Thi trên hai phương diện chủ thể sáng tạo và nội dung thi phẩm, đồng thời đặt những đặc trưng ấy trong bối cảnh văn hoá, xã hội đương thời để lý giải và đánh giá đóng góp của đội ngũ nữ tác giả cũng như vị trí của thơ ca do nữ giới sáng tác, từ đó đem lại một cái nhìn toàn diện hơn về thơ ca thời Đường. Ngoài ra, qua so sánh, đối chiếu thơ ca do nữ giới sáng tác trong Toàn Đường Thi và Manyoshu, luận án sẽ làm sáng tỏ những giá trị phổ biến và đặc thù trong thơ ca của các nữ thi nhân Trung Quốc thời Đường – Ngũ Đại và của các nữ thi nhân Nhật Bản thời Asuka – Nara.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường Thi và Manyoshu. Trong đó, thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường Thi là đối tượng nghiên cứu chính, thơ ca của các nữ thi nhân trong Manyoshu là đối tượng nghiên cứu phụ được dùng như một đối chiếu, so sánh để làm nổi bật các đặc trưng mang tính phổ biến và đặc thù của thơ nữ trong Toàn Đường Thi trong bối cảnh thời gian đồng đại.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp liên ngành; Phương pháp loại hình học tác giả văn học; Phương pháp so sánh; Phương pháp định lượng.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Luận án là nghiên cứu đầu tiên khảo sát toàn bộ 129 nữ tác gia và 687 thi phẩm của họ trong Toàn Đường Thi để đưa ra những đặc trưng về sự hình thành, phát triển của đội ngũ nữ thi nhân và trải nghiệm nhân sinh của phụ nữ thời Đường – Ngũ Đại được thể hiện trong những bài thơ ấy.
- Luận án đã kiểm chứng, bổ sung thuyết phân kỳ thơ ca do các nữ thi nhân sáng tác trong Toàn Đường Thi của một số học giả đi trước, đồng thời lần đầu tiên lý giải một cách tương đối cặn kẽ về nguyên nhân dẫn đến sự phân kỳ này.
- Luận án đã lần đầu tiên hệ thống được nội dung cơ bản của 687 thi phẩm thuộc phạm vi khảo sát, đồng thời làm rõ giá trị và lý giải nguyên nhân tồn tại của chúng dựa trên bối cảnh văn hoá xã hội đương thời nói chung và hoàn cảnh sống của từng tầng lớp phụ nữ, từng cá nhân tác giả nói riêng.
- Luận án là nghiên cứu đầu tiên so sánh thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường Thi và Manyoshu, từ đó chỉ ra những giá trị phổ biến và đặc thù về sự hình thành, phát triển đội ngũ tác gia và trải nghiệm nhân sinh trong thơ của họ.
3.2. Kết luận
- Sự xuất hiện của 129 nhà thơ nữ với 687 thi phẩm trong Toàn Đường Thi đánh dấu một thời kỳ phồn vinh của thơ nữ Trung Quốc. Đó là kết quả của nhiều tác nhân mang tính lịch sử, trong đó quan trọng nhất là sự thịnh vượng của thơ ca thời Đường và nền tảng giáo dục dành cho phụ nữ tương đối phát triển đương thời. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể bỏ qua thân phận của các tầng lớp phụ nữ và một số yếu tố bối cảnh có vai trò kích thích nữ giới sáng tác thơ ca, đồng thời có tác động không nhỏ đến những chuyển biến về đội ngũ nữ thi nhân giữa các thời kỳ.
- Đặt trong bối cảnh xã hội nam quyền thời Đường – Ngũ Đại với những quy phạm đạo đức ngặt nghèo đối với người phụ nữ, đặc biệt là sự cấm đoán quyền học tập chính thống và ràng buộc lời ăn tiếng nói của họ, thơ ca của các nữ thi nhân trong TĐT không đơn thuần là tiếng lòng của nữ giới đương thời, mà còn phản ánh ở một mức độ nhất định ý thức về quyền phát ngôn của họ, dù bản thân họ chưa có ý thức về quyền phụ nữ và lên tiếng đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ. Với ý nghĩa như vậy, mảng trước tác này có giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc.
- 687 thi phẩm do các nhà thơ nữ thời Đường – Ngũ Đại sáng tác đã phản ánh chân thực những trải nghiệm nhân sinh phong phú của họ, giúp người đọc hiểu hơn về một khía cạnh thường bị chính sử bỏ qua. Cụ thể, ở mảng nội dung đời sống tâm lý – tình cảm, sự tồn tại của các bài thơ viết về tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình không chỉ khẳng định những giá trị mang tính phổ quát toàn nhân loại, xuyên thời gian mà còn nói lên tiếng lòng của người phụ nữ về chính những vấn đề của bản thân mình, đem lại một nhận thức đầy đủ hơn về đời sống, tình cảm, thân phận của người phụ nữ thời Đường qua cái nhìn của người trong cuộc. Bên cạnh đó, tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ, sự tồn tại của mảng thơ này cho thấy một số phụ nữ đã mạnh dạn bước khỏi thế giới nhỏ bé của mình để mở rộng tầm nhìn và bày tỏ thái độ của mình trước các vấn đề xã hội, thay vì dành riêng địa hạt này cho các nhà thơ nam. Trong khi đó, các thi phẩm ở mảng nội dung đời sống sinh hoạt và giao lưu xã hội không chỉ phản ánh mức độ tham gia đời sống xã hội của phụ nữ thời Đường – Ngũ Đại mà còn là những nguồn tư liệu quý báu cho nghiên cứu lịch sử xã hội.
- Qua so sánh thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường Thi và Manyoshu, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh rằng sự tương đồng về tình hình phát triển của đội ngũ sáng tác (sự nở rộ của đội ngũ sáng tác hay sự chuyển biến theo hướng từ phụ nữ cung đình sang các loại hình nữ tác gia khác) và đặc trưng nội dung thi phẩm (chú trọng tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình) không phải sự sao chép văn minh Trung Hoa của Nhật Bản, mà thể hiện những giá trị toàn nhân loại, vượt thời gian cùng bối cảnh thơ ca và nền giáo dục phụ nữ phát triển đương thời. Trong khi đó, sự khác biệt trên hai phương diện nêu trên cũng không phải kết quả hơn kém về trình độ sáng tác của các nữ thi nhân Trung Quốc và Nhật Bản, mà phản ánh những nét riêng đặc thù trong văn hoá xã hội của hai dân tộc. Hiểu được điều này, chúng ta mới có thể đánh giá đúng đắn về giá trị và ý nghĩa của thơ ca các nữ thi nhân trong Toàn Đường Thi và Manyoshu.
- Trong bối cảnh nghiên cứu văn học cổ điển phương Đông tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với sự phát triển mạnh mẽ của nghiên cứu văn học hiện đại, đặc biệt văn học nữ giới hầu như còn là một khoảng trắng, việc nghiên cứu thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường Thi (và Manyoshu) không chỉ đem lại một cái nhìn toàn diện hơn về thơ ca cổ điển Trung Quốc (và Nhật Bản), khoả lấp phần nào sự mất cân đối giữa nghiên cứu văn học nam giới và văn học nữ giới, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi khi liên hệ với nền văn học nước nhà, nhất là về sự phát triển của thơ ca của các nữ tác gia Việt Nam thời trung đại.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Nguyen Anh Tuan
Thesis title: Women’s poetry in Quantangshi (in comparison with women’s poetry in Manyoshu)
Scientific branch of the thesis: Oriental Studies
Major: Chinese Studies Code: 62.31.06.02
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
1. Thesis purpose and objectives
- Purpose of the study: To clarify the characteristics of poetry written by women poets in Quantangshi on both the creative subject and the content of the poem, and to place those characteristics in socio-cultural context of Tang – Five Dynasties period to explain and evaluate the contribution of female authors as well as the position of women's poetry, thus providing a more comprehensive view of Tang poetry. In addition, by comparing poetry composed by women in Quantangshi and Manyoshu, the thesis will denote the common and specific values of the poetry written by Chinese women in Tang – Five Dynasties period and Japanese women in Asuka – Nara period.
- Objectives: The poetry of female poets in Quantangshi and Manyoshu, in which women’s poetry in Quantangshi is the main one, while women’s poetry in Manyoshu is used as a comparison to highlight the common and specific characteristics in the contemporary socio-cultural context.
2. Research methods
Interdisciplinary method; Typological method; Comparative method; Quantitative method.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- The thesis is the first study to survey all 129 women poets and their 687 poems in Quantangshi to find the characteristics of the formation and development of female poet group and the life experiences of Tang – Five Dynasties women embodied in those poems.
- The thesis not only has verified and supplemented the theory of dividing women’s poetry in Quantangshi into phases of some preceding scholars but also is the first study to explain reasonably closely about the reasons leading to the changes of women’s poetry in Quantangshi in these phases.
- The thesis is the first study to put 687 poems of female poets in Quantangshi into a united classification system of content, as well as clarifying their value and explaining their existence in the contemporary socio-cultural context in general and the living conditions of each female group and each individual author in particular.
- The thesis is the first study comparing poetry of female poets in Quantangshi and Manyoshu to denote the common and specific values of the formation, development of the female poet group and the life experiences in their poetry.
3.2. Conclusions
- The appearance of 129 female poets with 687 poems in Quantangshi has made Tang – Five Dynasties a prosperous era of Chinese women’s poetry. This is the result of numerous historical factors, of which the most important is the prosperity of Tang poetry and the education foundation for women. In addition, it cannot be ignored that the circumstance of different female class and the contextual factors that stimulate women to write poetry have a significant impact on the change of poetess groups in periods.
- In the context of Tang – Five Dynasties monastic society with strict ethical norms for women, especially the prohibition of legal right to education and the binding of speech for women, women’s poetry in Quantangshi not only represent the voices of contemporary women, but also reflects their awareness of right to speak, even though they themselves did not aware of women’s rights and fight for gender equality. As this meaning, these works has profound human values.
- 687 poems written by poetesses in Quantangshi reflect truthfully their rich life experiences which are often ignored by historians. Specifically, in the aspect of emotional life, the existence of poems about romantic love, family love not only confirms the universal values of all human beings, but also expresses women’s feelings about their own problems, thereby giving us a more comprehensive knowledge of contemporary women’s lives through the insiders’ view. Besides, in spite of small amount, poems about social issues show that Tang – Five Dynasties women had step out their narrow individual spaces to broaden views and express their attitudes towards these issues, instead of leaving this area for male poets. Meanwhile, poems about daily life and social exchanges not only show the level of participation in the social life of contemporary women but also provide precious resources for studying social history.
- By comparing the poetry of the female poets in Quantangshi and Manyoshu, it is emphasized that the similarity of the evolution of the poetess groups and the content of the poems do not reflect that Japan women’s poetry had been influenced by Chinese women’s poetry, but rather express the common and eternal values of all human-beings. On the other hand, the differences of Chinese women’s poetry in Tang – Five Dynasties period and Japanese women’s poetry in Asuka – Nara period on the above two aspects are not the result of unequal writing level, but rather influenced by the specific characteristics of the socio-culture of two nations. Only by understanding these points, it could be properly judge the values of women’s poetry in Quangtangshi and Manyoshu.
- In the context of studying classical Oriental literature in Vietnam, there are still many limitations compared to the strong development of modern literary research, especially female literature, which is almost always a whiteness. The study about women’s poetry in Quantangshi (and Manyoshu) not only provides a more comprehensive view of Chinese (and Japanese) classical poetry, partially covers the imbalance between studies about men's literature and women's literature, but also poses numerous questions in the connection with Vietnamese literature, especially the evolution Vietnamese women’s poetry in medieval time.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn