TTLA: Giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Thứ tư - 20/06/2018 05:01

   TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hoài

Tên luận án: Giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Ngành khoa học của luận án: Triết học

Thuộc chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS               Mã số: 62.22.03.02

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận giáo dục đạo đức cho sinh viên, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, luận án xác định phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án là phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, trong một số nội dung có kết hợp sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành. Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: lịch sử, lôgíc, hệ thống, cấu trúc, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học (phát bảng hỏi, phỏng vấn sâu...)...

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

-  Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

- Làm rõ được một số vấn đề lý luận giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay: nội hàm khái niệm giáo dục đạo đức cho sinh viên, bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ và thách thức đặt ra yêu cầu phải giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nội dung giáo dục, hình thức, phương pháp và điều kiện đảm bảo cho giáo dục đạo đức.

- Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

- Đề xuất ba phương hướng chính và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

3.2. Kết luận

- Giáo dục đạo đức cho sinh viên là hoạt động có sự tương tác thường xuyên giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục (sinh viên) có tính khoa học và tính nghệ thuật. Trong quá trình ấy chủ thể giáo dục chủ động truyền tải cho sinh viên tri thức, nhận thức, qua đó bồi dưỡng tình cảm, xây đắp niềm tin (niềm tin khoa học), để định hình, định hướng cho người học hình thành lối sống cao đẹp, sự tinh tế trong ứng xử, trong quan hệ giữa con người với con người.

- Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội cần có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc; cần có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa học; cần có tinh thần đoàn kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và trách nhiệm xã hội; cần có lòng yêu thương con người, lối sống cao đẹp và đạo đức ứng xử trong tình bạn, tình yêu trong sáng, chống lại những hiện tượng phi đạo đức, phi văn hóa do mặt trái hội nhập quốc tế đem lại. Chủ thể giáo dục trực tiếp hoặc gián tiếp cần chú ý lồng ghép những nội dung đó trong bài giảng, trong hoạt động, trong tiếp xúc với sinh viên. Và cái đích đến của toàn bộ nội dung giáo dục đạo đức đó cho sinh viên để hình thành và phát triển cho sinh viên những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, là thước đo về sự trưởng thành nhân cách.

- Giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng, qua đó góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống của sinh viên. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải khắc phục, đẩy lùi. Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội cần nhận được sự quan tâm của tất cả các lực lượng, các chủ thể trong và ngoài nhà trường, cần sự đầu tư nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực một cách nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm, để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Thế nhưng giữa yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội như thế thì không phải chủ thể giáo dục nào cũng nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục cho sinh viên, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, người sinh viên sẽ cảm thấy hoang mang, mất niềm tin khi nhận ra sự tồn tại một khoảng cách khá lớn giữa thực tế và lý thuyết, thấy thực tiễn đất nước phát triển kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế có nhiều biến động phức tạp, nhiều nghịch lý nảy sinh, nhiều hiện tượng tiêu cực khác xa với những nội dung đạo đức tốt đẹp được học tập trong nhà trường. Ngoài ra, trong khi thực tiễn ngày nay đang có nhiều biến động mạnh mẽ đặt ra yêu cầu cần nâng cao hiệu quả, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho sinh viên thì vẫn có một bộ phận sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội còn thiếu ý thức học tập, rèn luyện đạo đức, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, chạy theo lối sống thực dụng.

- Đó là những tình huống có vấn đề đặt ra cho các chủ thể giáo dục phải có phương hướng và giải pháp như thế nào để có thể tháo gỡ được các mâu thuẫn trong giáo dục đạo đức cho sinh viên. Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay, trước hết cần bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học và hành, truyền thống và hiện đại, đồng thời giáo dục đạo đức cho sinh viên phải gắn liền với chiến lược xây dựng người sinh viên hiện đại và người trí thức tương lai đáp ứng yêu cầu của bối cảnh hội nhập quốc tế. Mặt khác cần gắn bó chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trên một phương hướng như vậy đòi hỏi các chủ thể giáo dục phải nỗ lực thực hiện các giải pháp thiết thực, khả thi cao như: Nâng cao nhận thức của các chủ thể về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay; Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức; Mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội; Nâng cao vai trò tự giác học tập rèn luyện đạo đức, yêu ngành yêu nghề, sáng tạo của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội; Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; Xây dựng môi trường đại học thực sự lành mạnh, đồng thời tăng cường giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, từ đó, giáo dục và xây dựng những chuẩn mực, nguyên tắc, hành vi và thực hành đạo đức trong đời sống thực tiễn của sinh viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

 

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thi Hoai

Thesis title: Ethical education for students at Vietnam National University Hanoi in the context of integration

Scientific branch of the thesis: Philosophy

Major: Dialectic materialism & historical materialism      Code: 62.22.03.02

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi

1. Thesis purpose and objectives

Research objectives: Based on the clarification of some issues on theories of ethical education for students and the evaluation of ethical education realities for those at Vietnam National University Hanoi, the research aims at identifying directions and proposing solutions in order to enhance the effectiveness of ethical education for those at the university in the context of integration nowadays. 

Research subjects: ethical education for students at Vietnam National University Hanoi in the context of integration nowadays

2. Research methods

The research method used in the implementation of the thesis is the method of material dialectics, the method of studying the philosophy history, in some contents the interdisciplinary approach is also used. The thesis uses the combination of the following research methods: history, logic, system, structure, analysis, synthesis, comparison, sociological survey (questionnaire, in-depth interview, etc.)

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- Overviewing the research related to thesis topics, evaluating the achievements and issues that the thesis should continue to study.

- Clarifying some ethical moral reasoning issues for Vietnam National University Hanoi students in the current context of international integration: the conception of moral education for students, the context of international integration There are a number of opportunities and challenges that require ethical education for Vietnam National University Hanoi students, educational content, forms, methods and conditions to ensure ethical education.

- Evaluating of the current state of moral education for Vietnam National University Hanoi students, pointing out the causes of the situation and the issues raised in moral education for students here in the current context of integration.

- Proposing 3 major directions and some major solutions to improve the effectiveness of ethics education for students of Vietnam National University Hanoi, in the context of international integration today.

3.2. Conclusions

- Ethical education for students is an activity where there is a constant interaction between the subject of education and the object of education (student) and it is scientific and artistic. In the process, the subject of education actively communicates to the students knowledge and awareness, thereby fostering sentiment, building beliefs (scientific beliefs), shaping and orienting learners to form beautiful lifestyle, subtlety in behavior, in the relationship among human beings.

- Students of Vietnam National University Hanoi should have a deep patriotism and deep national pride; have sense of self-consciousness, sense of responsibility, creativity in study, labor, scientific research. Community solidarity, national unity, international solidarity and social responsibility are required. It is necessary to have love for the people, the noble way of life and the virtue of compassion in the friendship and love in the light, against the unethical and unethical phenomena brought about by the international integration. Direct or indirect subjects should pay attention to integrating these contents in lectures, activities, and in contact with students. Also, the destination of all ethical education is for students to form and develop students' professional ethics, a measure of personality maturity.

- Ethical education for students of Vietnam National University Hanoi has achieved remarkable results recently, thereby contributing to the formation, development and improvement of personality, morality and lifestyle of students. In addition to the results achieved, this work still has certain limitations that need to be overcome, pushed back. In the present context, ethical education for students of Vietnam National University Hanoi needs to receive the attention of all parties, the subjects inside and outside the school. It is in the need of the investment of material resources, human resources in a serious, focused and key way so as to further improve the effectiveness of education. However, with the requirement to continuously improve the effectiveness of ethics education for students of Vietnam National University Hanoi, not all parties are fully aware of the importance of educational tasks especially in the context of changing country. In addition, students will feel confused and distrustful when realizing the existence of a large gap between reality and theory and see the reality of developing a market economy in the global context. International integration has many complex changes, many paradoxes arise, many negative phenomena are far from good moral content which is learned in the school. Besides, while today's practice is strongly influenced by the need to improve efficiency and promote traditional ethical values ​​in the development of student morality, there is still a component that Vietnam National University Hanoi lacked - the sense of moral learning and training away from the traditional moral values, following the pragmatic way.

- It is a problematic situation for educators to have a sense of direction and solutions in order to overcome the conflicts in moral education for students. In order to improve the effectiveness of ethics education for students of Vietnam National University Hanoi, it is necessary first to ensure the consistency between theory and practice, learning and practice, tradition and modernity, and religious education. It is advisable for students to be associated with the strategy of building modern students and future intellectuals to meet the requirements of the context of international integration. On the other hand, there should be close links between school education, family education and social education in moral education for students of Vietnam National University Hanoi.

- In such a direction, educational actors must strive to implement practical and feasible solutions such as raising the awareness of actors about the role and importance of moral education for Vietnam National University Hanoi students in the context of international integration today; to continue to innovate contents, forms and methods of moral education; to expand international relations and take the initiative in acquiring the quintessence of human culture in moral education for students of Vietnam National University Hanoi; to enhance the role of self-learning moral training, love of the profession and creativity among students of Vietnam National University Hanoi; to continue to promote the study and follow the ideas, ethics and style of Ho Chi Minh; to build a truly healthy university environment and at the same time to strengthen the law education for students of Vietnam National University Hanoi, thereby educating and developing norms, principles, behaviors and practices in the real life of students to meet the requirements of the cause of innovation and development of the country.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây