Ngôn ngữ
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Tên luận án: Mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên
Ngành khoa học của luận án: Tâm lý học
Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62.01.04.01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu của Luận án hướng đến mục đích làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên trong bối cảnh Việt Nam, để xem giá trị (hay nhóm giá trị) nào đang thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên và sự ảnh hưởng này có chịu ảnh hưởng của yếu tố nào khác nữa hay không. Đồng thời, nghiên cứu của Luận án cũng nhằm để kiểm chứng các kết luận, lý thuyết đã có trước đây về mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên trong đó cụ thể là: sự tương quan giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội; mối quan hệ ảnh hưởng của giá trị đến hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua các biến số trung gian và điều tiết.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học; Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Thanh niên hiện nay đang coi trọng nhất giá trị: An toàn cá nhân; Sự tin cậy; Công bằng, bình đẳng; Sự quan tâm, chăm sóc; Tự chủ trong suy nghĩ. Thanh niên thực hiện hành vi ủng hộ xã hội ở mức trung bình. Nhóm hành vi tuân thủ luật pháp được thanh niên thực hiện ở mức cao nhất và nhóm hành vi từ thiện có mức độ thực hiện thấp nhất.
- Những giá trị Khoan dung; Phổ quát thiên nhiên; Sự quan tâm, chăm sóc; Truyền thống và Khiêm nhường có tương quan mạnh nhất với hành vi ủng hộ xã hội.
- Các giá trị Khoan dung; Phổ quát thiên nhiên; Khiêm nhường; An toàn xã hội; Truyền thống; Thành đạt và Kích thích, khám phá có khả năng dự báo/ thúc đẩy hành vi ủng hộ xã hội.
- Trong quá trình giá trị dẫn dắt và định hướng cho hành vi ủng hộ xã hội, có rất nhiều những biến số tâm lý, xã hội cả chủ quan và khách quan có thể tác động đến mối quan hệ này với vai trò như các biến số trung gian (Thái độ giúp đỡ người khác; cái Tôi hiệu quả) hoặc như các biến số điều tiết (Giới tính; khu vực sinh sống; đối tượng thanh niên; độ tuổi; tôn giáo; Sự đồng cảm; Thái độ giúp đỡ người khác; Cái Tôi hiệu quả và Khả năng Tự kiểm soát).
3.2. Kết luận
- Luận án đã có những đóng góp nhất định vào cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Một số thang đo quốc tế cũng đã được thích nghi trên khách thể thanh niên Việt Nam và đã cho những kết quả ban đầu đáng quan tâm.
- Luận án cũng đã xây dựng được khung lý thuyết để phân tích về mối quan hệ giữa giá trị và hành vi ủng hộ xã hội của thanh niên, đóng góp thêm về mặt tri thức và sự hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu tuy không mới trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam này.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được áp dụng vào trong việc xây dựng các nội dung, chương trình giáo dục giá trị và hành vi tích cực cho thanh niên.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Nguyen Tuan Anh
Thesis title: Relationship between values and prosocial behavior among youth
Scientific branch of the thesis: Psychology
Major: Psychology Code: 62.01.04.01
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University in Hanoi.
1. Purpose and objects of the thesis
1.1 Purpose of the study
The thesis is aimed at clarifying the relationship between values and prosocial behavior of youth in the Vietnamese context, to see which values (or groups of values) are motivating or obstructing; to the implementation of youth advocacy behaviors and whether this influence is influenced by any other factors. At the same time, the study of the thesis also aims to verify previous conclusions and theories about the relationship between values and prosocial behavior.
1.2. Research subjects
The relationship between values and prosocial behavior among youth: the correlation between values and behaviors favoring society; the relationship of value to the youth's prosocial behavior directly and indirectly through intermediary and regulatory variables.
2. Research methods
The dissertation uses a combination of qualitative and quantitative research methods including: documentary research methods; Method of obtaining expert opinion; Questionnaire survey method; In-depth interview; Method of data processing by mathematical statistics; Typical psychological portrayal methods.
3. Major results and conclusions
3.1. Major results
- Young people now value the most: Personal security; Dependability; Concern; Caring and Self-Direction in thought. Young people perform moderate social support. The group of law respect behavior was at the highest level and the charitable behavior was at the lowest level.
- Tolerence; Nature Universalism; Caring; Tradition and Humility are strongly correlated with prosocial behavior.
- Tolerence; Nature Universalism; Humility; Social security; Tradition; Achievement and Stimulation to predict / promote prosocial behavior.
- In the process of leading value and orientation for prosocial behavior, there are many psychological and social variables, both subjective and objective, which may influence this relationship as mediators variables (attitudes to help others, Self- Efficacy) or as moderators variables (Sex, area, youth, age, religion, empathy, attitudes helping others; self-efficacy and self-control).
3.2. Conclusion
- The thesis has made certain contributions to the theoretical basis of the research problem. Some international scales have also been adapted on the Vietnamese youth and have given initial results of interest.
- The thesis also builds a theoretical framework for analyzing the relationship between values and behaviors of prosocial behavior among youth, contributes more knowledge and understanding of the research field but does not new in the world but quite new in this country.
- The research results of the thesis can be applied in the development of contents and programs of value educations and positive behaviors for young people.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn