TTLA: Xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền hình ở Việt Nam hiện nay

Thứ tư - 20/06/2018 05:00

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Hải

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/01/1978

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH, ngày 28 tháng 10năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 503a/QĐ-SĐH ngày 5/5/2011 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ; Quyết định gia hạn thời gian học tập số 690/QĐ-XHNV ngày 9/3/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: Xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền hình ở Việt Nam hiện nay.

8. Chuyên ngành: Báo chí                            Mã số: 62.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Dũng

10. Tóm tắt kết quả mới của luận án:

- Luận án đề xuất khung lý luận về xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền ở Việt Nam. Đặc biệt, luận án đã làm rõ các nội dung, phương thức cụ thể của hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền hình.

- Khảo sát thực tiễn xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền hình (nghiên cứu trường hợp VTV1, THVL1), phân tích những thành công và hạn chế của hoạt động này ở hai kênh, từ đó rút ra những đánh giá khái quát về thực trạng xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền hình ở Việt Nam;

 - Đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền hình ở Việt Nam nói chung, kênh VTV1, THVL1 nói riêng.

- Đề xuất mô hình xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền hình phù hợp với bối cảnh truyền thông ở Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án có thể là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông; Đặc biệt, những kết quả của luận án của thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý Nhà nước về báo chí, truyền thông và lãnh đạo đài, kênh truyền hình có cơ sở để xây dựng các chính sách, chiến lược thương hiệu và triển khai thực hiện việc xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền hình đạt hiệu quả, thu hút được đông đảo công chúng, thức hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, tăng lợi thế cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày một biến đổi như hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Xây dựng thương hiệu cho đài truyền hình; xây dựng thương hiệu cho các kênh truyền hình chuyên biệt.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

- Nguyễn Minh Hải (2009), “Vài nét về xây dựng thương hiệu”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông (6), tr. 82-84.

- Nguyễn Minh Hải (2016), “Các yếu tố cấu thành thương hiệu kênh truyền hình”, Tạp chí Người làm báo (394), tr. 49-51.

- Nguyễn Minh Hải (2017), “Để xây dựng thương hiệu kênh truyền hình hiệu quả”, Tạp chí Người làm báo (401), tr. 52-54

- Nguyễn Minh Hải (2018), “Xây dựng, phát triển thương hiệu kênh truyền hình”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (1), tr.179-183.

- Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông (3), tr.72-76.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Minh Hai                       2. Sex: female

3. Date of birth: 06/01/ 1978                           4. Place of birth: Thai Binh province

5. Admission decision number: 3676/QĐ-SĐH  Dated on 28/10/2009  by by President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: The decision No 503a/QĐ-SĐH on the change of the thesis title was released on 05/05/2011 by University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi. The decision No 690/QĐ-XHNV to extend study time was released on 9/3/2016 by by Rector of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: “Building and Developing  Television Channel Brand in Vietnam”

8. Major: Journalism                                         Code: 62.32.01.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Duc Dzung

10. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis proposes a theoretical frame on  building and developing the TV channel brand in Vietnam. Specifically, the thesis has clarified the contents and specific methods of building and developing the brand name of the television channel.

- The thesis conducts the surveys on the reality of building and developing the TV channel brand (VTV1 and THVL1 are taken into accounts) to draw general assessments of the situation of building and developing the TV channel brand in Vietnam.

- Based on the research results, some specific recommendations to improve the effectiveness of building and developing the TV channel brand in Vietnam in general, VTV1 and THVL1 in particular are proposed.

- The thesis proposes the model of building and developing the TV channel brand which is suitable to the context of communication in Vietnam.

11. Practical applicability, if any:

The thesis may be a valuable source of reference materials for research and teaching at the media training institutions. Especially, the results of the thesis can help leaders, managers, manufacturers have the basis to formulate policies, brand strategies, to build and develop TV channel brand effectively, to attract the public, to well perform the political and economic tasks and to raise the competitive advantages in the changing media environment.

12. Further research directions, if any:

- Building the brand for television stations.

- Building the brand for specialized television channels.

13. Thesis-related publications:

- Nguyen Minh Hai (2009), "Aspects of Branding", Journal of Political theories and Communication (6), pp. 82-84

- Nguyen Minh Hai (2016), "The Elements that Make up the TV channel brand", Journal of Journalists (394), pp. 49-51.

- Nguyen Minh Hai (2017), "To Build  TV Channel Brand Effectively," Journal of Journalists (401), pp. 52-54

- Nguyen Minh Hai (2018), "Building and Developing Television Channels", Journal of Education and Society (1), pp.179-183.

- Nguyen Minh Hai (2018), "Solutions to Improve the Effectiveness of Building TV Channel Brand", Journal of Political theories and Communication (3), pp. 72-76.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây