1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lưu Văn Nam 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 03/05/1982 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1745/QĐ-XHNV ngày 13/07/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Gia hạn lần 1: Từ 14/07/2020 đến 13/07/2021
- Gia hạn lần 2: Từ 14/07/2021 đến 13/07/2022
- Điều chỉnh tên đề tài lần 1: Điều chỉnh tên đề tài: “Thuật ngữ và danh pháp chỉ vũ khí: Nghiên cứu đối chiếu định danh và tương đương dịch thuật Anh-Việt” thành “Thuật ngữ vũ khí: Nghiên cứu đối chiếu cấu tạo, định danh và tương đương dịch thuật Anh-Việt”, Quyết định Số 981/QĐ-XHNV, Ngày 10/05/2021.
- Điều chỉnh tên đề tài lần 2: Điều chỉnh tên đề tài: “Thuật ngữ vũ khí: Nghiên cứu đối chiếu cấu tạo, định danh và tương đương dịch thuật Anh-Việt” thành “Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ vũ khí Anh-Việt”, Quyết định Số 2919/QĐ-XHNV, Ngày 23/12/ 2021.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ vũ khí Anh-Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu 9. Mã số: 62 22 02 41
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Cẩm Lan, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG HN.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về thuật ngữ vũ khí (TNVK) Anh-Việt. Luận án đã khảo sát và làm sáng tỏ những tương đồng và dị biệt về đặc điểm cấu tạo và định danh giữa TNVK Anh-Việt. Ngoài ra, luận án cũng khảo sát và đánh giá các kiểu tương đương dịch thuật TNVK Anh-Việt và đề xuất chỉnh lý, chuẩn hóa các thuật ngữ chưa đạt chuẩn.
- Về đặc điểm cấu tạo, luận án đã chỉ ra các TNVK tiếng Anh và tiếng Việt đều chủ yếu được cấu tạo bằng phương thức ghép nhưng hệ TNVK tiếng Anh có khá nhiều thuật ngữ được cấu tạo bằng phương thức phái sinh và viết tắt. Tiếp đó, phần lớn (hơn 85%) các TNVK ở cả tiếng Anh và tiếng Việt đều gồm từ 2 đến 3 yếu tố. Về mô hình cấu tạo, cả hai hệ thuật ngữ có tương đối nhiều mô hình cấu tạo có tính sản sinh cao Tuy nhiên, hệ TNVK tiếng Anh có số lượng mô hình cấu tạo ít hơn nhiều so với hệ TNVK tiếng Việt (14 mô hình so với 25 mô hình) và trật tự của các yếu tố trong các mô hình thường trái ngược nhau.
- Về đặc điểm định danh, trên 90% TNVK Anh-Việt được định danh trực tiếp nhưng tỉ lệ TNVK tiếng Anh được định danh gián tiếp nhiều hơn khoảng 7 lần tỉ lệ TNVK tiếng Việt (6.35% so với 0.75%). Thêm vào đó, phần lớn các TNVK Anh-Việt là những tên gọi có cấu tạo đa thành tố, thể hiện rõ tính phân tích tính. Tuy nhiên, hệ TNVK tiếng Anh có nhiều thuật ngữ được định danh theo lối hòa kết và tính thành ngữ hơn so với hệ TNVK tiếng Việt.
- Về tương đương dịch thuật, hệ TNVK Anh có những thay đổi về hình thức khi được chuyển sang tiếng Việt, với 211/1040 (10.38%) đơn vị là từ chuyển thành ngữ và 1/1040 (0.10%) đơn vị là ngữ chuyển thành từ trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, luận án xác định được 4 kiểu tương đương chuyển dịch TNVK Anh-Việt, gồm: tương đương 1-1, tương đương 1-nhiều, tương đương nhiều-1, tương đương nhiều-nhiều. Trong đó, kiểu tương đương 1-1 được vận dụng nhiều nhất với 722/1040 (69.42%) thuật ngữ. Ngoài ra, luận án cũng xác định được một số phương thức chuyển dịch dược vận dụng, gồm: dịch nguyên văn, dịch sao phỏng, dịch chuyển vị, dịch biến điệu, dịch thoát. Luận án cũng đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quá trình chuyển dịch TNVK tiếng Anh sang tiếng Việt và đề xuất một số giải pháp chỉnh lý, chuẩn hóa các TNVK tiếng Anh đồng nghĩa cũng như các TNVK tiếng Việt chưa đạt chuẩn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình giảng dạy và biên soạn giáo trình tiếng Anh quân sự cũng như việc biên soạn từ điển thuật ngữ vũ khí Anh-Việt.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ chỉ trang bị Anh-Việt;
- Biên soạn từ điển thuật ngữ vũ khí trang bị Anh-Việt.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Lưu Văn Nam (2019), “Phương pháp chuyển dịch danh pháp vũ khí từ tiếng Anh sang tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (5/285), tr. 20-29.
2. Luu Van Nam (2020), “Nominative features of weapon terms in English”, American Journal of Educational Research, Vol. 8 (5), pp. 278-281.
3. Luu Van Nam (2021), “Nominative features of English-Vietnamese weapon terms”, British Journal of English Linguistics, Vol. 9 (3), pp.20-28.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Luu Van Nam 2. Sex: Male
3. Date of birth: May 3rd 1982 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 1745/QĐ-XHNV, Dated July 13th 2017 by Rector of USSH, VNU
6. Changes in academic process:
- First time of extension: From July 14th 2020 to July 13th 2021
- First time of extension: From July 14th 2021 to July 13th 2022
- First time of adjusting: Adjusting the title of the thesis from “Weapon terms and nomenclatures: Contrastive Study of nomination and English-Vietnamese translation equivalence” into “Weapon terms: Contrastive Study of formation, nomination and English-Vietnamese translation equivalence” (Decision number: 981/QĐ-XHNV, Dated May 10th 2021).
- Second time of adjusting: Adjusting the title of the thesis from “Weapon terms: Contrastive Study of formation, nomination and English-Vietnamese translation equivalence” into “Contrastive Study of English-Vietnamese Weapon Terms” (Decision number: 2919/QĐ-XHNV, Dated December 23rd 2021).
7. Official thesis title: Contrastive Study of English-Vietnamese Weapon Terms
8. Major: Comparative and contrastive linguistics 9. Code: 62 22 02 41
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Trinh Cam, University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Ha Noi
11. Summary of the new findings of the thesis: The thesis is the first one which carries out a comprehensive and in-depth study on English-Vietnamese weapon terms. The thesis investigated and elucidated the similarities and differences about formative and nominative characteristics between English weapon terms and Vietnamese ones. Besides, it provides an evaluation of tranaslation equivalence between English weapon terms and Vietnamese ones and makes suggestions for readjusting and standardizing Vietnamese weapon terms lacking standardization.
- In term of formative features, the findings of the research pointed out that most of English-Vietnamese weapon terms are formed by compounding method but there are not Vietnamese ones formed by derivation and abbreviation methods. Moreover, a large number of English-Vietnamese weapon terms (over 85%) consist of 2-3 formative elements yet English ones meet the criterior of brief better than Vietnamese ones. In addition, both the systems of English weapon terms and Vietnamese ones used quite a lot of formative models with high fertility and most of formative elements of terms are combined with each other in the typical order of each language. However, the system of English weapon terms has much fewer formative models than the Vietnamese ones (14 models compared to 25 ones) and the order of elements in models is contradictory.
- In terms of nominative features, there is over 90% of English-Vietnamese weapon terms which are directly nominated and are names with narrow meanings but the scale of indirect English names is 7 times as high as that of Vietnamese ones (6.35% in comparison with 0.75%). Furthermore, most of English-Vietnamese weapon terms are names which have multielements and are analytic. Nevertheless, the system of English weapon terms has more terms that are synthetically nominated and are idiomatic than that of Vienamese ones.
- In terms of translation equivalence, the system of English weapon terms has formative changes when being translated into Vietnamese. There are 211 out of 1040 (10.38%) English terms in form of words changed into phrases in Vietnamese and 2 out of 1040 (0.19%) English terms in form of phrase changed into word. Apart from that, the sudy also identified 4 types of English-Vienamese translation equivalence, including: 1-1 equivalence, 1-many equivalence, many-1 equivalence and many-many equivalence. The 1-1 equivalence is applied most frequently with 722 out of 1040 (69.42%) terms. The research also identified main strategies used to translate English weapon terms into Vietnamese, namely calque, literal translation, transposition, modulation, equivalence, adaptation. The thesis also evaluated advantages and limitations in the process of translating English terms into Vietnamese and proposes a number of solutions to readjust and standardize English -Vietnamese terms.
12. Practical applicability: The findings of the thesis are useful references for the process of teaching and compiling military English textbooks and compiling an English-Vietnamese dictionary of weapon terms.
13. Further research directions:
- Conduct another contrastive study of English-Vietnamese military equipment terms.
- Compile an English-Vietnamese dictionary of weapon terms.
14. Thesis-related publications:
1. Luu Van Nam (2019), “Translation methods for weapon nomenclatures from English into Vietnamese”, The Linguistics and Life Journal, Vol. 5 (285), p. 20-29.
2. Luu Van Nam (2020), “Nominative features of weapon terms in English”, American Journal of Educational Research, Vol. 8 (5), pp. 278-281.
3. Luu Van Nam (2021), “Nominative features of English-Vietnamese weapon terms”, British Journal of English Linguistics, Vol. 9 (3), pp.20-28.