TTLA: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của Việt kiều ở tỉnh Mukdahan, Thái Lan

Thứ hai - 28/03/2022 20:48
1.    Họ và tên nghiên cứu sinh: PHATCHARAPHONG PHUBETPEERAWAT     
2.    Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 13 tháng 8 năm 1987              
4. Nơi sinh: Thái Lan
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2859/QĐ-XHNV, ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi/điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số: 1568/QĐ-XHNV ngày 07/09/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của Việt kiều ở tỉnh Mukdahan, Thái Lan.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu                                   9. Mã số: 62 22 02 41
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:      1. GS.TS Vũ Đức Nghiệu 
                                                             2. TS. Nguyễn Ngọc Bình
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 
Việc nghiên cứu “Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của Việt kiều ở Mukdahan, Thái Lan” là một nghiên cứu cơ bản nhằm trả lời câu hỏi: hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở đây đang tồn tại như thế nào? (thực trạng của nó), nó có những đặc điểm tương đồng và khác biệt gì so với tiếng Việt ở Việt Nam, đặc biệt là so với phương ngữ gốc (ở quê gốc) của cộng đồng dân cư này. 
1.    Hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt của Việt kiều ở Mukdahan, Thái Lan có tất cả 22 phụ âm đầu bao gồm: /ɓ, th, t, ɗ, ʈ, c, k, Ɂ, m, n, ɲ, ŋ, f, β, s, ʂ, j, χ, ɣ, h, l, r/. Dựa vào kết quả đối chiếu hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt ở Mukdahan với phương ngữ Trung cho thấy 20 phụ âm đầu có đặc điểm tương đồng: /ɓ, m, th, t, ɗ, n, ʈ, c, ɲ, k, ŋ, Ɂ, f, s, ʂ, l, j, χ, ɣ, h/. 5 phụ âm đầu có sự khác biệt: /β, v, z, ʐ, r, j/. Tiếng Việt ở Mukdahan không xuất hiện phụ âm /v, z, ʐ/ còn phương ngữ Trung không xuất hiện phụ âm /β, r/. Dựa vào kết quả đối chiếu hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt ở Mukdahan với phương ngữ Bắc, có 17 phụ âm đầu có đặc điểm tương đồng: /ɓ, m, th, t, ɗ, n, c, ɲ, k, ŋ, Ɂ, f, s, l, χ, ɣ, h/. 7 phụ âm đầu có đặc điểm khác biệt: /β, v, z, r, ʈ, ʂ, j/. Tiếng Việt ở Mukdahan không xuất hiện phụ âm /v, z/ và phương ngữ Bắc không xuất hiện phụ âm / β, r, ʈ, ʂ, j/.
2.    Hệ thống vần trong tiếng Việt của Việt kiều ở Mukdahan, Thái Lan gồm có ba thành phần cấu tạo: âm đệm, âm chính (nguyên âm) và âm cuối. Khi nguyên âm và âm cuối kết hợp thành vần có thể chia thành 4 loại vần: 1) Vần mở là vần kết thúc bằng nguyên âm có 12 vần. 2) Vần nửa mở là vần kết thúc bằng âm cuối /-w, -j/ có 19 vần. 3) Vần nửa khép là vần kết thúc bằng âm cuối /-m, n, -ŋ/ có 40 vần. 4) Vần khép là vần kết thúc bằng âm cuối /-p, -t, -k/ có 40 vần. So với phương ngữ Trung, tiếng Việt ở Mukdahan không xuất hiện các vần cổ [iŋ, eŋ, ɛŋ,uŋ, o:ŋ, ͻ:ŋ, ik, ek, ɛk,uk, ok, ͻk] và các vần môi hóa [uŋm, oŋm, ͻ̆ŋm, ukp, okp, ͻ̆kp]. Còn các vần khác thì có đặc điểm tương đồng nhiều hơn khác biệt. So với phương ngữ Bắc, tiếng Việt ở Mukdahan không xuất hiện các vần môi hóa [uŋm, oŋm, ͻ̆ŋm, ukp, okp, ͻ̆kp]. Vần ngạc hóa ở Mukdahan phụ âm cuối /-ŋ/ đều biến thành phụ âm cuối /-n/ như thể hiện qua các cặp biến thể ngạc hóa bao gồm: [iŋnh-in], [eŋnh-en], [ɛ̆ŋnh- ɯn], [ikch-it], [ekch-et], [ɛ̆kch-ɛ̆t]. 
3.    Hệ thống thanh điệu tiếng Việt của Việt kiều ở Mukdahan, Thái Lan có 5 thanh điệu: 1) Thanh ngang có đường nét đi lên, âm vực cao, chất giọng thường, được ghi bằng [34]. 2) Thanh huyền có đường nét đi xuống, âm vực thấp, chất giọng chùng, được ghi bằng [32]. 3) Thanh ngã có đường nét xuống-lên, âm vực cao, chất giọng kẹt thanh, được ghi bằng [325]. 4) Thanh sắc có đường nét đi lên, âm vực cao, chất giọng thường, được ghi bằng [25]. 5) Thanh nặng là có đường nét đi xuống, âm vực thấp, được ghi bằng [31]. 
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 
Các kết quả của luận án có thể cung cấp các thông tin về những thay đổi  của ngữ âm tiếng Việt được việt kiều sử dụng ở Mukdahan, qua đó có thể dự báo những xu hướng thay đổi, cung cấp thêm thông tin phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt tại địa phương, góp phần duy trì, vảo vệ ngôn ngữ văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt ở Mukdahan nói riêng, ở Thái Lan nói chung.   
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 
1.    Phatcharaphong Phubetpeerawat (2019), “The of beginning consonants in Vietnamese of the Viet Kieu in Mukdahan, Thailand”, Proceedings of the Fifth International Conference on Linguistics and Language Studies, ICLLS 2019, Hong Kong, pp.63-68.
2.    Phatcharaphong Phubetpeerawat (2019), “The Phonological variation of Initial consonants in Vietnamese language of Thais-Vietnamese (Viet Kieu) in Mukdahan province”, Graduated Development Journal, Ubon Ratchathani Rajabhat University Vol.6 (2), pp.41-55. 
3.    Phatcharaphong Phubetpeerawat (2020), “Vietnamese tones system of the Viet kieu in Mukdahan, Thailand”, RBRU Journal of Humanities and Social Sciences Vol. 1 (2), pp.48-65
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1.    Full name: Phatcharaphong Phubetpeerawat                       2. Gender: Male
3. Date of birth: 13 August 1987                                                    4. Place of birth: Thailand
5. Admission decision number: 2859/QĐ-XHNV, on 2 November 2017 by the Rector of USSH, VNU
6. Changes in academic process: Changes in the thesis title according to 1568/QĐ-XHNV, on 7 September 2020 by the Rector of USSH, VNU. 
7. Official thesis title: The Vietnamese phonetic system of the Viet kieu in Mukdahan province, Thailand. 
8. Major: Comparative - contrastive linguistics                                         9. Code: 62 22 02 41
10. Supervisors:      1. Prof. Dr. Vu Duc Nghieu
                                  2. Dr. Nguyen Ngoc Binh
11. Summary of the new findings of the thesis: 
The research study entitled Vietnamese phonetic system of overseas Vietnamese in Mukdahan, Thailand was fundamentally aimed to answer the question regarding how the Vietnamese phonetic system exists there (in the current circumstance). Moreover, it explored the similarities and differences of Vietnamese in Vietnam and its counterpart, especially when compared with the original dialect (in the native country) of this population.
1.    The initial consonant system of Vietnamese of the Viet Kieu in Mukdahan, Thailand has all 22 initial consonants consisting of: /ɓ, th, t, ɗ, ʈ, c, k, Ɂ, m, n, ɲ, ŋ, f, β, s, ʂ, j, χ, ɣ, h, l, r/. The comparison results show 20 initial consonants have similarities, including: /ɓ, m, th, t, ɗ, n, ʈ, c, ɲ, k, ŋ, Ɂ, f, s, ʂ, l, j, χ, ɣ, h/. 5 initial consonants have differences, including: /β, v, z, ʐ, r, j/. Vietnamese in Mukdahan does not have the consonants /v, z, ʐ/ while the Central Vietnam dialect does not have the consonants /β, r/. Based on the comparison results between the initial consonant system of Vietnamese in Mukdahan and the Northern Vietnam dialect, there are 17 initial consonants with similarities: /ɓ, m, th, t, ɗ, n, c, ɲ, k, ŋ, Ɂ, f, s, l, χ, ɣ, h/. 7 initial consonants have differences, including: /β, v, z, r, ʈ, ʂ, j/. Vietnamese in Mukdahan does not have the consonants /v, z/ while the Northern Vietnam dialect does not have the consonants /β, r, ʈ, ʂ, j/. 
2.    The syllable system in Vietnamese of the Viet Kieu in Mukdahan, Thailand includes three components: schwa sound, main sound (vowel) and ending sound. When vowel and ending sound combine into syllable, it can be divided into four types of syllable: 1) Open syllables are the syllables that end with a vowel, there are 12 open syllables. 2) Half-open syllables are the syllables that end with ending sounds /-w, -j/, there are 19 half-open syllables. 3) Half-closed syllables are the syllables that end with ending sounds /-m, n, -ŋ/, there are 40 half-closed syllables. 4) Closed syllables are the syllables that end with ending sounds /-p, -t, -k/, there are 40 closed syllables. Compared with the Central Vietnam dialect, Vietnamese in Mukdahan does not have ancient syllables [iŋ, eŋ, ɛŋ, uŋ, o:ŋ, ͻ:ŋ, ik, ek, ɛk, uk, ok, ͻk] and labialization syllables [uŋm, oŋm, ͻ̆ŋm, ukp, okp, ͻ̆kp]. Meanwhile, other syllables have more similarities than differences. Compared with the Northern Vietnam dialect, Vietnamese in Mukdahan does not have labialization syllables [uŋm, oŋm, ͻ̆ŋm, ukp, okp, ͻ̆kp]. For palatalization syllables in Mukdahan, the ending consonant /-ŋ/ turns into the ending consonant /-n/ as shown through the pairs of palatalization variants, including: [iŋnh-in], [eŋnh-en], [ɛ̆ŋnh- ɯn], [ikch-it], [ekch-et], [ɛ̆kch-ɛ̆t]. 
3.    Vietnamese tone system of the Viet Kieu in Mukdahan, Thailand has 5 tones: 1) “Thanh ngang” has a going-up contour, high pitch, normal voice quality, and is recorded [34]. 2) “Thanh huyền” has a going-down contour, low pitch, slack voice quality, and is recorded [32]. 3) “Thanh ngã” has a going-down-then-up contour, high pitch, creaky voice, and is recorded [325]. 4) “Thanh sắc” has a going-up contour, high pitch, normal voice quality, and is recorded [25]. 5) “Thanh nặng” has a going-down contour, low pitch, and is recorded [31]. 
12. Practical applicability, if any: 
     The results of the thesis can provide information on the changes in Vietnamese phonetics used by overseas Vietnamese in Mukdahan. Hence, the thesis can also predict changing trends, provide more information for teaching and learning Vietnamese locally, and contribute to maintaining and protecting the Vietnamese language and culture in the Vietnamese community in Mukdahan in particular and in Thailand in general.
13. Further research direction, if any: No
14. Thesis-related publications:
1.    Phatcharaphong Phubetpeerawat (2019), “The of beginning consonants in Vietnamese of the Viet Kieu in Mukdahan, Thailand”, Proceedings of the Fifth International Conference on Linguistics and Language Studies, ICLLS 2019, Hong Kong, pp.63-68.
2.    Phatcharaphong Phubetpeerawat (2019), “The Phonological variation of Initial consonants in Vietnamese language of Thais-Vietnamese (Viet Kieu) in Mukdahan province”, Graduated Development Journal, Ubon Ratchathani Rajabhat University Vol.6 (2), pp.41-55. 
3.    Phatcharaphong Phubetpeerawat (2020), “Vietnamese tones system of the Viet kieu in Mukdahan, Thailand”, RBRU Journal of Humanities and Social Sciences Vol. 1 (2), pp.48-65

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây