TTLA: Sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người khuyết tật tại Hà Nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp quận Thanh Xuân và huyện Đông Anh)

Thứ ba - 17/05/2022 22:46
1.    Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Diệu Linh                       2. Giới tính: Nữ
3.    Ngày sinh: 16/09/1993                                                      4. Nơi sinh: Hà Nội
5.    Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6.    Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ, số 2378/QĐ-XHNV, ngày 27/11/2020
7.    Tên đề tài luận án: Sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người khuyết tật tại Hà Nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp quận Thanh Xuân và huyện Đông Anh)
8.    Chuyên ngành: Xã hội học                                                9. Mã số: 62 31 03 01
10.    Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Hoàng Bá Thịnh
11.    Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1) Trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thực trạng tham gia BHYT của người dân, luận án đã bổ sung một tiếp cận mới khi nghiên cứu về khía cạnh sử dụng BHYT khi khám chữa bệnh của riêng nhóm khách thể đặc thù là người khuyết tật và không loại trừ bất cứ dạng khuyết tật nào trong toàn bộ 6 dạng khuyết tật: vận động, nhìn, nghe-nói, trí tuệ, tâm thần, khuyết tật khác (trong đó gồm những người có đa khuyết tật). 
(2) Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, luận án đã nhận diện được nhận thức, nhu cầu về bảo hiểm y tế của NKT tại địa bàn nghiên cứu, từ đó làm rõ mức độ sử dụng và thói quen sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của NKT tại các cơ sở y tế, qua đó nhận diện một số yếu tố ảnh hưởng.
 (3) Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, luận án đã tìm hiểu được các đánh giá của NKT và một số bên liên quan về: thủ tục khám chữa bệnh; trình độ/tay nghề của bác sĩ, thái độ phục vụ của cán bộ y tế; chất lượng dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh; thuốc được cấp theo BHYT và mức thanh toán của BHYT khi NKT khám chữa bệnh. Qua đó, tập trung xác định các rào cản/bất cập mà NKT gặp phải trên thực tế. Đồng thời, nhận diện một số yếu tố thuộc về NKT và yếu tố bên ngoài NKT ảnh hưởng tới các khía cạnh này. 
 (4) Luận án đã đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện những bất cập hiện đang tồn tại đối với NKT khi sử dụng BHYT để khám chữa bệnh, nhằm hướng tới cung cấp một dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng hoàn thiện hơn nữa cho NKT tại các cơ sở y tế hiện nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 
- Bộ Y tế nói chung và các cơ sở y tế khám chữa bệnh bằng BHYT nói riêng có thể tham khảo những phát hiện chính của luận án, từ đó làm cơ sở xây dựng các giải pháp hoàn thiện hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân tại các cơ sở y tế hiện nay.
- Luận án sẽ cung cấp cho các nhà quản lý và những người hoạch định chính sách một bức tranh khái quát về việc thực hiện luật BHYT trong hoạt động khám chữa bệnh hiện nay cho NKT. Những dữ liệu thu thập được về khám chữa bệnh bằng BHYT của NKT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này sẽ là cơ sở để các nhà quản lý có các giải pháp về mặt chính sách có hiệu quả hơn nhằm phát huy được quyền của NKT, đồng thời cũng huy động được sự tham gia chủ động và tích cực hơn từ phía cộng đồng NKT trong quá trình thực hiện luật BHYT. 
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 
- Triển khai nghiên cứu trên nhóm khách thể người khuyết tật tại các địa phương khác để định hình một cách toàn diện hơn về bức tranh sử dụng BHYT của NKT tại Việt Nam.
- Nghiên cứu về tình hình sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của một số nhóm người yếu thế khác trong xã hội.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Phạm Diệu Linh (2019), “Tiếp cận một số nghiên cứu về bảo trợ xã hội cho người khuyết tật”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận Tập 7 (164), tr.76-81.
2. Phạm Diệu Linh (2019), “Chính sách bảo hiểm y tế trong đáp ứng nhu cầu về dụng cụ trợ giúp của người khuyết tật”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 5 (6), tr.176-187.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1.    Full name: Pham Dieu Linh                                                   2. Sex: Female
3.    Date of birth: September 16th, 1993                                 4. Place of birth: Hanoi
5.    Admission decision number: 3684/2015/QĐ-XHNV, dated December 31st, 2015 by rector of USSH, VNU
6.    Changes in academic process:
Decision No. 2378/QĐ-XHNV dated November 27th, 2020 of the Rector of the VNU University of Social Sciences and Humanities to adjusted the thesis’s title
7.    Official thesis title: Using health insurance in medical examination and treatment of people with disabilities in Hanoi today (case study of Thanh Xuan and Dong Anh districts)
8.    Major: Sociology                                                                 9. Code: 62 31 03 01
10.    Supervisors: Prof. Dr. Hoang Ba Thinh
11.    Summary of the new findings of the thesis:
(1) Based on the systematization of theoretical and practical studies on the current state of people's participation in health insurance, the thesis has added a new approach when studying the aspect of using health insurance in medical examination and treatment of target objects people with disabilities (PWDs). The thesis does not exclude any types of disability in all six types of disability: mobility, vision, hearing-communication, cognition, psycho-social, and other disabilities (which include people with multiple disabilities).
(2) By using the mixed method of quantitative and qualitative in Sociology, the thesis has identified the awareness and need for health insurance for people with disabilities in the study area. After that, clarify the frequency of use and habits of using health insurance in medical examination and treatment of PWDs at medical facilities and identify many influencing factors.
(3) By using the mixed method of quantitative and qualitative in Sociology, the thesis has shown the evaluations of PWDs and many stakeholders on medical examination and treatment procedures; qualifications/skills of doctors, service attitude of medical staff; quality of medical examination and treatment technical services; drugs are provided by health insurance and the payment of health insurance premiums when people with disabilities receive medical examination and treatment. After that, the thesis has focused on identifying barriers/inadequacies that PWDs face in practice. In addition, the thesis has identified some factors belonging to PWDs and factors outside PWDs affecting these aspects.
(4) The thesis has proposed some solutions and recommendations to improve the existing shortcomings for PWDs when using health insurance for medical examination and treatment, aiming to provide an increasingly complete health care service for PWDs at current health facilities. 
12.    Practical applicability: 
- The Ministry of Health and hospitals can use the main findings of this thesis to build more comprehensive solutions to better health care services for people in health facilities nowadays. 
- The thesis will provide managers and policymakers with an overview of the implementation of the health insurance law in current medical examination and treatment activities for people with disabilities. The result of the thesis is the basis for managers to have more effective policy solutions to promote the rights of people with disabilities and mobilize more active participation from the PWD community in implementing the law on health insurance.
13.    Further research directions: 
- Research on people with disabilities in other localities to shape a more comprehensive picture of the use of health insurance by people with disabilities in Vietnam. 
- Research on using health insurance in medical examination and treatment of other disadvantaged groups in the society.
14.    Thesis-related publications:
1. Pham Dieu Linh (2019), “Approach to some research on social protection for people with disabilities”, Journal of Theory Activities, Vol 7 (164), pp. 76-81.
2. Pham Dieu Linh (2019), “Health insurance policy in meeting the needs of assistive devices for people with disabilities”, Journal of Social Sciences and Humanities, Vol 5 (6), pp. 176-187.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây