TTLV: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có rối loạn liên quan đến sang chấn

Chủ nhật - 22/05/2022 21:27
1. Họ và tên học viên: Hoàng Mai Liên                                              2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/12/1996
4. Nơi sinh: Đa Thông – Hà Quảng – Cao Bằng
5. Quyết định công nhận học viên số:  3014/2019/QĐ – XHNV, ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có rối loạn liên quan đến sang chấn
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng                                               Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
 Sang chấn tâm lý ở trẻ em để lại những hệ quả lâu dài lên mọi mặt như thể chất, cảm xúc, nhận thức và hành vi của trẻ. Những tác động của sang chấn không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn để lại những ảm ảnh ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra tổng quan về vấn đề rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Tác giả cũng tập trung đánh giá và phân tích các vấn đề tâm lý của một thân chủ là trẻ em có biểu hiện rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Chiến thuật trị liệu cho thân chủ bao gồm: thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi, điều hòa cảm xúc. Sử dụng các phương pháp trị liệu: trị liệu nhận thức- hành vi (CBT), trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý (REBT), các kĩ thuật hành vi: diễn tập hành vi, các kĩ thuật cảm xúc, các kĩ thuật tưởng tượng,  các kĩ thuật nhận thức: tự nhủ, điều chỉnh quan niệm sai lệch, từ đó giúp thân chủ có sự cân bằng về cảm xúc, những hành vi phù hợp, tăng khả năng đương đầu với căng thẳng, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa trẻ và những người trong gia đình, giữa trẻ và xã hội.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:
            Luận văn là một tiến trình thực hiện đánh giá, chẩn đoán và can thiệp một ca lâm sàng. Kế hoạch trị liệu được xây dựng nhằm hướng tới giúp cho thân chủ có một nền tảng tâm lý bền vững, có kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong từng tình huống khó khăn. Lý luận của luận văn hướng tới chủ đề rối loạn căng thẳng sau sang chấn, kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề phát triển cho việc nghiên cứu trường hợp về rối loạn căng thẳng sau sang chấn ở trẻ em tại Việt Nam trong tương lai.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION OF MASTER’S THESIS
1. Full name: Hoang Mai Lien                                                2. Sex: Female
3. Date of birth: 16th  December 1996                                   
4. Place of birth: Thong Nong – Ha Quang – Cao Bang  
5. Decision of student recognition No: 2091/2019/QĐ-XHNV-ĐT, of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in training course: None                                                              
7. Official thesis title: Psychological intervention for a case of trauma-related disorder
8. Major:  Clinical Psychology                                                   Code: 831040102
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Minh Hang
10. Summary of the theses results:
Trauma in children has long-term consequences on all aspects of the child's physical, emotional, cognitive and behavioral aspects. The effects of trauma are not only present at this time, but also leave lasting effects on the development and completion of a child's personality.
In this study, the author gave an overview of the issue of post-traumatic stress disorder (PTSD). The author also focuses on evaluating and analyzing the psychological problems of a child client with post-traumatic stress disorder. Therapeutic strategies for clients include: cognitive change, behavior change, emotional regulation. Using therapeutic methods: cognitive-behavioral therapy (CBT), rational behavioral emotional therapy (REBT), behavioral techniques: behavioral rehearsals, emotional techniques, techniques visualization techniques, cognitive techniques: self-talk, correcting misconceptions, thereby helping the client to have emotional balance, appropriate behaviors, increase the ability to cope with stress, establish good relationship between children and family members, between children and society.
11. Practical applicability:
            Thesis is a process to evaluate, diagnose and intervene in a clinical case. The treatment plan is designed to help the client have a stable psychological foundation, and have skills to deal with stress in each difficult situation. The thesis's theory is towards the topic of post-traumatic stress disorder, the research results will be a premise for the development of case studies on children's post-traumatic stress disorder in Vietnam in the future.
12. Further research directions, if any: No
13. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây