1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Hồng Thúy 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06 tháng 11 năm 1980
4. Nơi sinh: Yên Đồng – Ý Yên – Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 3014/2019/QĐ-XHNV ngày 30/7/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Nhận diện các giá trị trong văn hóa tổ chức của trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
8. Chuyên ngành: Khoa học quản lý Mã số: 8340401.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Ngọc Thanh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã làm rõ những khái niệm, thuật ngữ trong phạm vi nghiên cứu của để tài như: Khái niệm về văn hóa, tổ chức, văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức của trường đại học, giá trị trong văn hóa tổ chức của trường đại học. Tác giả cũng làm rõ văn hóa của một tổ chức được thể hiện qua 3 cấp độ: Các vật thể hữu hình, các giá trị tuyên bố, các giả định. Theo đó, tác giả đã; xây dựng khung nhận diện các giá trị trong văn hóa tổ chức của trường đại học theo 3 cấp độ trên cơ sở nghiên cứu của Edgar H.Schein, một chuyên gia hàng đầu về văn hóa tổ chức và lãnh đạo. Việc xây dựng khung nhận diện cho nghiên cứu nêu trên giúp cho việc đánh giá các giá trị trong văn hóa của tổ chức hiện tại và có tính quyết định đến trạng thái trong tương lai mà tổ chức mong muốn đạt tới.
Trong luận văn, tác giả cũng đã tìm hiểu và phân tích những chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống các văn bản của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa nói chung. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Đồng thời, tác giả đã trình bày tổng quan về Trường Đại học TNMTHN: đặc điểm chung, sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược và cơ cấu tổ chức của nhà trường. Tác giả đã tập trung vào khảo sát, đánh giá mức độ hoàn toàn đồng ý với các giá trị trong văn hóa tổ chức của Trường Đại học TNMTHN trên cơ sở khung nhận diện qua 3 cấp độ giá trị văn hóa, giúp tác giả đánh giá, so sánh tỷ lệ đáp viên đồng tình với các nhận định giá trị văn hóa giữa 3 cấp độ (trong đó cấp độ 2 và 3 được các thành viên nhận diện và đánh giá theo hướng tích cực và cao hơn cấp độ 1). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao việc thể hiện các giá trị trong văn hóa tổ chức của Nhà trường; đặc biệt là cần tập trung làm rõ triết lý giáo dục và phát triển của mình nhằm lan tỏa tới mọi thành viên trong tổ chức.
Luận văn đã xây dựng khung nhận diện các giá trị văn hóa tổ chức của trường đại học. Từ đó, áp dụng khung này vào việc nhận diện các giá trị văn hóa tổ chức của Trường Đại học TNMTHN. Luận văn đã chỉ rõ những điểm mạnh, hạn chế trong hệ thống các giá trị văn hóa tổ chức của nhà trường theo các cấp độ 1, 2, 3. Thông qua việc đánh giá các giá trị văn hóa tổ chức của nhà trường giúp cho tác giả có cơ sở đề xuất các khuyến nghị nhằm tăng cường ảnh hưởng của các giá trị này đối với sự phát triển của nhà trường.
Luận văn đã chứng minh giả thuyết nghiên cứu của luận văn, hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Những nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần củng cố và làm phong phú thêm lý thuyết về phương pháp nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa tổ chức của các cơ quan tổ chức nói riêng. Mặt khác, luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện hệ thống khái niệm về văn hóa, văn hóa tổ chức và đưa ra một trường hợp nghiên cứu để làm sáng tỏ nhận định về các biểu hiện để nhận diện văn hóa tổ chức trong loại hình tổ chức trường học.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Thông qua các tài liệu, số liệu và việc phân tích, nhận xét xét để thấy rõ giá trị vai trò của văn hóa tổ chức trong xây dựng và phát triển cơ quan, tổ chức nói chung và quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học Tài nguyên và Môi trường nói riêng.
Những nhận định về thành công và hạn chế còn tồn tại trong quá trình nghiên cứu về giá trị văn hóa tổ chức của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường sẽ đóng góp, bổ sung những tư tưởng mới, cách thức mới, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam, cũng như văn công vụ ở Việt Nam nói chung và văn hóa tổ chức của trường Đại học Tài guyên và Môi trường nói riêng hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các trường học và những người quan tâm về vấn đề này, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các sinh viên về văn hóa, sinh viên quản lý công và các cơ sở đào tạo văn hóa, quản lý công, các cơ quan chuyên ngành trong quá trình nghiên cứu và triển khai các hoạt động nghiên cứu, xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan nhằm nâng cao giá trị văn hóa tổ chức của cơ quan, đơn vị mình.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu tác động của các giá trị văn hóa đến sự phát triển của các trường đại học.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Pham Thi Hong Thuy 2. Sex: Female
3. Date of birth: November 6, 1980
4. Place of birth: Yen Dong – Y Yen – Nam Dinh
5. Admission decision number: 3014/2019/QD-XHNV by the Rector of VNU University of Social Sciences and Humanities, dated July 30, 2019
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Identifying values in the organizational culture of Hanoi University of Natural Resources and Environment.
8. Major: Management Science Code: 8340401.01
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Pham Ngoc Thanh
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has clarified the concepts and terms within the scope of the study such as: Concept of culture, organization, organizational culture, organizational culture of the university, values in the organizational culture the university. The author also clarified that the culture of an organization is manifested through 3 levels: tangible objects, value propositions, and assumptions. Accordingly, based on the research of Edgar H. Schein, a leading expert on organizational culture and leadership, the author has built a framework to identify values in the organizational culture of the university at three levels. Building an identification framework for the above research helps to evaluate the values in the current organization's culture and is critical to the future state that the organization yearns to reach.
In this thesis, the author also studied and analyzed the guidelines and policies of the Party, the system of State documents on the build and development of culture in general. This is an important basis for conducting researchs related to the topic. At the same time, the author provided an overview of the Hanoi University of Natural Resources and Environment: general characteristics, mission, vision, strategic goals and organizational structure of the university. The author focused on surveying and evaluating the degree of complete agreement with the values in the organizational culture of the Hanoi University of Natural Resources and Environment on the basis of a 3-level cultural values identification framework. This helped the author to evaluate and compare the percentage of respondents agreeing with cultural value statements among 3 levels (in which level 2 and level 3 are rated higher and evaluated more positively by members than level 1) . On that basis, the author proposed some recommendations to improve the expression of values in the organizational culture of the University; especially there is a need to focus on clarifying its education and development philosophies to spread them to all members of the organization.
The thesis has built a framework to identify the organizational cultural values of the university, and then applied this framework to identify the organizational cultural values of the Hanoi University of Natural Resources and Environment. The thesis has pointed out the strengths and limitations in the system of organizational cultural values of the university at levels 1, 2, 3. Evaluating organizational cultural values of the university helped the author to have a basis to propose recommendations to strengthen the influence of these values on the development of the university.
The thesis has proved the research hypothesis of the thesis, completing the research missions set out. Findings of the thesis will help to strengthen and enrich the theory of research methods on culture in general and organizational culture of organizations in particular. Moreover, the thesis helps to complete and strengthen the system of concepts of culture and organizational culture and provides a case study to clarify the judgment about the manifestations to identify organizational culture in the educational organization.
11. Practical applicability, if any:
Through documents, data and analysis and comments we can clearly understand the value and role of organizational culture in building and developing agencies and organizations in general and in the process of building and developing Hanoi University of Natural Resources and Environment in particular.
Judgments about the successes and limitations existing in the process of researching on the organizational cultural values of the Hanoi University of Natural Resources and Environment will contribute to the generating of new ideas and methods that are appropriate with the development trend of the society, the policies of the Party and State on building Vietnamese culture, civil service culture in Vietnam in general and the organizational culture of the Hanoi University of Natural Resources and Environment in particular.
Findings of this thesis can be a useful reference for state management agencies in charge of culture, agencies, socio-political organizations, mass organizations, schools and those interested in this topic; a useful reference for students of culture, students of public management, culture and public management training institutions and specialized agencies in their process of researching and conducting research activities, formulating policies, implementing related activities to improve the organizational culture values of their agencies and organizations.
12. Further research directions, if any: Research on the impact of cultural values on the development of universities.
13. Thesis-related publications: