1. Họ và tên học viên: Lưu Ngọc Chinh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/01/1994
4. Nơi sinh: Ba Đình, Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp trầm cảm lo âu ở thanh niên
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Anh Thư
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn
Luận văn nghiên cứu cách hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp trầm cảm lo âu ở thanh niên.
Nghiên cứu nhận thấy liệu pháp nhận thức hành vi và chánh niệm có tác động tích cực, giúp cải thiện các triệu chứng của trầm cảm lo âu. Sau quá trình can thiệp, thân chủ đã giảm các triệu chứng rối nhiễu (cải thiện giấc ngủ, giảm suy nghĩ tiêu cực, tăng hoạt động tích cực …). Bên cạnh đó, thân chủ bước đầu cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp và học sinh.
Nhận thức – cảm xúc – hành vi là ba yếu tố có liên quan chặt chẽ đến nhau, thay đổi một yếu tố sẽ tác động đến những yếu tố khác. Nhận thức – cảm xúc – hành vi có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của mỗi cá nhân và chất lượng mối quan hệ xã hội. Để cải thiện vấn đề của thân chủ, cần tác động toàn diện cả ba yếu tố này.
Trầm cảm và lo âu thường đi kèm với nhau, có giai đoạn triệu chứng của lo âu nổi trội, nhưng cũng có giai đoạn triệu chứng của trầm cảm nổi trội hơn. Can thiệp các triệu chứng của trầm cảm có thể giúp cải thiện các triệu chứng của lo âu và ngược lại.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã góp phần chứng minh hiệu của của các phương pháp hỗ trợ tâm lý nói chung và phương pháp nhận thức hành vi, phương pháp chánh niệm nói riêng, đối với những cá nhân có trầm cảm lo âu. Qua đó, có thể ứng dụng các phương pháp tâm lý trong quá trình trị liệu đối với người có khó khăn tâm lý, giúp họ giải tỏa cảm xúc, giải quyết vấn đề mình đang gặp.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION OF MASTER’S THESIS
1. Full name: Luu Ngoc Chinh 2. Sex: Female
3. Date of birth: January 29th 1994
4. Place of birth: Ba Dinh district, Ha Noi
5. Decision of student recognition No: 3617/2018/QĐ-XHNV-ĐT, October 24th 2018 of the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in training course: No
7. Official thesis title: Psychological support for a young person with depression and anxiety
8. Major: Clinical Psychology Code: 8310401.02
9. Supervisors: Ph.D. Nguyen Thi Anh Thu
10. Summary of the findings of the thesis:
Thesis research on psychological support for a young person with depression and anxiety.
The study indicated that cognitive behavior therapy and mindfulness had positive impaction and improved the symptoms of depression and anxiety. After the intervention, the client decreased disturbance symptoms (improved sleep, reduced negative thinking, increased positive activities, etc.). Besides, the client initially improved relationships with colleagues and students.
Cognition – Emotion – Behavior were three closely related factors; changing one would affect the others. Cognition – Emotion – Behavior directly impacted the life of each individual and the quality of social relationships. To improve the client's problem, it was necessary to affect all three of these factors comprehensively.
Depression and anxiety were often co-occurring. There was a predominant period of anxiety symptoms, but there was also a predominant period of depression symptoms. Intervention for symptoms of depression can help improve symptoms of anxiety and vice versa.
11. Practical applicability
From the result in the process of theoretical and practical research, the thesis contributed to proving the effectiveness of psychological support methods in general and cognitive-behavioral methods, mindfulness methods in particular for individuals with depression and anxiety. Thereby, it was possible to apply psychological approaches in therapy for people with psychological difficulties, help them release their emotions, solve the problems they are facing.
12. Further research directions: No
13. Thesis-related publications: No