TTLV: Trị liệu tâm lý cho trẻ vị thành niên bị bạo lực học đường

Thứ ba - 28/09/2021 10:10
1. Họ và tên học viên: Phạm Thuỷ Tiên                      2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/06/1993
4. Nơi sinh: An Vũ – Quỳnh Phụ - Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/QĐ – XHNV ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Trị liệu tâm lý cho trẻ vị thành niên bị bạo lực học đường
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng (Định hướng ứng dụng);          Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Thị Minh Đức
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về tình trạng bạo lực học đường, tuy nhiên ở rất nhiều nơi vẫn còn lúng túng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hiện tượng này, hoặc có những phương hướng xử lý chưa đúng cách. Các nghiên cứu và báo cáo từ trước đến nay thường tập trung vào các đối tượng có hành vi bắt nạt, bạo lực học đường mà chưa chú tâm nhiều đến các nạn nhân bị bắt nạt hay bạo lực. Các vấn đề tâm lý của nạn nhân bị bạo lực học đường dường như chưa được quan tâm một cách đầy đủ và chưa được can thiệp kịp thời để trợ giúp các em. Bởi hậu quả của bạo lực học đường đối với trẻ vị thành niên có thể là những chướng ngại trong học tập, sợ đi học, bỏ học, khó khăn trong giao tiếp, khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ,… thậm chí là các vấn đề tâm lý nặng hơn như rối loạn lo âu hay trầm cảm.
Trong nghiên cứu, ngoài việc tập trung trình bày cơ sở lý luận về các vấn đề tâm lý của trẻ vị thành niên khi là nạn nhân của bạo lực học đường dẫn đến rối loạn trầm cảm, tác giả đã trình bày tiến trình thực hiện bao gồm đánh giá, phân tích tâm lý và can thiệp cho một ca điển hình bằng liệu pháp nhận thức hành vi. Mục tiêu đầu ra mà tác giả hướng tới là giúp trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân và biết cách ứng phó với các hành vi bạo lực nói chung, bạo lực học đường nói riêng. Đồng thời thông qua các hoạt động can thiệp giảm các triệu chứng trầm cảm, giúp trẻ biết cách tự thư giãn, tái cấu trúc nhận thức về bản thân, thiết lập các mối quan hệ tình cực…, hạn chế tối đa sự tái phát hay tăng nặng của các rối loạn tâm thần.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:
Kết quả từ nghiên cứu một trường hợp điển hình trẻ vị thành niên bị bạo lực học đường dẫn đến trầm cảm, đã cung cấp thêm một bằng chứng cho thấy những tác hại nghiêm trọng của bạo lực học đường đến tâm lý và đời sống của học sinh.
Đồng thời những kỹ thuật trong đánh giá và trị liệu tâm lý mà tác giả đã triển khai phần nào đó đã có những hiệu quả tích cực. Do vậy có thể sử dụng tiến trình trị liệu này với mục đích tham khảo hoặc áp dụng trong việc hỗ trợ các trường hợp học sinh là nạn nhân của bắt nạt hay bạo lực học đường.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Pham Thuy Tien                                2. Sex: Female
3. Date of birth: June 26th 1993
4. Place of  birth: An Vu – Quynh Phu – Thai Binh
5. Admission decision number: 3617/QĐ - XHNV Dated 04/12/2018
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Psychotherapy for shool violented adolescent
PSYCHOTHERAPY FOR SCHOOL VIOLENTED ADOLESCENT
8. Major: Clinical psychology (Application oriented)                           9. Code: 8310401.02
10. Supervisors: Prof. Tran Thi Minh Duc
11. Summary of the findings of the thesis:
Vietnam is one of the leading countries in the world in terms of school violence, but in many places, there is still confusion in preventing, preventing and dealing with this phenomenon, or there are ways to deal with it. improper reasoning. Studies and reports so far have often focused on the subjects of bullying and school violence, but have not paid much attention to the victims of bullying or violence. The psychological problems of victims of school violence seem to have not been paid enough attention and have not been intervened in time to help them. Because the consequences of school violence against minors can be obstacles in learning, fear of going to school, dropping out, difficulties in communication, difficulties in establishing relationships, etc. are more serious psychological problems such as anxiety disorders or depression.
In the study, in addition to focusing on presenting the theoretical basis for the psychological problems of adolescents when they are victims of school violence leading to depressive disorders, the author presented the process of implementing includes assessment, psychoanalysis and intervention for a typical case with cognitive-behavioral therapy. The output goal that the author aims to help children have self-defense skills and know how to deal with violent acts in general and school violence in particular. At the same time, through intervention activities to reduce symptoms of depression, help children learn how to relax themselves, restructure their self-perception, establish positive love relationships, etc., to minimize recurrence or aggravation of mental disorders.
12. Practical applicability, if any:
The results from the study of a case study of adolescents suffering from school violence leading to depression, provide further evidence that shows the serious effects of school violence on the psychology and life of children. the student.
At the same time, the techniques in psychotherapy and assessment that the author has deployed have had some positive effects. This process of therapy can therefore be used as a reference or as an application in supporting cases of students who are victims of bullying or school violence.
13. Further research directions, if any: No
14. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây