Thông tin luận văn "Phân tích tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió và bộ phim cùng tên từ góc độ trần thuật học" của HVCH Đỗ Thị Thuỳ Dương, chuyên ngành Văn học nước ngoài.
1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Thuỳ Dương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/6/1982
4. Nơi sinh: Thanh Hoá
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phân tích tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió và bộ phim cùng tên từ góc độ trần thuật học.
8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài; Mã số: 602230
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Duy Hiệp, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát và phân tích tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió và bộ phim cùng tên từ góc độ trần thuật học trên các phương diện: cốt truyện, nhân vật, không gian từ góc độ trần thuật học và thấy rằng:
Về cốt truyện.
Cốt truyện của tiểu thuyết có cấu trúc khá đơn giản, không có gì phức tạp, rắc rối, mọi tình tiết đều diễn ra rất logic, ít mang tính kịch. Nhưng xoay quanh những tình tiết không mấy li kì đó, nhà văn đã khắc hoạ nên những nhân vật hết sức điển hình, tiêu biểu cho những cá tính và những quan niệm riêng biệt, độc đáo. Về cơ bản, bộ phim theo sát những sự kiện xảy ra trong câu chuyện của văn học. Tuy nhiên, các nhà làm phim đã lược bỏ và cải biên một số sự kiện so với cốt truyện văn học. Những chi tiết lược bỏ và cải biên nhằm mục đích đẩy hành động nhân vật xảy ra nhanh hơn, diễn ra liên tiếp không bị ngắt quãng và các sự kiện diễn ra nhanh chóng, không rườm rà, rút ngắn thời lượng bộ phim.
Về nhân vật.
Thành công nổi bật của tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió chính là nhà văn đã xây dựng và khắc hoạ được một hệ thống nhân vật từ chính đến phụ có tính cách hết sức sắc nét và sống động từ miêu tả ngoại hình, cử chỉ cho đến ngôn ngữ hội thoại. Nhìn chung, bộ phim Cuốn theo chiều gió cũng rất thành công trong lựa chọn diễn viên. Có thể nói những lợi thế của điện ảnh đã được các nhà làm phim khai thác triệt để để xây dựng những nhân vật sống động và sắc nét.
Về không gian
Tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió tái hiện không gian qua chất liệu ngôn từ. Tiểu thuyết đặc biệt có thế mạnh trong việc thể hiện không gian tâm tưởng từ điểm nhìn bên trong của nhân vật Scarlett. Cùng không gian ấy nhưng tác phẩm điện ảnh thể hiện không gian qua những cảnh quay liên tiếp, bố cục khuôn hình, tạo nên sự hiện hữu trực tiếp của không gian- một hình tượng nghệ thuật.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Mở ra hướng khai thác mới khi nghiên cứu tiểu thuyết và phim được chuyển thể: nghiên cứu từ góc độ trần thuật học.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Do Thi Thuy Duong
2. Sex: Female
3. Date of birth: 22nd June, 1982
4. Place of birth: Thanh Hoa
5. Admission decision number: 2551/2007/ QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 2nd November 2007 of the Head Master of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Analyzing the novel Gone with the wind and its movie adaption under the view of narratology theory.
8. Major: Foreign Literature
9. Code: 602230
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Dao Duy Hiep, lectuers of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
This research project studies and analyzes the novel Gone with the wind and its movie adaption under the view of narratology theory in three aspects: Plot, character and settings.
Plot:
The novel’s plot is relatively simple. All the events are logical and not dramatic. However, around those not-so-dramatic events, the author has built characters that are typical of different personalities, unique ideas. The movie adaptation follows the events in the novel quite closely. However, in the movie, some events are removed and changed. The purpose of this is to speed up the actions, making the pace faster, without any interruption, and shortening the overall length.
Characters:
The success of the novel Gone with the wind lies in its cast of characters, with vivid and clear main characters, as well as the supporting ones. This can be seen in their appearances, actions and language of conversations. Generally speaking, the moive has done a good job of choosing the cast. The advantages of motion picture are used to create a set of memorable, vivid characters.
Settings:
The novel Gone with the wind builds up its settings through words. It’s especially successful in showing the world through Scarlett’s point of view. In the same settings, but the movie adaption shows the world through continuous frames, composition of pictures, creating a visual atmosphere – a work of art.
12. Practical applicability, if any:
Open a new direction to research novels and their movie adaptions: research under the view of narratology theory.
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None