TTLV: Tạo môi trường làm việc thân thiện nhằm thu hút nguồn nhân lực KH&CN

Thứ ba - 09/11/2010 11:00
Thông tin luận văn "Tạo môi trường làm việc thân thiện nhằm thu hút nguồn nhân lực KH&CN về công nghệ sinh học trong y học (Nghiên cứu trường hợp Học viện Quân y)" của HVCH Nguyễn Thị Thu Hà, chuyên ngành Quản lí Khoa học và công nghệ.
Thông tin luận văn "Tạo môi trường làm việc thân thiện nhằm thu hút nguồn nhân lực KH&CN về công nghệ sinh học trong y học (Nghiên cứu trường hợp Học viện Quân y)" của HVCH Nguyễn Thị Thu Hà, chuyên ngành Quản lí Khoa học và công nghệ. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Hà 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 08/8/1980 4. Nơi sinh: Hà Nam 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Tạo môi trường làm việc thân thiện nhằm thu hút nguồn nhân lực KH&CN về công nghệ sinh học trong y học (Nghiên cứu trường hợp Học viện Quân y). 8. Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và công nghệ. Mã số: 60.34.72 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Văn Lương, Phó Giám đốc Học viện Quân y. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Ngày nay chúng ta mở cửa ra thế giới bằng tri thức và công nghệ. Trong đó công nghệ sinh học (CNSH) được coi là ngành khoa học công nghệ của thế kỉ XXI, “ngành học của tương lai”. Đối với Học viện Quân y (HVQY), CNSH cũng được Ban Giám đốc coi là ngành mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển của Học viện. Song với những đặc điểm riêng biệt của HVQY vừa là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa và điều trị vừa là một tổ chức quân sự phải luôn hoạt động và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị do Bộ Quốc phòng giao. Do đó, để xây dựng HVQY phát triển bền vững, thu hút được nguồn nhân lực KH&CN về CNSH, nhất là những chuyên gia sâu còn gặp nhiều khó khăn, bất cập cần tiếp tục giải quyết. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ nhằm giúp lãnh đạo Học viện có sơ sở để chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch thu hút, phát triển nguồn nhân lực KH&CN về CNSH ở HVQY hiện nay và những năm tiếp theo. Trước hết, dựa vào lí luận về tạo động lực cho nhân lực KH&CN, các lí luận chung về KH&CN tác giả luận văn đi sâu phân tích, luận giải “Môi trường làm việc thân thiện” với các thành tố cấu thành của nó; mối quan hệ hữu cơ giữa các thành tố là điều kiện cần để tạo môi trường làm việc thân thiện. Cùng với khái niệm trung tâm, các khái niệm khác được tác giả phân tích chỉ ra nội hàm của chúng với tính thuyết phục cao làm sơ sở dẫn dắt tới khái niệm trung tâm “Môi trường làm việc thân thiện”. Tiếp theo, tác giả luận văn đưa ra các văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước và của HVQY về phát triển KH&CN, CNSH làm cơ sở pháp lí đảm bảo để mọi tổ chức, cá nhân hoạt động. Đồng thời phân tích làm rõ thực trạng những điểm mạnh, yếu về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và hoạt động của HVQY trong lĩnh vực KH&CN nói chung và CNSH nói riêng để đi tới kết luận việc tạo môi trường làm việc thân thiện và cần thiết, đúng đắn và khả thi. Đặc biệt, tác giả luận văn dựa trên các học thuyết quản lí về tạo động lực thu hút nhân lực KH&CN và thực trạng của HVQY để đưa ra hệ thống các giải pháp bài bản và có tính thuyết phục cao liên quan đến các đối tượng quản lí trong quan hệ khách thể và chủ thể để đi tới tiếng nói chung về tạo môi trường làm việc thân thiện tại HVQY. Các giải pháp trong luận văn là những phân tích sâu sắc với sự bao quát khá toàn diện, gợi nên tính đồng bộ khi triển khai thực hiện đề tài này. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) Luận văn giúp cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lí KH&CN ở Học viện Quân y ban hành các cơ chế, chính sách, quyết định đúng đắn hơn nhằm đánh giá và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực KH&CN về CNSH. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) Khảo sát, tìm giải pháp thu hút nguồn nhân lực KH&CN cho Học viện Quân y. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Ha Thi Thu NGUYEN 2. Sex: Female 3. Date of birth: 08/8/1980 4. Place of birth: Ha Nam province 5. Admission decision number: 1551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated on 02/11/2007 promulgated by Director of University of Social Sciences and Humanities – Hanoi National University 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Making and creating a favorable and friendly working environment to attract Science and Technology Human Resource on Medical Biotechnology. (A Case study in Military Medical University) 8. Major: Science and Technology Management Code: 60.34.72 9. Supervisors: Associate Professor – Ph.D. Luong Van Hoang – Vice Director of Military Medical University. 10. Summary of the findings of the thesis: We now integrate into the world with knowledge and technology in which biotechnology is considered the major science and technology of 21st Century – “the major of future”. To the Military Medical University (MMU), the Board of Directors has seen the Biotechnology the key major in fostering the development of the University. The MMU, however, is not only a centre for training, scientific research and treatment but also a military organization which is always under operation and carries out political missions assigned by Ministry of Defense so it has many difficulties and inadequacies in building a stable development of MMU as well as in attracting science and technology human resource, especially experts on Medical Biotechnology. This is the reason for the Thesis’s writer to choose this study with the hope that the Thesis will be a basis for Leaders of the Institute in steering, making plan for the attraction of Science and Technology Human Resource on Medical Biotechnology in MMU at present and the coming years. Firstly, based on the theory on creation of momentum for human resource in Science and Technology, general theories on Science and Technology, the writer of this thesis has profoundly analyzed and explained the term “favorable and friendly working environment” with its constituent factors; the organic relationship among its factors as the necessary condition to create a favorable and friendly working environment. Besides, the writer of the Thesis also analyzes other concepts to make it clear the inner connotation of these concepts with highly persuasive reasons. This will be a basis to the concept of “favorable and friendly working environment”. Next, the writer of the Thesis has made a list of legal documents promulgated by the Party, Government, and MMU on the development of Science and Technology, Biotechnology which are the legal base and guidelines for working and actions of people and organizations. The writer also pointed out the strong points as well as the weaknesses in infrastructure, human resources, and activities of MMU in Science and Technology in general and in Biotechnology in specific to draw up a conclusion in creating and making a favorable, friendly, and feasible working environment. The writer, especially, has based on the management doctrine on creating momentum to attract human resource in Science and Technology, the present conditions and practices of MMU to work out logical, intensive and highly persuasive solutions related to management objects in object and subject relationship to have a unanimous agreement on creating a favorable and friendly working environment in MMU. The mentioned solutions in this thesis are profound analyses with a comparatively comprehensive coverage to make it feasible and practical in carrying out this thesis. 11. Practical applicability, if any: This Thesis helps leaders, managers in Science and Technology in MMU to promulgate mechanisms, policies, and right decisions to evaluate and effectively use of science and technology human resource on biotechnology. 12. Further research directions, if any: Making surveys and working out solutions to attract human resource in Science and Technology for MMU. 13. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây