TTLV: Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Thứ ba - 09/11/2010 11:30
Thông tin luận văn "Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990)" của HVCH Nguyễn Thị Lê, chuyên ngành Dân tộc học.
Thông tin luận văn "Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990)" của HVCH Nguyễn Thị Lê, chuyên ngành Dân tộc học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Lê 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 01/06/1984 4. Nơi sinh: Nghệ An 5. Quyết định công nhận học viên số: 2463/2006/QĐ/XHNV-SĐH ngày 3/11/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn bảo vệ luận văn một năm 7. Tên đề tài luận văn: Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam qua nguồn tài liệu lưu trữ (1968-1990) 8. Chuyên ngành: Dân tộc học. Mã số: 60 22 70 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Chính, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Nghiên cứu này tập trung vào vấn đề Định canh định cư ở miền núi phía Bắc Việt Nam trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu lưu trữ. Đây là lần đầu tiên một số lượng lớn các văn bản trong kho lưu trữ có liên quan tới vấn đề Định canh định cư đã được khai thác nghiên cứu và phân tích nhằm làm sáng rõ nhiều vấn đề liên quan tới quá trình xây dựng chính sách và thực hành phát triển ở vùng cao của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ 1968 đến 1990. Nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra những cơ sở về lí luận cũng như thực tiễn của mảng chính sách này, thực hiện và những tác động của các chính sách định canh định cư lên cuộc sống người dân vùng cao. Thông qua nguồn tài liệu lưu trữ, nghiên cứu cố gắng cấu trúc lại quá trình định canh định cư ở miền núi phía Bắc từ 1968 – 1990 dưới tác động của chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước. Việc thực hành các chính sách này đã tác động đến không chỉ phương thức sản xuất mà còn lối sống, ý thức, văn hoá...của các tộc người. Từ những cư dân chuyên làm nông nghiệp nương rẫy du canh từ bao đời đã chuyển sang làm ruộng nước và nương rẫy định canh; họ đã xây dựng cuộc sống mới và việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục; xây dựng văn hoá mới... Bên cạnh việc phân tích cơ sở lí luận của chính sách định canh định cư, nghiên cứu chỉ ra các kết quả chính của việc thực hiện chính sách định canh định cư ở miền núi phía Bắc từ 1968 – 1990. Các chỉ số cho thấy về cơ bản các mục tiêu của chính sách không được thực hiện như mong muốn và có một khoảng cách nhất định giữa chính sách và thực hành. Nghiên cứu còn đặc biệt chú ý tới những phản hồi của người dân trong quá trình thực hiện chính sách như là một cách giải thích cho kết quả của một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu này do đó có ý nghĩa về mặt tư liệu, có thể là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho các nghiên cứu về định canh định cư cũng như các nghiên cứu về phát triển miền núi, đồng thời mang lại nhiều nhận thức mới về định canh định cư, bổ sung cho các nghiên cứu thực địa và cho các nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thi Le 2. Sex: Female 3. Date of birth: 01 June 1984 4. Place of birth: Nghe An Province 5. Admission decision number: 2463/2006/QĐ/XHNV-SĐH Dated 3/11/2006 6. Changes in academic process: Extending one year 7. Official thesis title: Sedentarization in North Moutainous Region of Vietnam through Archive Documents (1968-1990) 8. Major: Ethnology 9. Code: 60 22 70 10. Supervisor: Ass.Pro.Dr. Nguyen Van Chinh – Professor of Social Siences and Humanities University, Hanoi 11. Summary of the findings of the thesis: This is a research on Sedentarization in Northern Moutainous Region of Vietnam which has archival approach. The study enlightens some main problems that relevant to policies for development of moutainous region of Vietnamese government in 1968-1990 by collecting and analising a number of archival documents. We focus on the rational view of policy makers, the process, result and effects of that kind of policy. We also seek to reflect the process of sedentarizing of ethnic minorities in northern moutainous region from 1968 to 1990 under guidelines of Party and Government. Practising of sedentarization policies affected to not only mode of production but also to lifestyle, consciousness, culture...of indigenous groups. We can see how shifting cultivators worked on water rice field and fix field, how they built new settle villages and access to services such as education, public health and absorbed new culture . This research demonstrates some major results of sedentarization scheme in northern moutainous region from 1968 to 1990. The figures display that the key targets of this programme were basically unsuccessful and there was a gap between policy and practice. We also focus on the voices and reactions of people in practising. That is one of explanations to unexpected outcome of a huge programme of Vietnamese Gorvernment. This study therefor can be a trustable reference for research on sedentarization and development of moutainous region. It brings many new insights about sedentarization that complement for many researches on this problem.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây