TTLV: Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình

Thứ năm - 04/11/2010 08:43
Thông tin luận văn "Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình: nghiên cứu trường hợp phường Tứ Liên, quận Tây Hồ và xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, Hà Nội" của HVCH Nguyễn Kim Anh, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình: nghiên cứu trường hợp phường Tứ Liên, quận Tây Hồ và xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, Hà Nội" của HVCH Nguyễn Kim Anh, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Kim Anh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 06/7/1977. 4. Nơi sinh: tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không 7. Tên đề tài luận văn: Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình: nghiên cứu trường hợp phường Tứ Liên, quận Tây Hồ và xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 8. Chuyên ngành: Xã hội học. Mã số: 60.31.30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Cảnh Khanh 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trong cuộc sống, truyền thống người Việt thường có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Điều này đã trở thành triết lí sống của không ít thế hệ Việt Nam. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại như ngày nay thì không ít giá trị gia đình cũng như các mối quan hệ đã có nhiều biến chuyển khác biệt so với trước đây dẫn đến những mâu thuẫn thế hệ ngày càng lớn. Mâu thuẫn thế hệ xuất hiện như một lẽ tự nhiên. Nó là sự phản ánh mâu thuẫn giữa tính kinh nghiệm và tính sáng tạo trong hoạt động của gia đình và xã hội. Trong xã hội xưa, người Việt Nam rất coi trọng gìn giữ nề nếp gia phong. Bởi lẽ, bất cứ sự cộng sinh nào cũng phải có cách thức quan hệ, quy tắc ứng xử. Ngày nay, với nhiệm vụ xây dựng con người mới, không những phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình mà còn phải phát huy tính tích cực của nó. Nếp sống gia đình, trước hết là dạy con cháu là phải lễ phép, luôn kính trên nhường dưới, kín đáo trong trang phục. Giáo dục gia đình còn chú trọng đến tình thương yêu đồng loại, lẽ phải, sự hoà thuận, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau. Phải biết “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”. Dưới sự tác động của quá trình “toàn cầu hoá” hiện nay, gia đình Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị gia đình truyền thống. Mâu thuẫn giữa các thế hệ xảy ra trong các gia đình xảy ra ngày càng nhiều ở các mức độ khác nhau là không thể tránh khỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình gia đình hai thế hệ, có vợ chồng, con cái chưa kết hôn là gia đình có ít xung đột nhất. Mâu thuẫn thường xảy ra trong các gia đình ba thế hệ và chủ yếu diễn ra ở hai thế hệ: người cao tuổi - con cái đã trưởng thành và cha mẹ-con cái chưa trưởng thành. Mâu thuẫn thường hay xảy ra nhất giữa người cao tuổi và con cái đã trưởng thành là mâu thuẫn về kinh tế, lối sống và phương thức ứng xử. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái chưa trưởng thành chủ yếu tập trung vào vấn đề giáo dục, vui chơi giải trí và lối sống. Các mâu thuẫn chủ yếu giữa thế hệ cha mẹ và con cái đã trưởng thành trong gia đình là phân chia tài sản, quan niệm vai trò và giá trị của người đàn ông trong gia đình, quan niệm sinh con trai, con gái. Mâu thuẫn giữa thế hệ người cao tuổi, cha mẹ và con cái tập trung chủ yếu về lối sống và tác phong sinh hoạt và phương thức ứng xử trong gia đình. Việc uống rượu, một trong những biểu hiện lối sống của thế hệ thứ hai và thứ ba trong gia đình, cũng là nguyên nhân gây ra xung đột gia đình. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
  • Đặng Cảnh Khanh, Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống, Nxb Lao động xã hội, H.2003.
  • Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, Gia đình học, Nxb Chính trị - Hành chính, H.2009.
  • Lê Thi, Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, H.2009.
  • Đặng Vũ Cảnh Linh, Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam, Nxb Dân trí, H.2009.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Kim Anh 2. Sex: Female 3. Date of birth: 06/7/1977 4. Place of birth: Vinh Phuc 5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 02/11/2007 6. Changes in academic process: No (List the forms of change and corresponding times) 7. Official thesis title: The study of “Contradiction among generations in one family – the cases in Tu Lien ward, Tay Ho District and Thuong Cat commune, Tu Liem District, Hanoi 8. Major: Sociology 9. Code: 60.31.30 10. Supervisors: Assoc.Prof.Dang Canh Khanh 11. Summary of the findings of the thesis: In daily life, the Vietnamese has the traditional statement “The young rely on their father, the old rely on their children”, which becomes one philosophy of the Vietnamese generations. Howerver nowadays the alteration of the family values and relevant relations as well lead to higer contradictions among generations. The contradictions appear naturally. It reglects the contradictions between experiences and creativeness in families’ activities. For long time ago, the Vietnamese highly appreciated to preserve the family tradition. Because any symbiosis has one method of relationship and behavior. Nowadays with the aim to develop the new young is not only to uphold the family tradition but also to promote its activeness. The family tradition, firstly is to teach the young about politeness, to dress scretively. The family education is also to attach importance to the fellow – creature love, to see reason, to live in peace, to unite, to respect to each others. Nowadays with the effect of globalization, the Vietnamese family is confronting the difficulties and challenges in family tradition reservation. There are more and more contradiction among generations in families with different levels. According to the survey, the family with 2 generations (including parents and single children is the least in contradiction. The contradiction usually appears in the family with 3 generations and mainly between the elderly and grown up children; the parents and adult children. The contradiction between the elderly and grown - up children is usually about economy, lifestyle and behaviour method. The contradiction between the parents and adult children is mainly about education, entertainment and lifestyle. The contradiction between the parents and grown - up children is about property sharing distribution, rank opinion and the role of gentleman, male chauvinism in one family. The contradiction among the elderly, the parents and children is mainly about lifestyle, style of behaviour in family. One of lifestyles of the 2nd and 3rd generation, like drinking alcohol, is also the cause of family contradiction. 12. Practical applicability, if any: N/A 13. Further research directions, if any: N/A 14. Thesis-related publications:
  • Đặng Cảnh Khanh, Family, children and traditional value inheritance, Public house of Social Labour, H.2003
  • Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, The Family, Public house of Political Administration, H.2009.
  • Lê Thi, The resemblance and difference of opinion about marriage and family among Vietnam generations, Public house of Socialogy, H.2009.
  • Đặng Vũ Cảnh Linh, The elderly and the models of health care service in Vietnam, Intelletual Public House, H.2009.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây