Thông tin luận văn "Ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều" của HVCH Phạm Thị Mai Hương, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Mai Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/6/1983
4. Nơi sinh: Quảng Bình
5. Quyết định công nhận học viên số 2463/2006/QĐ/XHNV-KH&SĐH ngày 3/11/2006
của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
9. Mã số: 60 22 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đinh Văn Đức
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới, nếu có)
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm ba chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết
+ Tóm tắt lịch sử nghiên cứu trong nước và ngoài nước về hội thoại.
+ Trình bày và phân tích những nội dung lí thuyết làm cơ sở lí luận cho luận văn: Hội thoại; Quy tắc hội thoại; Cấu trúc hội thoại; Hành động ngôn từ; Lập luận trong hội thoại; Chiến lược giao tiếp.
- Chương 2: Lập luận trong hội thoại và chiến lược giao tiếp của các nhân vật trong Truyện Kiều
Trong chương này chúng tôi nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, cách thức lập luận, cơ sở tạo nên tính thuyết phục của lập luận trong hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều. Mặt khác, chúng tôi cũng chỉ ra chiến lược giao tiếp hữu hiệu mà các nhân vật đã vận dụng khi tham gia giao tiếp trong Truyện Kiều.
- Chương 3: Khảo sát các nhóm hành động ngôn từ qua ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều
Chương này chúng tôi thống kê, phân nhóm 124 hành động ngôn từ chia thành 7 nhóm hành động ngôn từ xuất hiện trong lời thoại của các nhân vật trong Truyện Kiều. Đồng thời chương này cũng chỉ rõ đặc điểm hình thức, cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa cũng như vai trò của các nhóm hành động ngôn từ này trong Truyện Kiều.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có)
Về mặt thực tiễn, luận văn cung cấp những cứ liệu giúp cho công tác dạy và học Truyện Kiều đạt hiệu quả hơn. Đồng thời, luận văn còn giúp cho người đọc sử dụng phương thức lập luận và chiến lược giao tiếp trong đời sống hàng ngày một cách linh hoạt nhằm đạt được đích giao tiếp mà họ mong muốn.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Mở rộng nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm nội dung lời thoại và mạch lạc trong Truyện Kiều.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn (liệt kê theo thứ tự thời gian, nếu có)
Đinh Trí Dũng (1999), Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Ngữ học trẻ 99, tr.268.
Đỗ Thị Kim Liên (1999), Thử vận dụng lí thuyết lập luận để phân tích màn đối thoại “Thuý Kiều xử án Hoạn Thư”, Ngôn ngữ và đời sống, số 7, tr.20-22.
Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Thị Hồng Minh (2002), Vài nét về vai trò của ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr.71-77.
Lê Thị Trang, Ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Vinh, 2002.
Đỗ Thị Kim Liên (2003), Nhóm động từ chỉ hành động nói năng trong Truyện Kiều, Ngữ học trẻ, Hà Nội, tr. 535-540.
Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : PHAM THI MAI HUONG 2. Sex: Female
3. Date of birth: 02/6/1983 4. Place of birth: Quang Binh
5. Admission decision number: 2463/2006/QĐ/XHNV-KH&SĐH Dated 3/11/2006
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Conversation language among characters in Truyen Kieu.
8. Major: Linguistics 9 . Code: 60 22 01
10. Scientific supervisors: Pr. Dr. DINH VAN DUC
11. Summary of the findings of the thesis (summarizes the thesis’results, emphasize new results if it have):
Besides the preamble, the thesis includes the conclusion, references. The content of thesis has three main chapters:
- Chapter 1: Theory foundation
+ Summarizing the researching history about conversation in domestic and abroad.
+ Presenting and analysing theory content and take it as the argument base for the thesis: conversation, conversation rules, conversation structures, word action, argument in conversation, communication strategy
- Chapter 2: The argument in conversation and communication strategy of the characters in Truyen Kieu
In this chapter, we researched the structure characteristic, argument manner, and the base of convince in the Truyen Kieu character’s argument in conversation. On the other hands, we also pointed out the effective communication strategy that characters applied when communicating in Truyen Kieu.
- Chapter 3: Carrying out the survey on words- groups through conversation language among the characters in Truyen Kieu
In this chapter, we made a statistic and analysed 124 groups of word action. It’s divided into 7 groups of word action that appeared on characters’ dialogues in Truyen Kieu. Through this chapter, we also pointed out apparent characteristic, construction and characteristics of semantic as well as the role of these groups of word action in Truyen Kieu.
12. The ability of applying in reality:
In term of reality, thesis provides the evidence that support for education effectively. At the same time, the thesis also helps readers to use argument method and communication strategy in daily life flexibly in order to gain the communicative aim as expected.
13. The following researching orientation:
Expanding the in-depth research on the characteristics of content and coherence in Truyen Kieu.
14. The related works were made public ( according to chronological order):
Dinh Tri Dung (1999), Dialogue language in Vu Trong Phung’s novels, Youth Linguistics 99: page 268.
Do Thi Kim Lien (1999), Applying argument theory to analyse the dialogues “ Thuy Kieu judge Hoan Thu”, Language and Life. issue 7, page. 20-22.
Do Huu Chau (2001), Linguistics overview, Linguistics application 2. Ha Noi, Education Publishing House.
Le Thi Hong Minh (2002), “Some figures about language of characters in Truyen Kieu”. Language magazine. Issue 7: page 71-77.
Le Thi Trang (2002), Conversation language of character in short story Nguyen Huy Thiep, Thesis of Linguistics MA, Vinh .
Do Thi Kim Lien (2003), Word group characterized action, communication in Truyen Kieu, Youth Linguistics. Ha Noi, page 535-540.
Do Thi Kim Lien (2005), Linguistics application Curriculum, Ha Noi: Ha Noi National university Publishing House.