TTLV: Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam

Thứ ba - 09/11/2010 11:46
Thông tin luận văn "Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc" của HVCH Vũ Thị Hoài, chuyên ngành Văn học Việt Nam.
Thông tin luận văn "Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc" của HVCH Vũ Thị Hoài, chuyên ngành Văn học Việt Nam. 1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Hoài 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 11/12/1984 4. Nơi sinh: Hà Nam 5. Quyết định công nhận học viên số: 2463/2006/QĐ/XHNV-KH&SĐH ngày 03 tháng 11 năm 2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn 1 năm 7. Tên đề tài luận văn: Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc 8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: - Luận văn đã khảo sát kiểu nhân vật chinh phụ và cung nữ trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam, từ đó khẳng định sự xuất hiện vừa mang tính kế thừa, vừa đột phá của hai kiểu nhân vật này trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc. Chinh phụ và cung nữ trở thành nhân vật chính trong những tác phẩm thơ có quy mô lớn, đồng thời là nhân vật trung tâm của một giai đoạn văn học. - Nhân vật chinh phụ và cung nữ khai mào cho trào lưu văn học viết về phụ nữ của nhà nho với cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa. Hai tác giả nhà nho Đặng Trần Côn và Nguyễn Gia Thiều – những người đàn ông – đã không đứng trên quan điểm nam quyền của Nho giáo để xét đoán, kì thị về người phụ nữ. Thay vào đó, họ quan tâm đến quyền sống và những tâm sự sâu kín của phái nữ, mạnh dạn khai thác sâu vào đời sống tình cảm của những người phụ nữ bất hạnh, những khao khát rất bản năng về ái ân, đời sống thân xác. Lần đầu tiên, nhân vật nữ xuất hiện trong văn học đậm yếu tố giới, qua cái nhìn trân trọng, cảm thông của tác giả. Từ đó thấy được sự phân hoá của nhà nho với vấn đề nữ quyền. - Chỉ ra một số công thức miêu tả tính nữ và tâm lí nhân vật trong hai tác phẩm. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vu Thi Hoai 2. Sex: Female 3. Date of birth: 11 - 12 - 1984 4. Place of birth: Ha Nam province 5. Admission decision number: 2463/2006/QĐ-XHNV-KH&SĐH on November 3rd 2006 by Rector of University of Social Sciences and Humanities. 6. Changes in academic process: one year extension 7. Name of the thesis’s subject: Characters soldier's wife and imperial concubine in the middle of Vietnam literature through Chinh phu ngam and Cung oan ngam khuc. 8. Major: Vietnam literature Code: 60 22 34 10. Supervisors: Assoc.Pro. Dr Tran Nho Thin - University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University 11. Summary of the findings of the thesis: - The thesis has investigated characters soldier's wife and imperial concubine which are two of character kinds in the middle of Vietnam literature currency and we have affirmed that their appearence in Chinh phu ngam and Cung oan ngam khuc is both inherited and modern changed. Soldier's wife and imperial concubine became the main characters in great poems as well as in the literature period. - Character soldier's wife and imperial concubine took the initiative the literature trend in which women were described with humanitarianism inspiration. Two Confician authors, Dang Tran Con and Nguyen Gia Thieu, two men did not have a ficed idea about women on the point of man’s power in Confuciannism, but cared about their right of survival, their deep feeling inside, specially unhappy women’s feeling and sex instinct desire. That is the first time when women were appeared in literature with full sexual element through the sympathy of the authors’ point of view. That institute on women distributed confician authors into some classes. - We also showed some formulas which had been used to describe sexual element and their mental process in the above poems. 12. Practical applicability, if any: None 13. Further research directions, if any: None 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây