Thông tin luận văn "Phụ nữ nghèo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: Thực trạng, nguyên nhân và chiến lược thoát nghèo" của HVCH Võ Thị Cẩm Ly, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Võ Thị Cẩm Ly
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/12/1978
4. Nơi sinh: Thành phố Vinh - Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 774/QĐ- KH&SĐH Ngày 18 tháng 11 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phụ nữ nghèo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: Thực trạng, nguyên nhân và chiến lược thoát nghèo
8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ts Trịnh Văn tùng, giảng viên khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Mô tả và đánh giá thực trạng cuộc sống nghèo khổ của phụ nữ nghèo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Từ đó làm rõ các nguyên nhân và yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của phụ nữ nghèo ở nơi đây.
- Tìm hiểu chiến lược mà họ đang sử dụng để thoát nghèo và dự báo xu hướng hành vi tìm cơ hội thoát nghèo của phụ nữ nghèo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đây là một hướng nghiên cứu mới mà các nghiên cứu về nghèo khổ ở đô thị trước đây chưa đề cập.
- Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp hỗ trợ phù hợp về kinh tế - xã hội giúp phụ nữ nghèo và gia đình họ thoát nghèo. Qua đó, đẩy mạnh hiệu quả của công tác xoá đói giảm nghèo của địa phương trong thời gian tới.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lí của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược, giám sát và quản lí có hiệu quả các hoạt động giảm nghèo của địa phương đặc biệt là đối với nhóm phụ nữ nghèo trong thời gian tới.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ là nền tảng để phân tích so sánh với các nhóm phụ nữ nghèo khác ở đô thị như nhóm phụ nữ nghèo di cư, phụ nữ nghèo có xuất thân từ nông thôn v.v..Từ đó, có thể đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách giảm nghèo phù hợp với từng nhóm đối tượng. Ngoài ra, nghiên cứu về chiến lược thoát nghèo của phụ nữ nghèo cũng mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng các mạng lưới xã hội của họ trong chiến lược thoát nghèo của mình.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn : Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Vo Thi Cam Ly
2. Sex: female
3. Date of birth: 04/12/1978
4. Place of birth: Vinh city, Nghe An province
5. Admission Decision number: 774/QĐ- KH&SĐH Dated: 18/ 11/ 2009 of the rector's decision University of Social Sciences and Humanities
6. Changes in study process: None
7. Official thesis title: Poor woman in Vinh city, Nghe An province: Current situation, cause of poverty and strategies for poverty reduction.
8. Major: Sociology
9. Code: 60 31 30
10. Supervisor/Thesis instructor: Dr. Trinh Van Tung, professor of Sociology, Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, National University of Hanoi.
11. Summary of the thesis’s findings:
- Describe and assess the actual poverty situation of poor women in Vinh City, Nghe An province. Indentify the causes and factors affecting poverty status of poor women in this place.
- Learn about the strategies they are using to reduce poverty and forecast behavioral trends of seeking poverty ending opportunities. This is a new research direction that studies of poverty in urban areas have not previously addressed.
- Provide appropriate social-economic recommendations and solutions to help women and their family reduce poverty. By that, it will contribute to the effectiveness of local poverty reduction in the coming time.
12. Practical application: Research results can be a reference for leaders, authorities of Vinh City, Nghe An province in strategic planning process, effective monitoring and management of local poverty reduction activities, especially for poor women in the future.
13. Further research directions: The achieved research results will be the basis for comparative analysis with other groups of poor women in urban such as migrant women, rural derived poor women etc to suggest recommendations on poverty reduction policy tailored to each social group. In addition, research on poverty reduction strategies of poor women also opens up an applied research direction on social networks in their own strategies for poverty reduction.
14. Thesis-related publications: None