1. Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Phú 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 19/05/1987
4. Nơi sinh: Xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV, ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn làm luận văn từ ngày 4 tháng 12 năm 2020 đến ngày 4 tháng 12 năm 2021 ( 12 tháng)
7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên Báo Cà Mau
8. Chuyên ngành: Báo chí học ; Mã số: 8320101.01(UD)
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thoa.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài “Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên Báo Cà Mau” làm rõ một số khái niệm , xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu; khảo sát thực trạng công tác tuyên truyền trên Báo Cà Mau. Từ đó, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên Báo Cà Mau về vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Luận văn sẽ góp phần hệ thống hoá thêm khung lý luận về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cũng như quản trị nội dung thông tin trên báo Cà Mau nói chung và báo Đảng địa phương các tỉnh có rừng trong khu vực, là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng về công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông, báo chí.
Luận văn “Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên Báo Cà Mau” đặt ra những vấn đề có tính cấp thiết về vai trò của công tác tuyên truyền trên các loại hình Báo chí và kỹ năng nghiệp vụ của Phóng viên, xử lý, cập nhật thông tin các vấn đề có liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó tác giả đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên truyền, công tác biên tập ở các trường đào tạo báo chí. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên các loại hình báo chí hiện nay.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn có giá trị tham khảo thực tiễn về công tác tuyên truyền “Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên Báo Cà Mau”. Đề tài có tác dụng góp phần vào việc giúp cho các lãnh đạo cơ quan báo chí và các nhà báo chuyên làm báo có cái nhìn rõ ràng hơn về việc xử lý nội dung thông tin thời sự có liên quan đến vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên các loại hình báo chí trong thời đại kỷ nguyên số 4.0. Đặc biệt là truyền thông đa phương tiện và kỹ năng tác nghiệp của đổi ngũ phóng viên, công tác viên và công tác biên tập trên các loại hình báo chí của Báo Cà Mau nói riêng và trong hoạt động báo chí nói chung có liên quan đến vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.Từ những kiến nghị và giải pháp trong luận văn có thể giúp cho các nhà quản lý xử lý, những phóng viên, công tác viên có những hướng tiếp cận đa dạng, phong phú hấp dẫn hơn để nâng cao hơn nữa hiệu quả tuyên truyền trên các loại hình báo chí liên quan đến vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có
INFORMATION OF THE MASTER THESIS
1. Student’s full name: Nguyen Van Phu 2. Sex: Male
3. Date of birth: 19/05/1987
4. Place of birth: Bien Bach Dong Commune, Thoi Binh District, Ca Mau Province
5. Decision on student recognition No.: 3617/2018/QD-XHNV, dated December 04, 2018 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
6. Changes during the studying process: Thesis extension from December 04, 2020 to December 04, 2021 (12 months)
7. Thesis title: The issues of forest management, protection and development on Ca Mau Press
8. Major: Journalism studies; Code: 8320101.01(UD)
9. Scientific instructor: PhD. Nguyen Thi Thoa.
10. Summary of the thesis results:
The thesis “The issues of forest management, protection and development on Ca Mau Press” clarifies some concepts, develop a theoretical framework for research issues; surveys the current status of propaganda on Ca Mau Press. Thereby, specify the advantages, limitations and causes of such limitations, then propose solutions to improve the quality of propaganda on Ca Mau Press for issues of forest management, protection and development.
The thesis will contribute to further systematize the theoretical framework on forest management, protection and development as well as the administration of information content on Ca Mau Press in general and the local Party newspaper of the provinces with forests in the region, the thesis will be a reference for research, training and fostering of the propaganda on forest management, protection and development to training and research institutions in the field of media and journalism.
The thesis “The issues of forest management, protection and development on Ca Mau Press” poses urgent issues in connection to the role of propaganda on various types of Journalism and the professional skills of Reporters, processing and updating information on issues related to forest management, protection and development. Thereby, the author has recommended and proposed a number of specific solutions for the professional training and fostering of propaganda and editing work in journalism training institutions. Since then contribute to improve the quality of propaganda on the current types of journalism.
11. The applicability in practice:
The thesis has practical reference value on propaganda "issues of forest management, protection and development on Ca Mau Press". The topic contributes to support leaders of press agencies and journalists to have a clearer view on processing news content related to issues of forest management, protection and development.
12. Further research directions:
The topic can be a reference for research works in forest management, protection and development in various types of journalism in the era of 4.0. In particular, multimedia communication and operational skills of reporters, collaborators and editing work on different types of journalism of Ca Mau Press in particular and in journalism activities in general related to the issue of forest management, protection and development. From the recommendations and solutions in the thesis, it is possible to help managers, reporters and collaborators have more attractive and diversified approaches to further improve the effectiveness of propaganda in various type of journalism related to forest management, protection and development.
13. Published works related to the thesis: not available