TTLA: Hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ (2001-2015)

Thứ ba - 06/07/2021 06:22
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Phương Lê             
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/4/1979.                                                 
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3253/2016/QĐ-XHNV, ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh theo Quyết định số 3122/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 11 năm 2017, từ “Quan hệ Việt Nam – Lào trong lĩnh vực giáo dục đào tạo (2001-2015)” (theo Quyết định cũ số 3980/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 11 năm 2016 về việc công nhận đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ) thành “Hợp tác Việt Nam – Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ (2001-2015).
7. Tên đề tài luận án: (tên luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước)
Hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ (2001-2015)
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                                      
9. Mã số: 62 31 02 06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Duy Dũng                                              
(Viện Nghiên cứu Đông Nam Á–Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên tiếp cận dưới góc độ quan hệ quốc tế (lý thuyết và thực tiễn) để nhận diện đầy đủ về hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo cán bộ (2001-2015), đưa ra cách nhìn cụ thể trong hợp tác giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giữa hai quốc gia, từ đó giúp hiểu biết toàn diện hơn về mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam  và Lào.
Luận án đã hệ thống hóa, phân tích rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Việt Nam và Lào; các quan điểm, chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước đối với hợp tác đào tạo cán bộ Lào; coi công tác đào tạo cán bộ là hạt nhân nhằm giữ vững, tăng cường tình đoàn kết đặc biệt giữa hai quốc gia vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hợp tác đào tạo cán bộ Việt Nam – Lào (2001-2015), luận án đưa ra các đánh giá khách quan, đầy đủ về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân nhằm góp phần nhận diện rõ hơn lĩnh vực hợp tác quan trọng này.
Kết quả luận án khẳng định: Để thực hiện nhiệm vụ quốc tế mang tính chiến lược lâu dài, cần phải có sự phối kết hợp của ban, bộ, ngành, các cơ quan chức năng hai nước, cũng như sự nỗ lực của các cán bộ Lào được đào tạo. Từ thực tiễn hợp tác đào tạo cán bộ giai đoạn 2001-2015, luận án gợi ý các giải pháp, đề xuất kiến nghị có tính khả thi, nhằm tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng và Nhà nước của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Thực tiễn hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa hai nước Việt Nam – Lào đã chỉ rõ  ý nghĩa chiến lược trong hợp tác quốc tế nói chung, 2 nước láng giềng nói riêng và cũng là một trong những nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của Luận án với những giải pháp cụ thể khẳng định rõ hơn tầm quan trọng trong hợp tác đào tạo cán bộ cho Lào. Đây cũng là nhiệm vụ  đặc biệt đối với các ban, bộ, ngành, địa phương của Việt Nam thời gian qua, hiện nay và sắp tới. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ hợp tác quốc tế nói chung, Việt Nam – Lào nói riêng nhằm góp phần gìn giữ, vun đắp, làm sâu sắc hơn mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Từ góc độ song phương: Luận án chỉ rõ hơn hợp tác đào tạo cán bộ cách thức hiệu quả giúp đào tạo đội ngũ hoạch định chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho Lào, chính họ là các “đại sứ hữu nghị” góp phẩn lan tỏa và củng cố tình cảm đặc biệt giữa nhân dân hai nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ hợp tác Việt Nam - Lào trong mọi lĩnh vực.
Việc Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ có kinh nghiệm, chất lượng cao cho Đảng, Nhà nước Lào thực sự rất cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Đây còn  là cơ hội để các thế hệ, nhất là các cán bộ trẻ  nhận thức rõ hơn và nêu cao tinh thần tự chủ nhằm thực hiện chiến lược, nhiệm vụ phát triển đất nước Việt Nam, Lào góp phần tăng cường tình đoàn kết đặc biệt hai nước trong điều kiện mới.
Từ góc độ đa phương: Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, cán bộ nói riêng của hai nước còn góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN ngày thêm vững mạnh, gắn kết trong xu thế các nước lớn ngày càng tăng cường hợp tác với Đông Nam Á... từ đó đóng góp vào việc củng cố hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
       - Hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Lào giai đoạn 2021-2025.
       - Hợp tác đào tạo cán bộ giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị quốc gia Lào giai đoạn (2021-2030).
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
  1. Nguyễn Phương Lê (2012), “Công tác đào tạo cán bộ Lào tại Việt Nam giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (4), tr. 65-68.
  2. Nguyễn Phương Lê (2018), “Nhìn lại 50 năm hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (1958 - 2018)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (3), tr. 53-59.
  3. Nguyễn Phương Lê (2019), “Hợp tác đào tạo cán bộ giữa Việt Nam và Lào: Thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (5), tr. 64-70.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name:  NGUYEN PHUONG LE                  2. Sex: Female
3. Date of birth: 16/4/1979                                        4. Place of birth: Thanh Hoa
5. Admission decision number:  3253/2016/QĐ-XHNV, dated Sept 30, 2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process: Adjusting of PhD thesis topic according to Decision No.3122/QD-XHNV dated November 29, 2017, from “Vietnam - Laos relations in education and training (2001-2015)” (According to the old Decision No. 3980/QD-XHNV dated November 30, 2016 on the recognition of doctoral thesis topics and instructors) into “Vietnam - Laos cooperation in cadre training (2001-2015)”.
7. Official thesis title:  Vietnam - Laos cooperation in cadre training (2001-2015)
8. Major: International Relations                           9. Code:  62 31 02 06
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Duy Dung (Institute for Southeast Asian Studies - Vietnam Academy of Social Sciences)
11. Summary of the new findings of the thesis: 
The thesis is the first  piece of research approaching from the perspective of international relations (theory and practice) to fully identify Vietnam - Laos cooperation in cadre training (2001-2015), providing a specific perspective on cooperation in education, training and human resource development between the two countries, thereby helping to have a more comprehensive understanding of the traditional friendship, special solidarity and comprehensive cooperation between Vietnam and Laos.           
The thesis has systematized and analyzed more clearly the theoretical and practical foundations of cadre training cooperation between Vietnam and Laos, the viewpoints, guidelines of the two parties and two states for cooperation in training Lao cadres; consider cadre training as the core issue in order to maintain and strengthen the special solidarity between the two countries for the sake of peace, cooperation, development and prosperity.
On the basis of analyzing the current situation of training cooperation between Vietnam and Laos (2001-2015), the thesis makes objective and complete assessments of achievements, limitations and causes to a clearer identification of this important area of cooperation.
The thesis results confirm: In order to carry out the long-term strategic international task, it is necessary to have the coordination of the ministries, branches, functional agencies of the two countries, as well as the efforts of trained Lao cadres. From the practice of cooperation in cadre training in the period 2001-2015, the thesis suggests possible solutions and recommendations, in order to strengthen cooperation in cadre training, especially leadership and management cadre training for the party and state of Lao People's Democratic Republic in the near future.
12. Practical applicability, if any: 
The practice of cooperation in training and fostering cadres between the two countries Vietnam - Laos has clearly indicated the strategic significance of international cooperation in general, the two neighboring countries in particular, and is also one of the main contents of international relations nowadays.
The research results of the thesis with specific solutions confirm more clearly the importance of cooperation in training cadres for Laos. This is also a special task for the ministries, branches, and localities of Vietnam in the past, now and future. The thesis is a useful reference in the research and teaching of international cooperation relations in general and Vietnam - Laos in particular in order to contribute to preserving, cultivating and deepening the traditional friendship, special solidarity and comprehensive cooperation between Vietnam and Laos.
From a bilateral perspective: The thesis shows more clearly that cooperation in cadre training is an effective way to help train policy makers, leaders and managers at all levels for Laos. They also are friendship ambassadors contributing to spreading and strengthening the special affection between the people of the two countries, in order to carry out the tasks of cooperation between Vietnam and Laos in all fields. Training cadres for Laos is playing important role in the context of globalization, international integration and the 4.0 revolution. This is also an opportunity for generations, especially young cadres, to be more aware of and uphold the spirit of self-control in order to implement strategies and tasks for the development of Vietnam and Laos, contributing to strengthening the special solidarity of the two countries in the new conditions.
From a multilateral perspective: Cooperation in training fhuman resources in general and cadres in particular of the two countries also contributes to building a cohesive and responsive ASEAN Community, in the context of major countries increasing their cooperation with Southeast Asia, thereby contributing to the consolidation of peace, stability, friendship, cooperation and development in the region and the world.
13. Further research directions, if any: 
- Cooperation in human resource development between Vietnam and Laos in the period of 2021-2025.
- Cooperation in cadre training between the Ho Chi Minh National Academy of Politics and the Lao National Academy of Politics in the period of 2021-2030.
14. Thesis-related publications:
- Nguyen Phuong Le (2012), “Training of Lao cadres in Vietnam in the current period”, Theoretical Education Journal (4), pp. 65-68.
- Nguyen Phuong Le (2018), “Review of 50 years of cooperation between Vietnam and Laos in cadres training and retraining (1958 - 2018)”, Journal of Southeast Asian Studies (3), pp. 53-59
- Nguyen Phuong Le (2019), “Cooperation in cadre training between Vietnam and Laos: Achievements and Challenges”, Journal of Southeast Asian Studies (5), pp. 64-70.         

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây