1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Hằng 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/11/1989 4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ – XHNV, ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Tổ chức và hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học 9. Mã số: 62 22 90 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã trình bày, phân tích, làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển và thực trạng về mặt tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhanh chóng từng bước trưởng thành và khẳng định vai trò của mình không chỉ với Phật giáo Việt Nam mà cả với xã hội, với quốc tế. Vai trò đó thể hiện qua nhiều khía cạnh như: thống nhất quản lý; tổ chức đối với các cấp hành chính; đại diện tôn giáo, Phật giáo; các mối quan hệ trong đối nội, đối ngoại của GHPGVN.
Bằng những nghiên cứu về quá trình hình thành tổ chức Phật giáo, vai trò cốt lõi của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nghiên cứu đã đi đến khẳng định 3 đặc trưng rất cơ bản mà chỉ có Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới có, hay nói khác đó chính là tính đặc thù của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay: 1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo mô hình hệ thống hành chính và vận hành theo Hiến chương; 2. Tính thống nhất trong tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; 3. Giáo hội Phật giáoViệt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Luận án chỉ ra rằng: Trong suốt 40 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển về mọi mặt, đồng thời luôn đồng hành cùng dân tộc và sự đồng hành này được thể hiện trong những hoạt động cụ thể của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như: Hoạt động Hoằng pháp; Hoạt động nghi lễ; Hoạt động giáo dục; Hoạt động hướng dẫn Phật tử; Hoạt động từ thiện xã hội; Hoạt động quốc tế. Chính những hoạt động thiết thực này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên Phật giáo Việt Nam như một nguồn lực xã hội, đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước kia cũng như trong hiện nay. Mặt khác, cũng chính những hoạt động này đã là cầu nối khuếch trương vị thế Phật giáo Việt Nam trong nước và quốc tế. Hơn nữa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nên nhiều Tăng Ni, Phật tử trong Giáo hội đã có cơ hội tham gia công tác Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhằm đóng góp sức lực trong việc an ninh xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập 4.0..
- Trên cơ sở nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Luận án chỉ ra rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay vẫn cần phải tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện hơn nữa về mọi mặt: tổ chức và hoạt động. Từ đó, Luận án đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm về nghiên cứu tôn giáo dưới góc độ thực thể tổ chức tôn giáo.
Luận án góp phần làm sáng tỏ chỉ ra những tác động xã hội từ hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qua đó cho thấy rõ hơn quan điểm có thể coi tôn giáo là một nguồn lực của xã hội
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Những kiến nghị đưa ra trong luận án có thể góp phần phát huy hơn nữa vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
- Phật giáo và các vấn đề xã hội hiện đại
- Văn hóa Phật giáo
- Vai trò của tôn giáo trong xã hội hiện nay
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
- Trần Thị Hằng, Nguyễn Thị Thúy Chinh (2017), “Công tác bảo trợ xã hội của Phật giáo Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, Nxb Tôn giáo, tr. 317 – 325.
- Trần Thị Hằng (2019), “Đặc trưng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (159), tr. 44 – 47.
- Trần Thị Hằng (2019), “Quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 5, số 2b (12/2019), tr. 212 – 221.
- Trần Thị Hằng (2020), “Công tác đối ngoại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (170), tr. 56 – 58.
- Чан Тхи Ким Оань, Ле Ба Чинь, Чан Тхи Ханг (2021), “Вклад и влияние буддизма на социальную жизнь Вьетнама», «Современная наука: актуальные проблемы теории и практики. №7 за 2021. ISSN 2220-2404 (печать) ISSN 2221-1373 (On-line)
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Tran Thi Hang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 20/11/1989 4. Place of birth: Vinh Phuc
5. Decision on Recognition of the PhD student No: 4618/2016/QĐ – XHNV, date 29/12/2016 by Rector of USSH. VNU
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Organization and activities of the Vietnam Buddhist Sangha today.
8. Major: Religious Studies 9. Code: 62 22 90 01
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Tran Thi Kim Oanh
11. Summary of new findings of the thesis:
The thesis has presented, analyzed, and clarified the process of formation, development and organizational reality of the Vietnam Buddhist Sangha. After the establishment of the Vietnam Buddhist Sangha, it has rapidly grown up step by step and affirmed its role not only with Vietnamese Buddhism but also with society and the world. That role is reflected in many aspects such as: unified management; organization for administrative levels; representatives of religion, Buddhism; the internal and external relations of the Vietnamese Buddhist Sangha.
By studying the process of forming Buddhist organizations, the core role of the Vietnam Buddhist Sangha, the research has come to affirm three basic characteristics that only the Vietnam Buddhist Sangha has, or in other words, the specificity of the organization of the the Vietnam Buddhist Sangha today: 1. The Vietnam Buddhist Sangha is organized according to the model of the administrative system and operates according to the Charter; 2. Organizational unity of the Vietnam Buddhist Sangha; 3. The Vietnam Buddhist Sangha is a member of the Vietnam Fatherland Front at all levels.
The thesis shows that: During the past 40 years, the Vietnam Buddhist Sangha has been constantly developing in all aspects, and always accompanies the nation and this companionship is reflected in the specific activities of the Vietnam Buddhist Sangha such as: Activities of propagation of faith; Ceremonial activities; Educational activities; Activities to guide Buddhists; Social charity activities; International activities. It is these practical activities of the Vietnam Buddhist Sangha that Vietnam Buddhism as a social resource has made significant contributions to the cause of national construction and defense in the past as well as in the present. On the other hand, these same activities have served as a bridge to expand the position of Vietnamese Buddhism domestically and internationally. Moreover, the Vietnam Buddhist Sangha is a member of the Vietnam Fatherland Front, so many monks and nuns and Buddhists in the Sangha have had the opportunity to participate in the work of People's Council representatives at all levels to contribute strength in social security and preserve national cultural identity in the 4.0 integration period.
- On the basis of research on the organization and operation of the Vietnam Buddhist Sangha today, the thesis shows that the current Vietnam Buddhist Sangha still needs to continue to adjust to further improve in all aspects: organization and operation. Since then, the thesis makes a number of recommendations to improve the organization and performance of the Vietnam Buddhist Sangha in the current period.
The thesis contributes to clarifying more about the study of religion from the perspective of religious organization.
The thesis contributes to clarifying and pointing out the social impacts from the activities of the Vietnam Buddhist Sangha, thereby showing more clearly the view that religion can be considered as a resource of society.
12. Practical applicability, if any:
The recommendations made in the thesis can contribute to further promoting the role of the Vietnam Buddhist Sangha in the current period.
The thesis can be used as a reference for research and teaching on religion in general and Buddhism in particular.
13. Further research directions, if any
- Buddhism and modern social problems
- Buddhist Culture
- The role of religion in today’s society
14. Thesis - related publications:
- Tran Thi Hang, Nguyen Thi Thuy Chinh (2017), “The current social protection work of Vietnamese Buddhism – current situation and solutions”, Summary records of the Scientific Conference of Promoting the role of Buddhism in socializing social work and charity, Religion Publishing House, pp. 317 – 325.
- Tran Thi Hang (2019), “Features of the Vietnamese Buddhist Sangha”, Journal of Religious Work (159), pp. 44 – 47.
- Tran Thi Hang (2019), “Relations between the Vietnamese state and the Vietnamese Buddhist Sangha”, Journal of Humanities and Social Sciences, Volume 5, No. 2b (12/2019), pp. 212 – 221.
- Tran Thi Hang (2020), “Foreign affairs of the Vietnam Buddhist Sangha today”, Journal of Religious Work (170), pp. 56 – 58.
- Tran Thi Kim Oanh, Le Ba Trinh, Tran Thi Hang (2021), Contribution of Buddhism to Vietnamese society today, Humanities, Social-economic and Social Sciences, (7), ISSN 2220-2404 (print version) ISSN 2221-1373 (On-line).