TTLA: Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội

Thứ năm - 01/07/2021 03:21
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thu Phương               2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/7/1986                                                         4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ/XHNV ngày 13 tháng 7 năm 2017 về việc công nhận nghiên cứu sinh đợt 1 năm 2017 của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 
Bổ sung cán bộ hướng dẫn và thay đổi tiên đề tài luận án tiến sĩ theo Quyết định số 644/QĐ/XHNV ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
7. Tên đề tài luận án: Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội.
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                   9. Mã số: 9760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Nguyên Anh; PGS. TS. Đoàn Thị Thanh Huyền
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Sau khi tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả đã phân tích những nội dung liên quan của các nghiên cứu đi trước, tác giả đã chỉ ra những nội dung còn thiếu trong các nghiên cứu để từ đó tìm hướng đi sâu nghiên cứu về hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi từ góc nhìn công tác xã hội
11.2. Luận án đã chỉ ra thực trạng hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi theo các khía cạnh: Hòa nhập trong học tập; hòa nhập trong định hướng nghề nghiệp; hòa nhập về sức khỏe, y tế; hòa nhập trong quan hệ xã hội. Theo đánh giá của nghiên cứu sinh, trẻ mồ côi đã được tạo cơ hội, nguồn lực nhưng vẫn gặp một số khó khăn về chính sách, đặc điểm nuôi dưỡng, năng lực hòa nhập của trẻ.
11.3. Luận án đánh giá các hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ giáo dục, định hướng nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, y tế và tham vấn cho trẻ mồ côi. Từ đó, chỉ ra một số hạn chế như: hoạt động thực hiện chưa chuyên nghiệp; cán bộ thiếu kiến thức, kỹ năng chuyên sâu; thiếu nguồn lực.
11.4. Sau khi đánh giá các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập của trẻ mồ côi, tác giả luận án đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội nhằm tăng cường hòa nhập cho trẻ mồ côi: bổ sung chính sách, quy định phát triển nghề công tác xã hội; chuyên nghiệp hóa hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập về học tập; đa dạng hóa nguồn thông tin trong định hướng nghề nghiệp; tăng cường vận động nguồn lực và nâng cao năng lực trong chăm sóc sức khỏe, y tế; thành lập phòng công tác xã hội nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội nhằm tăng cường hòa nhập cho trẻ em mồ côi.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể ứng dụng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội (mục 4.2 – Chương 4) vào thực tiễn hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi tại các Làng trẻ.
 kết quả nghiên cứu vào các hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các cơ sở trở giúp xã hội.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu về hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi khi rời các Làng trẻ trở về quê quán.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án: 
14.1. Đỗ Thị Thu Phương (2018), “Hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc tập trung từ góc nhìn công tác xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Phát triển dịch vụ trị liệu trong công tác xã hội ở Việt Nam, tr. 224 - 228.
14.2. Đỗ Thị Thu Phương (2019), “Mô hình công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại Hà Nội”, Tạp chí Xã hội học (3), tr. 71 - 85.
14.3. Đỗ Thị Thu Phương (2020), “Luật pháp, chính sách về hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (2), tr. 216 – 220.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Do Thi Thu Phuong                       2. Sex: Female
3. Date of birth: 13/07/1986                                4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 1745/2017/QĐ/XHNV, dated July 13, 2017 on the first group of doctoral students in 2017 accredited by University of Social Sciences and Humanities (Vietnam National University, Ha Noi).
6. Changes in academic process:
Both the thesis’s supervisor is added and thesis’s title is adjusted according to Decision No. 644/QD/XHNV dated March 15, 2019 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities (Hanoi National University).
7. Official thesis title: Social inclusion of orphans at SOS Children’s Village and Birla Children’s Village, Hanoi.
8. Major: Social Work                                            9. Code: 9760101.01
10. Supervisors: Prof. Dr. Dang Nguyen Anh ; Assoc. Prof. Dr Doan Thi Thanh Huyen
11. Summary of the new findings of the thesis:
11.1. After doing literature review, the author analyzed relevant contents of previous studies, pointed out missing issues in these studies to find direction, from social work perspective, for the in-depth research of activities to support social inclusion of orphans.
11.2. The thesis indicated the status of orphans’ social inclusion in terms of learning; health and medical care; career orientation and social relationship. According to the author, even though being given the opportunities and supportive resources, orphans still faced the difficulties in nurturing characteristics, policies and themselves abilities to integrate.
11.3. The thesis evaluated social work activities to support orphans in the matter of education, health care, career orientation and counselling. With that, it listed some limitations relating to unprofessional activities, officials with in-depth knowledge deficiency, lack of human resources.
11.4. After evaluating, the author proposes solutions to improve the effectiveness of social work activities, and to promote social inclusion for more orphans, including: adding policies and regulations for the development of Social Work Profession; professionalizing social work activities to support academic inclusion; diversify information sources in career orientation; mobilizing resources; increasing capacity of healthcare; establishing a department of social work.
12. Practical applicability, if any: The solutions for improving the efficiency of social work activities (Section 4.2 – Chapter 4) can be applied to support orphans’ social inclusion in Children’s Village.
13. Further research directions, if any: Social inclusion of orphans leaving Children’s Village and returning to their hometown.
14. Thesis-related publications:
14.1. Do Thi Thu Phuong (2018), “Social inclusion of orphans in intensive care units from social work perspective”, Proceedings of the International Workshop on Development of therapeutic services for Social Work in Vietnam, pp.224 – 228.
14.2. Do Thi Thu Phuong (2019), “Model of Social Work for orphans in Hanoi”, Journal of Sociology (3), pp.71 – 85.
14.3. Do Thi Thu Phuong (2020), “Laws and Policies on social inclusion for orphans in social assistance centres”, Journal of Education and Society (2), pp.216 – 220.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây