Tìm kiếm hồ sơ

TS. Nguyễn Hữu Thụ

Email thunh.ussh@hotmail.com
Chức vụ Đang cập nhật
Đơn vị Bộ môn Tôn giáo học

Giới thiệu / kỹ năng

I. Thông tin chung

  • Năm sinh: 1976.
  • Email: thunh.ussh@hotmail.com
  • Đơn vị công tác: Bộ môn Tôn giáo học
  • Học vị: Tiến sĩ                                  Năm nhận: 2014
  • Quá trình đào tạo:

1998: Đại học, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

2001: Đại học, Triết học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

2005: Thạc sĩ, Triết học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

2014: Tiến sĩ, Triết học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

  • Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh B1.
  • Hướng nghiên cứu chính: Quan điểm Mác - Ăngghen, Lê nin về tôn giáo; Tôn giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam (Cao Đài, Hoà Hảo, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực….); Một số tôn giáo và tín ngưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam; Pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam.

II. Công trình khoa học

Chương sách

  1. “Từ mối quan hệ biện chứng giữa tôn giáo và văn hoá, thử nhìn nhận vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong mối quan hệ với văn hoá của người Việt vùng đồng bằng sông Hồng” (trong Mấy vấn đề về tôn giáo học và giảng dạy tôn giáo học, Kỷ yếu hội thảo), Nxb Từ điển Bách khoa, 2010, tr. 170-195.
  2. “Dấu ấn sự giao lưu văn hoá trong quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” (trong Văn hoá tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hoá, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), Nxb Tôn giáo, 2010, tr. 325-338.
  3.  “Thế giới bên kia” trong mối quan hệ với thế giới hiện thực trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt” (trong Một số vấn đề triết học tôn giáo hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), Nxb Tôn giáo, 2011, tr. 366-376.
  4. “Về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ - dưới khía cạnh triết học” (trong Văn hóa thờ Nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và Châu Á: bản sắc và giá trị, Kỷ yếu hội thảo quốc tế), Nxb Thế giới, 2013, tr. 581-591.
  5. “Tôn giáo, phương thức phản ánh, phản kháng lại tồn tại xã hội (qua nghiên cứu hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh)” (trong Tôn giáo trong đời sống công chúng, Kỷ yếu hội thảo quốc tế), Nxb Tôn giáo, 2015, tr. 283-300.
  6. “Sự tiếp biến tư tưởng Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam (qua nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du)” (trong Nghiên cứu triết học ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề lý luận, Kỷ yếu Hội thảo), Nxb Chính trị Quốc gia, 2016, tr. 496-511.
  7. “Về sự khác biệt trong việc xác lập thế ở Việt Nam giữa Nho giáo và Phật giáo thời kỳ đầu du nhập, Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỉ nguyên độc lập”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, 2011.
  8. “Về văn hoá ứng xử của người Việt với tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu”, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, 2008, Nxb ĐHQGHN.

Bài báo

  1. “Đôi điều về sự tiếp xúc giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu qua truyền thuyết phật Mẫu Man Nương và Thánh mẫu Liễu Hạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (4), tr. 27-30, 2009.
  2. “Về cơ sở hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ - xét dưới góc độ triết học”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (1), tr. 20-32, 2012.
  3. “Vai trò của triết học Mác trong việc nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (7), tr. 3-6, 2013.
  4. “Sự giải thích về thế giới và con người của người Mông (Qua khảo cứu “Tang ca” (Kruôz cê) của người Mông Lềnh ở Sa Pa), Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (3&4), 2017.

III. Đề tài KH&CN các cấp

  1. Bước đầu tìm hiểu về tín ngưỡng Mẫu “Đạo Mẫu ở Việt Nam” (tham gia), Đề tài cấp ĐHQG HN, QX.2002.11, 2004.
  2. Thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ (chủ trì), Đề tài cấp Trường, T.05.08, 2005.
  3. Bước đầu tìm hiểu khía cạnh triết học trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đống bằng Bắc Bộ - qua khảo cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thời thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ mẫu (Chủ trì), Đề tài cấp ĐHQG HN, QX.2007-28, 2010.
  4. Nghiên cứu đánh giá xu hướng tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Mông theo đạo Tin lành và một số hiện tượng tôn giáo mới vùng Tây Bắc (Thư ký khoa học),  Đề tài cấp nhà nước, KHCN-TB.13X/13-18, 2014 - 2016.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây