Thời gian: Từ 7h ngày 25 và 26/3/2023 (thứ Bẩy và Chủ nhật)
Địa điểm: Tầng 3, 4 Nhà nối B – C Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Lưu ý: Giấy báo dự thi, những thông tin dự thi đều sẽ được gửi cho thí sinh trước 7 ngày thi qua email hoặc thí sinh có thể tự tra cứu tại địa chỉ http://khaothi.vnu.edu.vn.
Có khoảng 60 trường ĐH sử dụng kết quả trong Kỳ thi đánh giá năng lực (HAS) của ĐHQG Hà Nội để làm căn cứ xét tuyển. Các thí sinh cần nghiên cứu kĩ cấu trúc bài thi, đề cương chi tiết và phương pháp làm bài để ôn tập và có được điểm số tốt nhất.
1. Cấu trúc bài thi:
Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.
Thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực chính là: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, lập luận, tư duy logic, tính toán, xử lý dữ liệu; và Năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học (Tự nhiên - Xã hội).
Độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ: Cấp độ 1: 20%, Cấp độ 2: 60%, Cấp độ 3: 20%.
Bài thi HSA gồm 03 phần thi:
Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút).
Phần 2 : Tư duy định tính (Ngữ văn – Ngôn ngữ, 50 câu hỏi – 60 phút), Phần 3 - Khoa học (Tự nhiên - Xã hội, 50 câu hỏi – 60 phút).
Tổng số câu hỏi chấm điểm là 150 câu hỏi trong đó có 132 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn với 01 đáp án đúng duy nhất, 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Toán học, 03 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Vật Lý, Hóa học, Sinh học.
Trong mỗi phần có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng có thể kèm thêm 1-4 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) được trộn vào một cách ngẫu nhiên. Bài thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2-4 phút.
Kiến thức trong phần 1 và 2 được phân bổ như sau: Phần 1 và phần 2: Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%, kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%, Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
Phần 3: Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%, Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
Mô hình cấu trúc bài thi ĐGNL học sinh THPT
2. Đề cương chi tiết bài thi HSA như sau:
3. Hình thức thi, Phương pháp làm bài và Phương pháp chấm điểm:
Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh.
Mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của ba phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm.
Bảng điểm kết quả bao gồm điểm tổng (tối đa 150 điểm) và 3 đầu điểm thành phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học.
4. Những điều cần lưu ý:
- Thời gian làm bài là 195 phút, các em cần có kế hoạch ôn luyện, nghỉ ngơi hợp lí để đảm bảo sức khoẻ thật tốt, sự tập trung cao trong quá trình làm bài.
- Trước khi đến địa điểm thi, cần kiểm tra lại để chắc chắn mang theo đầy đủ CCCD, đồ dùng học tập cần thiết, Atlas địa lí (nếu cần), máy tính cá nhân phải nằm trong danh mục được phép mang vào phòng thi.
- Khi vào phòng thi, trước khi bắt đầu làm bài, thí sinh cần đọc thật kĩ Hướng dẫn quy chế thi.
- Nên cân đối thời gian di chuyển để đến địa điểm thi trước thời gian bắt đầu ca thi 15 phút để làm thủ tục.
Nhân văn Hà Nội nồng nhiệt chào đón và chúc tất cả các em học sinh ôn tập thật tốt và giành được điểm số cao nhất !