Tăng cường mở rộng hợp tác nghiên cứu và giảng dạy Triết học giữa Trường ĐH KHXH&NV và trường Đại học Quảng Tây, Trung Quốc.

Thứ ba - 06/06/2023 03:25
Ngày 05/06/2023, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, Đại học Quảng Tây, Trung Quốc do GS.TS. Từ Tấn Pháp làm trưởng đoàn trên khuôn khổ bàn về hợp tác trao đổi giáo dục
Tham dự buổi làm việc còn có TS. Phạm Hoàng Hưng - Trưởng phòng Hợp tác và Phát triển, ThS. Phạm Châm Anh - Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học; TS. Phạm Hoàng Giang - Trưởng Khoa Triết học, ông Tiêu lệ Giang - Phó Chủ nhiệm thường trực Nghiên cứu và đào tạo, giảng viên môn lý luận giáo dục chính trị tư tưởng các trường đại học và cao đẳng toàn quốc, Đại học Quảng Tây, Trung Quốc và đại diện các phòng chức năng của Trường ĐHKHXH&NV.
 
Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn chia sẻ về quá trình và đánh giá cao các thành tựu hợp tác giữa Trường ĐH KHXH&NV và Trường Đại học Quảng Tây, Trung Quốc.
Phát biểu khai mạc phiên làm việc, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn đã có những giới thiệu  khái quát lịch sử phát triển, các thế mạnh, các khoa, ngành đào tạo của Trường ĐHKHXH&NV, đồng thời nhấn mạnh: Trường ĐHKHXH&NV đã và đang triển khai hiệu quả hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với nhiều trường Đại học và cơ sở nghiên cứu, đào tạo tạo trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng trong đào tạo và phát triển nghiên cứu khoa học của Trường.
Trong những năm gần đây, Nhà trường đã có quan hệ hợp tác với 60 trường đại học, viện nghiên cứu của Trung Quốc  và là địa chỉ đạo tạo uy tín được các sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh đến từ Trung Quốc tin tưởng. Hiện nay, trường ĐH KHXH&NV có khoảng 200 sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Ngôn ngữ học, Văn học, Xã hội học. Đặc biệt, Trường ĐH KHXH&NV thu hút nhiều học viên, nghiên cứu sinh Trung Quốc tham gia học tập các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ. Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh với vị thế, tầm nhìn tương đồng của trường ĐH KHXH&NV và trường Đại học Quảng Tây, cùng với sự thuận lợi về mặt địa lí, sẽ là cơ hội và điều kiện thuận lợi để hai bên đẩy mạnh trao đổi học thuật và giao lưu sinh viên, giảng viên giữa hai cơ sở đào tạo.

TS. Phạm Hoàng Giang - Trưởng Khoa Triết học chia sẻ thêm về lịch sử, chương trình đào tạo của Khoa Triết tại trường ĐH KHXH&NV: Với Triết lí giáo dục: "Lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu chính", Khoa Triết học trường ĐH KHXH&NV hướng đến việc tập trung xây dựng mới và xây dựng lại một số học phần chuyên ngành triết học Mác – Lênin, lịch sử triết học và tôn giáo học phương Đông, phương Tây đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo quốc tế.
Hiện nay, Trường ĐH KHXH&NV có hơn 70 cán bộ, giảng viên có chuyên môn cao (GS, PGS, Tiến sĩ, thạc sĩ) về Triết học. Hàng năm, các cán bộ của trường đào tạo các học phần lý luận chính trị cho khoảng 14.000 sinh viên trong toàn ĐHQGHN. Khoa cũng làm đầu mối tổ chức thành công nhiều hội thảo liên kết với các trường Đại học trong cùng lĩnh vực, xuất bản được nhiều ấn phẩm khoa học có tẩm ảnh hưởng và giá trị học thuật cao, trong đó có thể kể đến Hội thảo “HỌC TẬP, GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY” được tổ chức vào cuối năm 2022.
 
GS.TS. Từ Tấn Pháp - Viện trưởng Viện NC Chủ nghĩa Mác, Đại học Quảng Tây bày tỏ kì vọng về sự hợp tác giữa Trường ĐH KHXH&NV và Trường Đại học Quảng Tây
Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS. Từ Tấn Pháp - Viện trưởng Viện NC Chủ nghĩa Mác, Đại học Quảng Tây đánh giá cao những kết quả của trường ĐH KHXH&NV nói chung và ngành Triết học của nhà trường nói riêng. Trên cơ sở này, GS.TS. Từ Tấn Pháp tin tưởng rằng, việc hợp tác tổ chức hội thảo giữa hai cơ sở đào tạo sẽ thu được nhiều kết quả đáng mong đợi. Hội thảo sẽ đi sâu vào việc bàn luận và trao đổi về các khó khăn cũng như chia sẻ về các điểm mạnh trong việc đào tạo ngành Triết học và hướng đến việc hoàn thiện, cải tiến chương trình dạy - học ngành Triết của hai cơ sở đào tạo. Hội thảo sẽ có sự tham gia của nhiều cơ sở, viện nghiên cứu, nhà xuất bản uy tín n tham dự, và báo cáo nghiên cứu của hội thảo sẽ được xuất bản song ngữ Việt - Trung nhằm mở rộng khả năng tiếp cận đến với độc giả Việt Nam - Trung Quốc.
Kết thúc phiên làm việc, GS.TS. Từ Tấn Pháp nhấn mạnh việc đẩy mạnh sự phát triển nền giáo dục Triết học của hai nước, đồng thời hướng đến việc tạo ra nhiều cơ hội trao đổi cho sinh viên giữa Trường ĐH KHXH&NV và Trường Đại học Quảng Tây trong tương lai.
 

Một số hình ảnh tại phiên làm việc:
 
 
 

Tác giả: Đại Hữu - USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây