Về phía Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có sự tham dự của PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng nhà trường, đại diện Khoa Ngôn ngữ học và đại diện các phòng chức năng cùng các giảng viên, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã gửi lời trân trọng cảm ơn các nhà nghiên cứu đã có những đóng góp khoa học làm nên sự thành công của hội thảo. Phó Hiệu trưởng chia sẻ, VNU-USSH là thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội - đại học nằm trong top của các bảng xếp hạng uy tín quốc tế, là trường đại học hàng đầu của Việt Nam về đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội. Đặc biệt, nhà trường luôn chú trọng đầu tư và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, trong đó có địa lý, nhằm góp phần khẳng định vị thế của nhà trường trên bản đồ khoa học trong nước và quốc tế.
Theo Phó Hiệu trưởng, Hội nghị quốc tế về Ngôn ngữ học địa lý châu Á lần thứ 5 là một hội thảo chuyên đề khá mới mẻ, đặc biệt được quan tâm tại Việt Nam cùng với sự xuất hiện của Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Vì vậy, Hội thảo sẽ góp phần thúc đẩy việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin và địa lý vào nghiên cứu ngôn ngữ học, Việt ngữ học và lập bản đồ ngôn ngữ/ phương ngữ Việt Nam. PGS.TS Đào Thanh Trường khẳng định, các kết quả thu được từ Hội thảo cũng sẽ được ứng dụng vào nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác.
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày từ ngày 04/05 - 05/05/2023 theo hình thức trực tiếp và online, tạo điều kiện tối đa cho việc trao đổi thông tin giữa các học giả, với 21 báo cáo, nghiên cứu chất lượng cao về địa lý, ngôn ngữ, con người. Trong đó, trường VNU-USSH đóng góp 04 nghiên cứu chuyên sâu:
1. Phân bố địa lý tên gọi chỉ "người" (person/people) của ngôn ngữ Môn-Khmer ở Đông Nam Á hiện nay góp phần minh chứng về vị trí ban đầu (homeland) của cư dân Lạc Việt – GS.TS Trần Trí Dõi, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đặc điểm và sự phân bố địa lý các biến thể từ thân tộc chỉ quan hệ bên mẹ trong thổ ngữ Sơn Tây (Hà Nội) – PGS.TS Trịnh Cẩm Lan, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Phân bố địa lý của địa danh có yếu tố “kẻ” ở đồng bằng Bắc Bộ - TS. Trương Nhật Vinh, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Thanh điệu với tư cách là một tiêu chí để xác định một thổ ngữ/phương ngữ: trường hợp tiếng Tai Yo qua sự phân bố địa lý của thanh điệu – Sầm Công Danh, HVCH, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngôn ngữ học châu Á là một thế mạnh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN với nhiều công trình nghiên cứu khoa học giá trị. Trong đó, Khoa Ngôn ngữ học là một trong những Khoa có bề dày truyền thống bậc nhất của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Ngành Ngôn ngữ học trong những năm gần đây ngày càng phát triển theo hướng tăng cường những nội dung mang ứng dụng cao, nên đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ. Để giúp các bạn học sinh có được cái nhìn toàn diện về chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp, định hướng phát triển của ngành, USSH Media trân trọng giới thiệu bài chia sẻ của PGS.TS Trịnh Cẩm Lan - Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV.
Hội nghị quốc tế về Ngôn ngữ học châu Á (ICAG) là một chuỗi với mục tiêu cung cấp một diễn đàn để thu hút các học giả quan tâm đến địa ngôn ngữ học để chia sẻ những phát hiện mới, kết quả nghiên cứu mới. Phạm vi của lĩnh vực mà ICAG quan tâm tập trung vào (1) phương ngữ học truyền thống hay phương ngữ học trong một ngôn ngữ hoặc một họ ngôn ngữ, (2) các nghiên cứu địa lý chứa đựng các quan điểm ngôn ngữ học xã hội, chẳng hạn như các quan điểm về tuổi tác, giới tính và sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội và (3) nghiên cứu mang tính loại hình học về sự phân bố địa lý của ngôn ngữ.
Các hội thảo ICAG đã tổ chức:
• ICAG-1, năm 2012 tại Đại học Aoyama Gakuin University, Tokyo, Nhật Bản;
• ICAG-2, năm 2014 tại Đại học Chulalongkorn, Bangkok, Thái Lan;
• ICAG-3, năm 2016 tại the Đại học Hoàng gia Phnom Penh, Campuchia; và
• ICAG-4, năm 2018 tại Universitas Indonesia, Jakarta, Indonesia.
Tin bài liên quan:
Ngành Ngôn ngữ học: Hướng tới ứng dụng và liên ngành