Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng trong xây dựng và vận hành Chương trình đào tạo ngành Hán Nôm

Thứ ba - 08/11/2022 21:29
Sáng ngày 5/11/2022, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bộ môn Hán Nôm (thuộc Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã tổ chức tọa đàm khoa học “Nâng cao chất lượng trong xây dựng và vận hành Chương trình đào tạo ngành Hán Nôm”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ngành Hán Nôm, thuộc Khoa Văn học trường ĐHKHXH&NV (12/11/1972-12/11/2022).
Tọa đàm đã nhận được sự quan tâm từ đông đảo các bên liên quan là các giảng viên, học viên, sinh viên trong trường cũng như từ các đơn vị đào tạo công lập và ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội, các nhà khoa học, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên,…
14
Toàn cảnh Hội thảo
Ban tổ chức Tọa đàm mong muốn được lắng nghe nhiều ý kiến góp ý nhất có thể, từ đó đi sâu trao đổi vào các vấn đề cụ thể, chỉ ra những tồn tại, khiếm khuyết, bất cập trong CTĐT cũng như việc vận hành CTĐT và các kiến nghị về điều chỉnh CTĐT. Từ đó hướng tới xây dựng một Chương trình đào tạo ngành Hán Nôm ngày một thích ứng với môi trường học tập và nghiên cứu thời đại toàn cầu hóa cũng như đáp ứng tốt đòi hỏi của thị trường việc làm đương đại nhưng vẫn giữ được các giá trị cốt lõi làm nên bản sắc riêng của ngành.
13
Chủ trì Tọa đàm (từ trái sang): PTS. TS Phạm Văn Khoái, TS. Lê Văn Cường, TS. Đinh Thanh Hiếu 
 
12
TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng (Phó Trưởng Khoa Văn học, đơn vị trực tiếp quản lý ngành Hán Nôm) phát biểu đầu Tọa đàm
Hội thảo đã nhận được ý kiến trao đổi rất cởi mở, sôi nổi từ phía đơn vị quản lí, vận hành CTĐT ngành Hán Nôm,từ các chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, các cơ quan với tư cách là nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp; từ các cựu giảng viên, sinh viên của Bộ môn.
 
11
TS. Đinh Thanh Hiếu báo cáo về việc vận hành CTĐT Đại học ngành Hán Nôm
10
PGS.TS Phạm Văn Khoái báo cáo về việc vận hành CTĐT sau đại học ngành Hán Nôm
Tọa đàm đã nhận được những ý kiến phát biểu thân tình, giàu hoài niệm từ các thế hệ cựu sinh viên, cựu giáo chức về quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Hán Nôm từ buổi đầu cho tới ngày nay.
9
PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh (nguyên chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm, giảng viên lão thành, người đã có những đóng góp to lớn cho sự hình thành và phát triển của ngành Hán Nôm) chia sẻ hồi tưởng về buổi đầu của ngành, ghi nhận những thành tựu ngành đã đạt được cho tới nay, bày tỏ niềm tin và kỳ vọng vào sự phát triển của ngành với tinh thần “Văn hóa Hán Nôm”.
 
8
PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh (cựu sinh viên khóa 2, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm, giảng viên kiêm nhiệm ngành Hán Nôm), phát biểu trên góc độ là người gắn bó với ngành Hán Nôm qua nhiều thập kỷ, đồng thời cũng là một cựu sinh viên của trường, nhà tuyển dụng, giảng viên của ngành, thành viên hội đầm thẩm định các CTĐT của ngành.
 
7
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chung (cựu sinh viên, trưởng Bộ môn Hán Nôm, Khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm Hà Nội) phát biểu báo cáo từ góc độ đơn vị đào tạo ngoài trường
 
 
6
PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường (cựu sinh viên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm, giảng viên kiêm nhiệm ngành Hán Nôm (ĐHKHXH&NV), Trưởng Bộ môn Hán Nôm-Học viện Khoa học Xã hội) phát biểu từ góc độ nhà tuyển dụng là cơ quan nghiên cứu, đồng thời cũng là đơn vị đào tạo Hán Nôm ở các cấp sau Đại học của Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
 
5
PGS.TS Phạm Văn Ánh (cựu sinh viên, phó Viện trưởng Viện Văn học) phát biểu từ góc độ nhà tuyển dụng, người thẩm định.
4
Ông Lê Trung Kiên (đốc giáo Nhân Mỹ học đường) phát biểu từ góc độ đào tạo Hán Nôm dưới hình thức xã hội hóa
 
3
Ông Phạm Đình Hải (bên trái, cựu sinh viên, phó Tổng biên tập Báo Thời đại), dự hội thảo và phát biểu từ góc độ nhà tuyển dụng và đòi hỏi của thị trường việc làm
 
2
TS. Vũ Thị Hương (cựu sinh viên, Trưởng ban thư ký Dự án dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các kinh điển Phương Đông, Viện Trần Nhân Tông) phát biểu với tư cách nhà tuyển dụng. 
Các ý kiến phát biểu từ các trường đại học, viện nghiên cứu, đơn vị tuyển dụng đều đánh giá rất cao thành tựu của ngành Hán Nôm trong suốt nửa thập kỉ qua, khẳng định vị thế hàng đầu trong đào tạo ngành Hán Nôm không chỉ ở Hà Nội và trong cả nước. CTĐT ngày càng thay đổi, điều chỉnh theo hướng bám sát nhu cầu của thực tiễn, vừa vẫn giữ được bản sắc của ngành Hán Nôm - Nhân văn. Sinh viên tốt nghiệp từ Bộ môn Hán Nôm vừa có chuyên môn sâu vừa có phông văn hóa rộng và kĩ năng tốt.
Thông qua Tọa đàm, Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học (ĐHKHXH&NV), đơn vị xây dựng và vận hành CTĐT ngành Hán Nôm đã nhận được nhiều ý kiến quý báu từ các góc độ tiếp cận khác nhau từ các bên liên quan, đây là những dữ liệu quan trọng để từ đó CTĐT tiếp tục được hoàn thiện và vận hành một cách hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của thời đại.
1
Các đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh kỉ niệm
Tọa đàm kết thúc trong không khí thân tình, hân hoan hướng tới Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ngành Hán Nôm – khoa Văn học, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 12/11/2022 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Tác giả: Bộ môn Hán Nôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây