Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á (Group of Maritime and Asian Commercial Studies, VNU) có lịch sử từ năm 1999 (khi đó có tên gọi là Nhóm Nghiên cứu Thương mại châu Á - Group of Asian Commercial Studies, USSH, VNU - được thành lập trên cơ sở một số thành viên của Bộ môn Lịch sử Thế giới (nay là Bộ môn Lịch sử Toàn cầu), Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong quá trình phát triển, thành viên của Nhóm đã có sự mở rộng. Trải qua gần 25 năm phát triển, Nhóm đã đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và hợp tác quốc tế.
Từ năm 1990, tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi. Trước những điều kiện lịch sử mới và yêu cầu đặt ra đối với giới nghiên cứu, vì sự phát triển của đất nước và yêu cầu tự thân của các ngành học, nhiều nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong đó có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu về Lịch sử thế giới nhận thấy phải đổi mới trong tư duy, hành động. Trong bối cảnh đó, các thành viên Bộ môn Lịch sử Thế giới nhận thấy: cần phải mau chóng thay đổi, thích ứng, hội nhập với môi trường học thuật khu vực, quốc tế, đồng thời phải mạnh dạn đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu mới, góp phần làm sáng tỏ những đặc tính tiêu biểu và vị thế của Việt Nam với tư cách là một thành viên gắn bó mật thiết của khu vực. Dưới sự tập hợp và dẫn dắt của GS.TS. Nguyễn Văn Kim, Trưởng Bộ môn Lịch sử Thế giới, Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á được hình thành và ngày càng phát triển vững chắc. Các thành viên trong Nhóm đã tham gia, tổ chức các chương trình, đề tài dự án nghiên cứu, thiết lập quan hệ với các quan hệ đối tác, củng cố vị thế, mở rộng như ảnh hưởng về chuyên môn của Nhóm.
Thực hiện phương châm: Nghiên cứu Lịch sử thế giới phải xuất phát từ vị thế của Việt Nam, đặt trong mối quan hệ và vì lợi ích của Việt Nam mà Trưởng nhóm đề xuất, từ năm 1999, Nhóm đã xác định hướng nghiên cứu căn bản, chuyên sâu về thương mại đặc biệt là giao thương trên biển của Việt Nam với các quốc gia Đông Á. Định hướng nghiên cứu đó không chỉ góp phần làm sáng tỏ truyền thống khai thác biển, phát triển kinh tế biển, các mối giao lưu kinh tế, văn hóa trên biển trong lịch sử Việt Nam mà còn hướng đến một cái nhìn toàn diện và ngày càng sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Từ việc tập trung nghiên cứu thương mại biển, Nhóm cũng quan tâm nghiên cứu quá trình khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Trong quá trình đào tạo, nghiên cứu, Nhóm luôn coi trọng việc tiếp thu, phát triển hệ thống lý thuyết, phương pháp và luôn gắn lý thuyết, lý luận, phương pháp nghiên cứu với thực tiễn để xây dựng, củng cố những nền tảng căn bản cho sự phát triển bền vững của Nhóm.
Năm 2015, Nhóm Nghiên cứu Lịch sử và quan hệ thương mại châu Á chính thức được công nhận là một trong 21 Nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQGHN. Với những thành tích đạt đạt được, Nhóm đã khẳng định được vị thế hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và kết hợp giữa nghiên cứu, đào tạo với công bố các kết quả nghiên cứu.
Năm 2023, đổi tên thành Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á và được ĐHQGHN tiếp tục công nhận Nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQGHN.
I. TRƯỞNG NHÓM - GS.TS NGUYỄN VĂN KIM
Giáo sư Nguyễn Văn Kim đã đề xuất và chủ trì xây dựng thuyết minh đề án KHCN cấp Quốc gia: Điều tra tổng hợp, đánh giá đặc trưng văn minh sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu (Đề án thuộc Chương trình trọng điểm: Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030) thời gian thực hiện 2022-2025; Chủ nhiệm, Đồng Chủ biên đề tài KH&CN cấp quốc gia: Nam Bộ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI thuộc đề án “Quá trình hình thành, phát triển vùng đất Nam Bộ”; Lịch sử Việt Nam, Tập 3 (179-905) (KHXH-LSVN.03/14-18); Địa chí Quốc gia Việt Nam, Tập Cương vực, Quyển 4: Biển và Hải đảo (Dự án đặc biệt cấp Quốc gia)…
Giáo sư còn làm chủ nhiệm các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: Quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVI-XVII; Sự hình thành, phát triển của các quốc gia cổ Đông Nam Á và các mối quan hệ khu vực; Vân Đồn - Thương cảng quốc tế của Việt Nam; Tác động của tiếp biến văn hóa đến phát triển ở Việt Nam hiện nay; Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015), Tập 4 (Phụ trách lĩnh vực Dân tộc và Tôn giáo); Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, Quyển 28 (tham gia biên soạn phần: Chính trị, Ngoại giao, Tổ chức)…
Bên cạnh đó, Giáo sư cũng là Chủ nhiệm các nhiệm vụ KH&CN hợp tác quốc tế: Viet Nam - Japan: Traditional trading relations (Sumitomo Foundation); “Ensnared in War: The Koreans and Vietnamese in World War II” (hợp tác với Quỹ nghiên cứu học thuật Hàn Quốc); “Bridging the Isolated Gulf: A Study of the Japanese-Spanish Alliance to Establish the Tonkin - Manila Trade Route in the Middle of the Seventeenth Century (Dự án quốc tế với sự tài trợ của Quỹ Sumitomo, Nhật Bản).
GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim cũng là chủ biên, đồng chủ biên, tác giả của nhiều công trình có giá trị tư vấn chính sách được ứng dụng cho các Ban của Đảng, các cơ quan Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
- Chuyên khảo Vân Đồn - Thương cảng quốc tế của Việt Nam (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2014, 2016, Giải thưởng Công trình khoa học và Công nghệ tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014, Giải thưởng Sách hay của Hội xuất bản Việt Nam năm 2015) của Trưởng nhóm là một sản phẩm KH&CN tiêu biểu. UBND Tỉnh Quảng Ninh cũng đã có văn bản số 7103/UBND-VX ngày 12/12/2014 gửi ĐHQG HN, Trường ĐH KHXH&NV và tác giả ghi nhận giá trị, đóng góp của công trình. Vừa qua, công trình đã được đề xuất là cơ sở khoa học để xây dựng Hồ sơ đề nghị xếp hạng Quần thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn là Di tích Quốc gia đặc biệt.
- Công trình Việt Nam - Tiềm năng và vị thế (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2021) vừa qua đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị số hóa để phổ biến rộng rãi trong xã hội, nhằm nâng cao hiểu biết về tiềm năng, vị thế của các vùng, câc địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT&XH của các vùng và địa phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Một số công trình khác như: Người Việt với biển (Cb, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2011); Việt Nam - Truyền thống kinh tế, văn hóa biển (Đcb, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2015), Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở Việt Nam (Cb, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2016), Biển với lục địa - Vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dòng sông miền Trung (Đcb, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2018), Huyền thoại về một vùng đất - Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Êđê (Nxb. Khoa học Xã hội, H., 2021) đã được đề cử, nhận các giải thưởng cũng như có những đóng góp quan trọng trong việc tư vấn và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cho Đảng, Nhà nước và các địa phương.
Trong những năm qua, GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim công bố nhiều công trình khoa học (bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ quốc tế) về Lịch sử bang giao, thương mại biển, văn minh sinh thái biển, phát triển bền vững kinh tế biển… trong tổng số trên 300 công trình đã công bố. Nhiều cuốn sách, chuyên luận đã đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín ở trong nước, quốc tế.
Tham khảo thông tin về thành tựu nghiên cứu của GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim tại link:
tại đây
II. THÀNH VIÊN CHỦ CHỐT CỦA NHÓM
Cùng với các thành viên trên, Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á còn có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu của ĐHQG HN, các viện nghiên cứu, trường đại học: TS. Đinh Tiến Hiếu, GVC, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV; TS. Trần Xuân Thanh, NCV, Trung tâm Biển và Hải đảo, Trường ĐH KHXH&NV; TS. Đinh Đức Tiến, GVC, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV; TS. Hồ Thành Tâm, GV, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV; ThS.NCS Vũ Thị Xuyến, GV, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường ĐH KHXH&NV; ThS.NCS. Trần Văn Mạnh, NCV, Trung tâm Biển và Hải đảo, Trường ĐH KHXH&NV; TS. Lê Thị Khánh Ly, GVC Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; TS. Nguyễn Tiến Dũng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; NCS. Đỗ Trường Giang, NCV, Viện NC Kinh thành, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; ThS.NCS Lê Thế Lâm, GV, Học viện I, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,...
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM
Những định hướng nghiên cứu trên đây góp phần hướng đến nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn về lịch sử Việt Nam cũng như vị thế, vai trò của biển đảo Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế. Các định hướng nghiên cứu đó cũng làm rõ hơn tiềm năng của kinh tế biển Việt Nam, chuẩn bị những luận cứ, cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển, khai thác, phát huy các nguồn tài nguyên biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo và việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TRỌNG TÂM CỦA NHÓM
Trong 3 năm tới (2023-2025), ưu tiên hàng đầu của Nhóm nghiên cứu Biển và thương mại châu Á là tập trung triển khai Dự án: Điều tra tổng hợp, đánh giá đặc trưng văn minh sinh thái biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu (Dự án đặc biệt cấp Quốc gia thuộc “Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030”.
Dựa trên kết quả điều tra cơ bản và tổng thể toàn bộ các nền văn hóa, các di sản văn hóa biển trên quy mô cả nước; đánh giá trữ lượng, giá trị đặc sắc cuả các di sản, các loại hình di sản qua các thời đại lịch sử, khả năng phát huy giá trị của các di sản đó trong hiện tại và tương lai; Dự án sẽ đề xuất các giải pháp về chính sách, chiến lược, quy hoạch, quản lý, bảo tồn, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa, văn minh sinh thái biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu…
V. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY
1. Công bố các công trình nghiên cứu trên Tạp chí ISI, Scopus và các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín
- Trong 3 năm gần đây, Nhóm đã công bố nhiều công trình về lịch sử bang giao, thương mại biển… trên các tạp chí khoa học quốc tế và trong nước có uy tín.
- Trong những năm gần đây, Trưởng nhóm còn xuất bản nhiều công trình khoa học khác (bằng tiếng Anh và một số ngôn ngữ quốc tế) về lịch sử bang giao, lịch sử thương mại biển, văn minh sinh thái biển, phát triển bền vững kinh tế biển… trong tổng số trên 300 công trình đã công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín ở trong nước. Những công trình nghiên cứu đó đã góp phần làm rõ truyền thống khai thác biển, phát triển kinh tế biển, các mối giao thương trên biển trong lịch sử Việt Nam mà còn góp phần hướng đến một cái nhìn toàn diện về lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Từ việc tập trung nghiên cứu thương mại biển, những nghiên cứu đó còn tập trung nghiên cứu về quá trình khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam; đề xuất các giải pháp về chính sách, chiến lược, quy hoạch bảo tồn, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa, văn minh sinh thái biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam.
- Cùng với việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế, trong những năm qua, Nhóm đã (kết hợp với Trung tâm Biển và Hải đảo) tổ chức thành công một số Hội thảo khoa học về lịch sử bang giao, thương mại biển như: “Biển với lục địa - Vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dòng sông miền Trung” (phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam); “Hệ thống thương cảng Bắc Trung Bộ - Tiềm năng, vị thế và các mối giao lưu vùng, liên vùng” (phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội); “Hệ thống thương cảng Nam Trung Bộ - Tiềm năng, vị thế và các mối giao lưu vùng, liên vùng” (phối hợp với Thành phố Hội An - Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An)... Đây là các hội thảo thể hiện tư duy nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với liên ngành nhằm tiếp tục làm sáng tỏ tiềm năng, vị thế của biển Việt Nam; truyền thống văn hóa biển; quan hệ kinh tế, bang giao trên biển của Việt Nam với các quốc gia khu vực và quốc tế.
Hội thảo khoa học "Nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy Quần thể di tích thương cảng Vân Đồn"
Hội thảo khoa học quốc gia "Thương cảng Hội An và hệ thống thương cảng Nam Trung bộ: Tiềm năng, vị thế và các mối giao lưu liên vùng"
2. Về năng lực hợp tác KH&CN
Trong quan hệ hợp tác, Nhóm đã có quan hệ hợp tác với nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Cùng với các thành viên chủ chốt, Nhóm nghiên cứu còn có sự tham gia và tư vấn của: GS.NGND. Vũ Dương Ninh, GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ (ĐHQG HN); GS.TS Kikuchi Seiichi (Đại học Chiêu Hòa), GS.TS Momoki Shiro (Đại học Osaka, Nhật Bản), GS.TS Bruce Lockhart (Đại học Quốc gia Singapore)... Các chuyên gia, cố vấn khoa học đã tích cực hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, xuất bản, tăng cường hợp tác quốc tế và sự phát triển của Nhóm.
Trong 3 năm gần đây, Nhóm đã triển khai được nhiệm vụ KH&CN hợp tác nghiên cứu chung với đối tác trong nước/quốc tế được triển khai, đó là dự án quốc tế với Quỹ Sumitomo, Nhật Bản: “Bridging the Isolated Gulf: A Study of the Japanese-Spanish Alliance to Establish the Tonkin - Manila Trade Route in the Middle of the Seventeenth Century”.
Các thành viên trong nhóm, có thành viên là chuyên gia của các tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế; chuyên gia kinh tế; kiến trúc sư/ kinh tế trưởng trong một số ngành và lĩnh vực hoặc chuyên gia cao cấp hoặc thành viên của Hội đồng tư vấn Thủ tướng Chính phủ: Trưởng nhóm là Phó chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia (Quyết định số 1522/QĐ-TTg ngày 07/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ).
Năm 2014, Nhóm nghiên cứu đã được ĐHQG HN tặng Bằng khen về các thành tích nghiên cứu (Quyết định số 1587/QĐ-ĐHQG HN ngày 13-5-2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 2022, Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á tiếp tục được nhận Bằng khen của Giám đốc ĐHQG HN cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KHCN. Uy tín khoa học về nghiên cứu, đào tạo của Nhóm đã được ĐHQGHN, các cơ quan quản lý và tổ chức KH&CN trong nước, quốc tế ghi nhận.
3. Hỗ trợ đào tạo
Năm 1999, GS.TS. Nguyễn Văn Kim là người thành lập “Nhóm Nghiên cứu Thương mại châu Á” (Group of Asian Commercial Studies, USSH, VNU) với nòng cốt là giảng viên của các trường Đại học cũng như các cán bộ nghiên trẻ đang học tập, nghiên cứu, công tác ở các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý khoa học trong và ngoài nước.
Trong quá trình đào tạo và tự đào tạo, nhiều thành viên của Nhóm có thể sử dụng 2 hoặc 3 ngoại ngữ trong trao đổi khoa học, nghiên cứu. Tất cả các thành viên chủ chốt đều đã có điều kiện đi học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) hay trao đổi khoa học, nghiên cứu, giảng dạy ở nước ngoài: Hà Lan, Đức, Pháp, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan,... Trong những năm qua, số NCS do Trưởng nhóm đã và đang đào tạo là 16 (10 NCS đã bảo vệ thành công luận án), số thạc sĩ đào tạo là 36 trong đó có 34 HVCH đã bảo vệ thành công.
Với những thành tựu nổi bật, đặc biệt trong năm 2022, Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á đã được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KHCN năm 2022 (Theo Quyết định Quyết định số 540/QĐ-ĐHQGHN, ngày 24 tháng 02 năm 2023)
VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trung tâm Biển và Hải đảo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Phòng 205 và 206 nhà B, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: TS. Trần Xuân Thanh: 0913553003 – ThS.NCS Trần Văn Mạnh: 0971373295.
>>>>> Bài viết liên quan:
https://daibieunhandan.vn/giao-duc--y-te1/nhom-nghien-cuu-bien-va-thuong-mai-chau-a-cong-bo-nhieu-cong-trinh-ve-lich-su-bang-giao-thuong-mai-bien-i329135/
https://tuoitre.vn/quang-ninh-ky-vong-nang-tam-gia-tri-quan-the-di-tich-thuong-cang-van-don-20220924161127692.htm.
Trường ĐHKHXH&NV phối hợp tổ chức thành công Hội thảo quốc gia: “Thương cảng Hội An và Hệ thống thương cảng Nam Trung Bộ: Tiềm năng, vị thế và các mối quan hệ giao lưu vùng, liên vùng” (vnu.edu.vn)
https://dangcongsan.vn/kinh-te/nghien-cuu-ve-thuong-cang-hoi-an-va-he-thong-thuong-cang-nam-trung-bo-625647.html
https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/thuong-cang-hoi-an-va-he-thong-cang-nam-trung-bo-tiem-nang-vi-the-va-cac-moi-giao-luu-vung-lien-vung-712107
https://nhandan.vn/vai-tro-thuong-cang-hoi-an-va-he-thong-thuong-cang-nam-trung-bo-trong-moi-giao-luu-lien-vung-post726940.html
https://baoquangnam.vn/van-hoa/nhan-thuc-sau-sac-toan-dien-hon-ve-thuong-cang-hoi-an-trong-qua-khu-135282.html
https://hoianheritage.net/vi/news/Tin-tuc-su-kien/to-chuc-hoi-thao-khoa-hoc-thuong-cang-hoi-an-va-he-thong-thuong-cang-nam-trung-bo-tiem-nang-vi-the-va-cac-moi-giao-luu-vung-lien-vung-tai-thanh-pho-hoi-an-1391.html
https://baomoi.com/thuong-cang-hoi-an-va-he-thong-cang-nam-trung-bo-tiem-nang-vi-the-va-cac-moi-giao-luu-vung-lien-vung/c/44375083.epi
https://cadn.com.vn/cac-truong-dai-hoc-to-chuc-hoi-thao-thuong-cang-hoi-an-vahe-thong-thuong-cang-nam-trung-botiem-nang-vi-the-va-cac-moi-giao-luu-vung-lien-vung-post270032.html
https://moitruong.net.vn/thuong-cang-hoi-an-va-he-thong-cang-nam-trung-bo-tiem-nang-va-vi-the-56770.html