Tin tức

Nhóm nghiên cứu Chính trị Việt Nam, Pháp quyền và Tôn giáo tiếp tục được công nhận là Nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội

Thứ ba - 30/05/2023 03:23
Ngày 11/01/2023, Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quyết định số 74/QĐ-ĐHQGHN công nhận nhóm nghiên cứu Chính trị Việt Nam, Pháp quyền và Tôn giáo thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn do PGS.TS Phạm Quốc Thành, Trưởng Khoa Khoa học Chính trị làm Trưởng nhóm là Nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHÓM CHÍNH TRỊ VIỆT NAM, PHÁP QUYỀN VÀ TÔN GIÁO

1. Quá trình phát triển

banner 1 (1)

Ngày 07 tháng 9 năm 2016, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-ĐHQGHN về việc công nhận nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu tiềm năng cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có nhóm nghiên cứu mạnh Tôn giáo và pháp quyền do GS.TS. Đỗ Quang Hưng làm Trưởng nhóm.
Ngày 18/4/2019, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ban hành Quyết định số 1062/QĐ/XHNV-KH về việc bổ nhiệm đồng Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đó, TS. Nguyễn Duy Quỳnh, giảng viên khoa Khoa học Chính trị được bổ nhiệm giữ chức đồng Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh Tôn giáo và pháp quyền.
Ngày 11/01/2023, Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quyết định số 74/QĐ-ĐHQGHN về việc công nhận nhóm nghiên cứu Nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội Chính trị Việt Nam, Pháp quyền và Tôn giáo thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn do PGS.TS Phạm Quốc Thành, Trưởng Khoa Khoa học Chính trị làm Trưởng nhóm.

2. Thành viên nhóm

Tên nhóm nghiên cứu mạnh: Chính trị Việt Nam, Pháp quyền và Tôn giáo
Đơn vị quản lý: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Loại hình: Nhóm nghiên cứu mạnh định hướng nghiên cứu cơ bản
Các thành viên nhóm bao gồm:
TT Họ và tên Vị trí Đơn vị công tác
1.
PGS.TS. Phạm Quốc Thành Trưởng nhóm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
2.
 
TS. Nguyễn Duy Quỳnh Phó Trưởng nhóm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
3.
 
TS. Lê Quang Hòa Phó Trưởng nhóm Viện Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
4.
 
GS.TS. Đỗ Quang Hưng Thành viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
5.
 
GS.TS. Phùng Hữu Phú Thành viên Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
6.
 
GS.TS. Nguyễn Đăng Dung Thành viên Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
7.
 
GS. TS. Hoàng Khắc Nam Thành viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
8.
 
GS.TS. Trần Trung Thành viên Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc
9.
 
PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân Thành viên Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
10.
 
TS. Trần Quang Tuyến Thành viên Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
11.
 
TS. Phùng Chí Kiên Thành viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
 

3. Thành tích khoa học công nghệ của Trưởng nhóm

Copy of banner 3 + 4 (1600 × 2000 px) (3)

PGS.TS. Phạm Quốc Thành đã trải qua các vị trí Phó Trưởng Bộ môn Chính trị Việt Nam, Trưởng Bộ môn Hồ Chí Minh học, Phó Trưởng Khoa Khoa học Chính trị và hiện đang là Trưởng Bộ môn Chính trị học và Hồ Chí Minh học, Trưởng Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến nay, PGS.TS. Phạm Quốc Thành đã chủ trì 02 Đề tài cấp Nhà nước, đang làm chủ nhiệm của 01 đề tài cấp Thành phố Hà Nội, 01 đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tham gia 06 đề tài nhà nước với tư cách Phó chủ nhiệm, thành viên chính, thành viên, thư ký khoa học.
Trong 05 năm gần đây, PGS.TS. Phạm Quốc Thành đã tham gia chủ biên/đồng chủ biên/đồng tác giả của 11 cuốn sách chuyên khảo và tham khảo, đồng chủ biên 03 cuốn sách xuất bản tại nước ngoài, trong đó có 02 cuốn sách chuyên khảo được công bố bởi nhà xuất bản Top 200 trường Đại học hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng THE; công bố 10 bài báo, chương sách thuộc hệ thống WoS/Scopus, hơn 15 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và nhiều báo cáo khác tại các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
Một số công trình tiêu biểu của PGS.TS. Phạm Quốc Thành gồm: sách chuyên khảo E-Government and Administrative Reform in Germany and Vietnam (2018), Cuvillier Verlag Gottingen; bài viết hội thảo quốc tế Grassroots Political System in the Vietnamese Political System at present (2019), Tokyo University of Science; bài báo Ruling mode of Communist Party of Vietnam in Theory and Practice (2020), Chinese Political Science Review (Scopus Q2); bài viết The commune-level political system in Vietnam at present: some theoretical and practical matters (2020), Russian Journal of Vietnamese Studies (WoS); sách chuyên khảo Ho Chi Minh’s heritage in Vietnam and Abroad (2020), Moscow University Press; báo cáo dự hội thảo quốc tế The Vietnamese Communist Party from leadership to ruling (2021), Concordia University; sách Về vấn đề biến động chính trị tại Hồng Kông (2021), Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật; sách The Communist Party of Vietnam: Empowering National Progress (2022), Moscow University Press; bài báo khoa học Cạnh tranh chiến lược nước lớn và đối sách của Việt Nam (2022), Tạp chí Lý luận Chính trị; bài báo khoa học From Changes in Religious Policy to Consequences for Freedom of Religion and Belief in Vietnam (2022), Academic Journal of Interdisciplinary (Scopus Q3),…

II. THÀNH TÍCH NGHIÊN CỨU NỔI BẬT CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH CHÍNH TRỊ VIỆT NAM, PHÁP QUYỀN VÀ TÔN GIÁO

1. Giai đoạn 2016-2019

Trong giai đoạn 2016-2019, Nhóm nghiên cứu mạnh Tôn giáo và pháp quyền đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
* Xuất bản và công bố:
+ 02 bài in ở Pháp (01 bài trong một chương sách), 08 bài đăng trên tạp chí trong nước.
+ 02 bản dịch sách về tôn giáo và an ninh, an ninh và tôn giáo ở Trung Quốc.
+ 01 sách chuyên khảo về Nhà nước IS (250 trang).
* Thực hiện đề tài nghiên cứu:
+ 03 đề tài cấp Nhà nước.
+ 02 đề tài Nhánh (cấp Bộ) thuộc đề tài cấp Nhà nước.
+ 02 đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
* Tham gia hoạt động đào tạo:
Đến năm 2018 đã tổ chức được 07 khóa (tương đương với 7 năm) đào tạo ngắn hạn về tôn giáo và pháp quyền (hoạt động này đã tồn tại trước khi Nhóm được thành lập). Với số lượng trên 400 học viên được đào tạo và cấp chứng chỉ đến từ nhiều ban, ngành liên quan tới công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước, cũng như cán bộ khoa học, giảng viên các trường Đại học có liên quan tới tôn giáo học. Các thành viên của Nhóm tham gia đào tạo 8 nghiên cứu sinh.
* Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học:
- Tổ chức cuộc gặp mặt (có tính quốc tế) tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với chủ đề 12 năm nhìn lại chương trình Tôn giáo và Pháp quyền. Chương trình tôn giáo, pháp quyền nói trên cũng thu hút được sự quan tâm và đánh giá cao của các đối tác và bạn bè quốc tế (Mỹ, Pháp, Đức,… và các nước Đông Nam Á).
- Cuối năm 2018, tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề Tôn giáo và kinh tế trong khung cảnh Đông Nam Á.
- Tháng 4/2019, tổ chức hội thảo quốc tế Thực thị luật tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Tháng 11/2019, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề Chủ nghĩa thế tục – Nhà nước thế tục (Secularism – Secular state).
2015 09 14 ton giao phap quyen
 
img 0171
 
9 copy 20190422171314280
 
4 copy 20190422171244718

 

2. Giai đoạn 2020-2023

- Nhóm đã có 03 Hội thảo quốc tế theo chương trình nghiên cứu hợp tác quốc tế: Tôn giáo và kinh tế (năm 2019-2020); tính thế tục ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á; Hội thảo quốc tế Thực thi Luật tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam những năm đầu tiên (đã in sách năm 2020)
- Nhóm đang biên tập và chuẩn bị xuất bản sách chuyên khảo Tôn giáo và pháp quyền ở Việt Nam và Đông Nam Á/Religion and Rule of Law in Vietnam and Southeast Asia (dự kiến theo dạng song ngữ Anh-Việt) của 03 tác giả gồm GS.TS. Đỗ Quang Hưng và 02 học giả quốc tế tới từ Đại học Brighham Young (Mỹ) là GS. C. Durham và GS. B. Scharffs. Cuốn sách đặc biệt này được xuất bản nhằm tổng kết 10 năm hợp tác nghiên cứu tôn giáo và pháp quyền ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nhóm đã công bố 04 bài báo quốc tế thuộc danh mục WoS/Scopus.
- Nhóm đã công bố 09 chương sách trong sách chuyên khảo thuộc danh mục NXB nằm trong top 200 trường đại học hàng đầu thế giới.
- Nhóm đã tham gia tư vấn luật tín ngưỡng tôn giáo và các vấn đề liên quan đến thực thi luật tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.

III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRỌNG TÂM

Trong thời gian tới, nhóm Nghiên cứu sẽ tập trung vào một số nội dung trọng tâm:
+ Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng hệ thống chính trị, thể chế chính trị, mô hình chính trị và giá trị tham khảo cho Việt Nam.
+ Mô hình tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam, cơ chế phân cấp, phân quyền của hệ thống chính trị Việt Nam.
+ Mô hình cầm quyền, đảng cầm quyền phổ biến trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam.
+ Những vấn đề có liên quan đến xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Mô hình hệ thống chính trị cấp cơ sở.
+ Những vấn đề cơ bản về tôn giáo, luật pháp tôn giáo.
+ Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chính trị, pháp quyền và tôn giáo.
+ Kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết mối quan hệ giữa Kinh tế thị trường – Nhà nước pháp quyền – Dân chủ.
+ Tổng kết các kết quả nghiên cứu để hình thành các báo cáo tư vấn chính sách có liên quan đến chính trị, tôn giáo và pháp quyền gửi cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.

IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN 03 NĂM TIẾP THEO

Bên cạnh việc tiếp tục phát huy kết quả nghiên cứu trong thời gian qua, cùng với sự đầu tư của Đại học Quốc gia Hà Nội, hỗ trợ từ phía Ttrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhóm xác định mục tiêu cụ thể cho 03 năm tới:
- Củng cố và phát huy vai trò của một Nhóm nghiên cứu mạnh về chính trị Việt Nam, pháp quyền và tôn giáo theo hướng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
- Mở chương trình đào tạo chuyên gia về tôn giáo và pháp quyền tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến tri thức và đặc biệt nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng.
- Tiếp tục phát triển quan hệ với các đối tác truyền thống (tới từ Mỹ, Nga, Đức, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á,…) kết hợp với mở rộng thêm quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài mới (như Ấn Độ, Mexico, Italia,…) để phối hợp triển khai các đề tài, dự án, hội thảo quốc tế.
- Xây dựng được mối quan hệ hợp tác với các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương ở Việt Nam.
- Có tối thiểu 05 kết quả nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí thuộc danh mục WoS/Scopus và 10 công bố được tăng tải trên các tạp chí có uy tín trong nước.
- Có tối thiểu 02 báo cáo tư vấn chính sách gửi các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội.
+ Xuất bản 02 sách chuyên khảo bằng tiếng Việt và 01 sách bằng tiếng Anh.
+ Xây dựng và triển khai tối thiểu 01 đề tài cấp Bộ trở lên.
- Hỗ trợ đào tạo ít nhất 03 nghiên cứu sinh và 05 học viên cao học được tiếp cận, sử dụng các tài liệu, kết quả của nghiên cứu của Nhóm để hình thành hướng nghiên cứu chuyên sâu theo các chuyên ngành về chính trị học, xây dựng Đảng, chính sách công, tôn giáo học, quan hệ quốc tế, xã hội học, văn hóa học,…
- Tiếp tục đi sâu vào những khuynh hướng lý thuyết và thực tiễn về chính trị, nhà nước pháp quyền và tôn giáo, cụ thể là những vấn đề về hệ thống chính trị, thể chế chính trị, mô hình chính trị, mô hình cầm quyền, những vấn đề cơ bản về tôn giáo, luật pháp tôn giáo, mô hình nhà nước thế tục.
- Nhóm dự kiến xây dựng và đề xuất thực hiện chương trình nhân khẩu học tôn giáo (religious demography). Đây là một chương trình có ý nghĩa chính trị-xã hội rất cần thiết cho việc hoàn thiện nhiều chính sách xã hội và tôn giáo có liên quan ở Việt Nam.
- Nhóm cũng tiếp tục suy nghĩ để xây dựng, đề xuất thêm một số đề tài cụ thể liên quan tới những vấn đề nêu trên trong thời gian tới.

>>>>> Các tin liên quan:
Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á tiếp tục được công nhận là nhóm Nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (vnu.edu.vn)
Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) tiếp tục được công nhận là Trung tâm Nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN (vnu.edu.vn)
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN: Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ là định hướng chiến lược (vnu.edu.vn)
Hội thảo “Thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”
Nhóm nghiên cứu lịch sử và quan hệ thương mại Châu Á
Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội
Nhóm nghiên cứu “Công tác xã hội và An sinh xã hội”

Tác giả: Hạnh Quỳnh - USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây