Tin tức

Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN: Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ là định hướng chiến lược

Thứ sáu - 05/05/2023 03:32
Tháng 01/2023 vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) tiếp tục công nhận 01 Trung tâm nghiên cứu trọng điểm và 04 nhóm Nghiên cứu mạnh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-USSH) là nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là sự ghi nhận và đầu tư của VNU đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của VNU-USSH - trường đại học đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về Khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh được xác định vừa là phương thức vừa là mục tiêu để VNU-USSH phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao khả năng triển khai các nghiên cứu đỉnh cao và hình thành các trường phái khoa học, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc. Các nhóm nghiên cứu tạo động lực gia tăng các giá trị khoa học và công nghệ, các yếu tố cạnh tranh cả trên phương diện quốc gia và quốc tế, thúc đẩy sự phát triển các Khoa/Viện/Trung tâm của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN theo định hướng nghiên cứu.
Với mục tiêu chiến lược là nghiên cứu khoa học chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN xác định một số hướng nghiên cứu ưu tiên thuộc thế mạnh của Nhà trường và gắn liền với yêu cầu phát triển của Việt Nam về truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội, đất nước và con người Việt Nam; mô hình, con đường phát triển đặc thù của Việt Nam; vai trò, vị thế của Việt Nam trong các mối quan hệ khu vực và quốc tế; chủ quyền, an ninh đất nước trong đó tập trung nghiên cứu về biên giới, biển đảo, về quá trình lãnh thổ, v.v…
Trung tâm nghiên cứu trọng điểm và các Nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tiếp tục được công nhận năm 2023 gồm:
1. Trung tâm Nghiên cứu trọng điểm định hướng nghiên cứu ứng dụng giai đoạn 2023 - 2028: Viện Chính sách và Quản lý
2. Nhóm Nghiên cứu mạnh: Chính trị Việt Nam, Pháp quyền và Tôn giáo
3. Nhóm Nghiên cứu mạnh: Biển và thương mại Châu Á
4. Nhóm Nghiên cứu mạnh: Công tác xã hội và An sinh xã hội
5. Nhóm Nghiên cứu mạnh: Giới, Dân số và Môi trường
 
 
 
 

Nhóm Nghiên cứu mạnh cấp Đại học quốc gia Hà Nội được xác định là nhóm nghiên cứu, có khả năng triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia hoặc quốc tế, hướng tới sản phẩm KH&CN trọng điểm quốc gia, có khả năng định hướng và dẫn dắt thị trường KH&CN thông qua hướng nghiên cứu tiên tiến hoặc sản phẩm KH&CN có tác động lớn trong thực tiễn hoặc trong khoa học, có khả năng làm nòng cột để hướng tới hình thành trường phái nghiên cứu và đào tạo nhân lực như một tổ chức KH&CN trong các đơn vị thuộc ĐHQGHN.
Quyết định số 3273/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành hướng dẫn phát triển và chế độ ưu đãi nhóm nghiên cứu mạnh ở Đại học Quốc gia Hà Nội
Mục đích phát triển nhóm nghiên cứu mạnh nhằm (1) hình thành các sản phẩm KH&CN chủ lực, mang thương hiệu ĐHQGHN, tham gia giải quyết được những vấn đề cấp bách, trọng yếu của xã hội, quốc gia; (2) làm căn cứ để đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu khoa học trọng điểm, mũi nhọn; (3) góp phần phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện Chiến lược KH&CN của ĐHQGHN hiện hành.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn coi việc duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao có tinh thần tự chủ, sáng tạo cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm đồng thời là “giải pháp chiến lược” trong định hướng phát triển lâu dài.  
Việc phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn theo định hướng một đại học nghiên cứu, tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong nghiên cứu, đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam, phấn đấu đến năm 2025 đưa trường đứng vào nhóm 150 các trường đại học hàng đầu Châu Á, năm 2035 vào nhóm 100 các trường đại học hàng đầu châu lục và ngang tầm với các đại học tiên tiến (thuộc nhóm 500) của thế giới.

Tin bài liên quan:
Hội thảo “Thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”
Nhóm nghiên cứu lịch sử và quan hệ thương mại Châu Á
Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội
Nhóm nghiên cứu “Công tác xã hội và An sinh xã hội”

Tác giả: Thùy Dung - USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây