Ngôn ngữ
Ngày 3/2/2010 là ngày kỉ niệm Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 80 tuổi. Đây là sự kiện lớn và quan trọng đầu tiên của đất nước trong năm 2010. Nhân dịp này, các đảng viên thuộc Đảng bộ Trường ĐHKHXH&NV đã chia sẻ những kỉ niệm của bản thân về những ngày đầu được đứng trong hàng ngũ của Đảng cũng như đóng góp ý kiến cho công tác xây dựng Đảng.
Ngày 3/2/2010 là ngày kỉ niệm Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 80 tuổi. Đây là sự kiện lớn và quan trọng đầu tiên của đất nước trong năm 2010. Nhân dịp này, các đảng viên thuộc Đảng bộ Trường ĐHKHXH&NV đã chia sẻ những kỉ niệm của bản thân về những ngày đầu được đứng trong hàng ngũ của Đảng cũng như đóng góp ý kiến cho công tác xây dựng Đảng.
Tôi còn nhớ vào dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng, Bác Hồ đã nói: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Cụ nói cô đọng nhưng rất sâu sắc. Và những người nghiên cứu về sử cho đến tận bây giờ, càng ngày càng nhận thấy giá trị đúc kết, giá trị tổng kết hết sức đúng đắn của câu nói đó. Có thể thấy rằng sự ra đời, trưởng thành, lớn mạnh cùng những thành công mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được trong suốt con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước gắn liền với vai trò to lớn của nhà cách mạng tiên phong của dân tộc là Bác Hồ. Những tư tưởng của Bác đã đi cùng Đảng ta trong suốt những ngày đầu thành lập Đảng và đến nay vẫn tiếp tục song hành cùng Đảng, cùng dân tộc trong chặng đường phát triển mới và vẫn còn nguyên giá trị.
[img class="caption" src="images/stories/2010/02/03/lemauhan.jpg" border="0" alt="PGS. Lê Mậu Hãn - đảng viên 50 tuổi Đảng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. (Ảnh: NA/USSH)" title="PGS. Lê Mậu Hãn - đảng viên 50 tuổi Đảng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. (Ảnh: NA/USSH)" width="580"/>Năm 1911, Nguyễn Tất Thành, người thanh niên cấp tiến đã dấn thân ra đi để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người thanh niên ấy ra đi chỉ với hành trang là người con của một dân tộc Việt Nam, một quốc gia dân tộc hình thành sớm trong lịch sử, một dân tộc sớm có ý thức cố kết đùm bọc nhau, có ý thức sâu sắc về cương vực mình ở, về chủ quyền đất nước và chiến đấu với ý chí để bảo vệ cuộc sống của mình. Đó cũng chính là sức mạnh, là động lực, là mục tiêu của cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Bác Hồ đã nhận định: thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của ý chí, khát vọng độc lập, tự do của dân tộc ta. Những sức mạnh ấy, giá trị tinh thần to lớn ấy của dân tộc đã được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu giá trị văn minh phương Đông và phương Tây, qua nghiên cứu đường lối, bài học kinh nghiệm của các cuộc cách mạng lớn trên thế giới từ thế kỉ 17. Cuối cùng, Nguyễn Tất Thành đã vô cùng vui mừng khi bắt gặp tư tưởng của chủ nghĩa Mác, của cách mạng tháng Mười. Nhiều giá trị của chủ nghĩa Mác tuy chưa thành hiện thực nhưng phải thấy rằng mục tiêu của chủ nghĩa Mác là xây dựng xã hội không có giai cấp áp bức, một xã hội mà quyền tự do của con người được bảo đảm, đó là mục tiêu cao đẹp. Khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác và học tập Cách mạng tháng Mười, Hồ Chí Minh đã không giáo điều mà vô cùng sáng tạo để có thể vận dụng khéo léo vào tình hình thực tiến của cách mạng Việt Nam. Có thể nói rằng các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh có tính toàn diện, mang tầm vóc của một học thuyết, đó là học thuyết về cách mạng, về giải phóng để đi đến độc lập tự do.
Khi tôi trở thành sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp, tôi và nhiều bạn bè đã có ý thức phấn đấu để trở thành Đảng viên. Đó cũng chính là ý thức phấn đấu của cả một thế hệ trẻ lúc bấy giờ. Nguyện vọng đó đã được Chi bộ hết sức ủng hộ. Sau những cố gắng, nỗ lực của bản thân, khi là sinh viên năm thứ 4 của Khoa Lịch sử, tôi đã được chi bộ xét kết nạp vào Đảng. Tôi vẫn còn nhớ ngày đó là ngày 05/6/1967.
[img class="caption" src="images/stories/2010/02/03/nguyenvanham.jpg" border="0" alt="PGS. Nguyễn Văn Hàm - đảng viên chi bộ Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. (Ảnh: NA/USSH)" title="PGS. Nguyễn Văn Hàm - đảng viên chi bộ Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. (Ảnh: NA/USSH)" width="580"/>Ngày được kết nạp Đảng của tôi gắn với một kỉ niệm rất sâu sắc. Lúc đó tôi và 2 đồng chí nữa là sinh viên năm thứ 4 được biệt phái sang Cục Lưu trữ phủ Thủ tướng, sơ tán tại ATK Tuyên Quang để nghiên cứu, viết khoá luận tốt nghiệp. Từ ATK về Đại Từ, Thái Nguyên là nơi sơ tán của trường lúc ấy, chúng tôi đã phải đi xe đạp vượt qua đèo Khế với độ dài cả chục cây số. Khi lên đèo thì vất vả nhưng an toàn, khi xuống không mất nhiều sức nhưng rất nguy hiểm. Hai người chúng tôi đã có sáng kiến là kiếm một cành cây lớn để buộc vào sau xe đạp để giúp giảm tốc độ, rồi nhả phanh từ từ mà xuống đèo. Đến khi xuống đèo thì không còn nhận ra mình nữa vì khắp người toàn bụi bám. Lúc chúng tôi về đến trường thì mọi người mừng lắm. Ngay sáng hôm sau, lễ kết nạp Đảng cho tôi đã được tổ chức trong một lớp học nửa chìm nửa nổi trong lòng đất để tránh bom của địch.
Lễ kết nạp diễn ra trang trọng, thiêng liêng nhưng cũng hết sức giản dị. Chúng tôi phân công nhau treo ảnh Các Mác, Lê-nin, ảnh Bác Hồ, treo cờ Đảng, tự tay cắt dòng chữ “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm” bằng giấy vở học sinh dán lên tường. Lễ kết nạp hôm ấy cùng với kỉ niệm phải đổ dốc đèo Khế rất vất cả về trường cho kịp buổi lễ đã trở thành một ấn tượng không bao giờ quên đối với tôi. Và còn may mắn hơn nữa khi tôi được giữ lại và tr thành một trong những người đầu tiên xây dựng ngành Lưu trữ học tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiếp tục gắn bó cuộc đời mình với nơi đã tôi đã trưởng thành.
Trong cả cuộc đời mình, được đứng trong hàng ngũ của Đảng và giờ đã có trên 40 năm tuổi Đảng thực sự là một niềm vinh dự và tự hào của tôi.
Sau khi kết nạp Đảng, nguyện vọng của tôi là làm sao phát huy được tính tiền phong gương mẫu của người Đảng viên. Làm việc hết mình vì tập thể, hoàn thành bất kì công việc nào được giao, chân thành góp ý, giúp đỡ đồng nghiệp..., đó là tâm niệm của tôi với tư cách là một đảng viên. Tôi nghĩ rằng Đảng có tạo được lòng tin trong dân, có tạo được sức mạnh của mình thì phải dựa vào những người đảng viên chân chính. Do đó, công tác phát triển Đảng trong cán bộ trẻ và sinh viên phải là một trong những trọng tâm công tác của Đảng bộ trường ta, qua đó không chỉ động viên, giúp đỡ các bạn trẻ rèn luyện mình mà còn góp phần tăng cường sức mạnh của Đảng. Đối với các thầy cô giáo, các đảng viên trong trường ta, xuất phát từ đặc thù của trường, tôi cho rằng cách giáo dục truyền thống tốt nhất cho sinh viên là phải thông qua các bài giảng đậm chất trí tuệ và nhân văn, thông qua chính tâm gương đạo đức của các thầy cô giáo.
Năm nay là năm có nhiều sự kiện lớn của đất nước, trong đó một trong những sự kiện lớn đầu tiên là kỉ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - sự kiện mở đầu một mùa xuân mới của đất nước, trong của một thập kỉ mới của thế kỉ 21. Chặng đường 80 năm của một đảng chưa hẳn là quá dài, nhưng là một điều đặc biệt đối với một một đảng đã trải qua 80 năm phát triển gắn liền với tiến trình lịch sử của cả một dân tộc và của cách mạng Việt Nam kéo dài từ thế kỉ 20 sang thế kỉ 21. Đây là đảng cầm quyền, là Đảng Cộng sản, tổ chức đóng vai trò tiên quyết, quan trọng nhất xuyên suốt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
[img class="caption" src="images/stories/2010/02/03/lambanam.jpg" border="0" alt="PGS.TS Lâm Bá Nam - đảng viên chi bộ Khoa Lịch sử, nguyên Phó BT Đảng uỷ nhà trường. (Ảnh: NA/USSH)" title="PGS.TS Lâm Bá Nam - đảng viên chi bộ Khoa Lịch sử, nguyên Phó BT Đảng uỷ nhà trường. (Ảnh: NA/USSH)" align="left" width="214"/>Cách đây 50 năm, vào dịp kỉ niệm 30 năm Đảng Lao động Việt Nam, Bác Hồ đã nói: “Đảng ta thật vĩ đại!”. Vào năm 1945, với 15 năm tuổi và chỉ với trên 5000 đảng viên, Đảng phát động quần chúng làm nên thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng 8. Nhiều thế hệ các chiến sĩ cách mạng, đảng viên của Đảng đã đổ máu và hi sinh vì sự nghiệp to lớn này. Từ đó cho đến nay, trải qua 80 năm, Đảng ta đã lớn mạnh không ngừng, lực lượng cũng ngày càng hùng hậu. Ngày càng có nhiều cán bộ trẻ, nhiều nhà khoa học, trí thức phấn đấu và gia nhập hàng ngũ của Đảng.
Đối với cá nhân tôi, một người đã có trên 30 năm tuổi Đảng, thì toàn bộ tuổi thanh xuân của tôi là là đứng trong hàng ngũ của Đảng. Lúc bấy giờ, vào Đảng là một sự kiện quan trọng và thiêng liêng đối với thanh niên bấy giờ. Chúng tôi vào Đảng chỉ với một mục đích là được đứng trong hàng ngũ của những người ưu tú, được chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của dân tộc. Khi tôi vào Đảng vào năm 1978, bố tôi là chính uỷ một trung đoàn, đã rất vui mừng khi biết tôi khi đó là một người lính đã phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ông viết thư chúc mừng tôi. Trở thành Đảng viên là một điều thiêng liêng, nhưng tôi luôn tâm niệm rằng giữ danh hiệu ấy, sống xứng đáng với danh hiệu ấy như thế nào trong suốt cuộc đời mình còn quan trọng hơn rất nhiều. Cho nên đối với tôi, dù đã là đảng viên hơn 30 năm nhưng tôi luôn nghĩ khoảng thời gian đó mới chỉ là một phần trong cả sự nghiệp, cả cuộc đời mình. Còn một phần quan trọng nữa, tính từ thời điểm hiện tại cho đến khi rời bỏ cõi đời này, mình phải luôn phấn đấu để xứng đáng với danh hiệu cao quý - danh hiệu là một người đảng viên.
Tôi nghĩ, trong chặng đường phát triển sắp tới của mình, có hai vấn đề lớn mà Đảng cần quan tâm: Một là phải làm cho Đảng ta thật trong sạch. Đảng mà không trong sạch thì sẽ làm mất niềm tin đối với dân và làm mất đi sức mạnh của mình.
Hai là Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ của mình. Trí tuệ của Đảng có tầm quyết định đường hướng phát triển của cả một dân tộc với tư cách là đảng cầm quyền. Bài học thực tiễn 80 năm của đảng ta cho thấy: mối quan hệ máu thịt của Đảng và dân là nhân tố quan trọng nhất làm nên thắng lợi của cách mạng. Nếu Đảng làm dân tin thì tư tưởng của Đảng mới đi vào đời sống người dân. Đảng thuộc về dân tộc, thuộc về nhân dân nhưng không đứng trên dân tộc, đứng trên nhân dân. Nếu dân không coi tổ chức Đảng là của mình thì sức mạnh của Đảng không còn. Và trí tuệ của Đảng chỉ được nhân lên khi Đảng biết sử dụng trí tuệ của cả dân tộc để tạo thành trí tuệ lớn.
Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 80 tuổi thì tôi có vinh dự được là đảng viên trong 30 năm. Nói một cách khác, danh hiệu Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đã là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi và có lẽ là phần tinh hoa nhất của cả một thế hệ chúng tôi. Và nói đến điều đó, chúng tôi có thể khóc được, có thể vui và có thể kiêu hãnh được. Những năm tháng là đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và sau đó là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là những năm tháng tuổi trẻ đẹp nhất của tôi.
[img class="caption" src="images/stories/2010/02/03/nguyenhaike.jpg" border="0" alt="PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - đảng viên chi bộ Khoa Lịch sử. (Ảnh: NA/USSH)" title="PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - đảng viên chi bộ Khoa Lịch sử. (Ảnh: NA/USSH)" width="580"/>Còn nhớ ngày ấy ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, với thế hệ chúng tôi như là Nguyễn Hải Kế, Lê Chí Quế, Nguyễn Quang Ngọc, Lê Kim Bôi, Hoàng Văn Nhung,... được trở thành đảng viên là niềm tự hào, sự xúc động sâu sắc và lòng tự tin về sự trưởng thành của bản thân gắn liền với chế độ. Cái kiêu hãnh đó khó tả lắm, bởi vậy khi nhắc về nó ta như trở về với một điều rất linh thiêng. Đối với thế hệ sinh ra, lớn lên, được thừa hưởng chế độ từ những năm 1954 trở lại thì khát vọng phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản là một điều thiêng liêng và trong sáng cực kì.
Tôi tự hào rằng những năm tháng ấy trao truyền cho thế hệ chúng tôi một sức mạnh, mà thời đại ngày nay gọi là sức mạnh “mềm”. Trong điều kiện bình thường, sức mạnh ấy nó có thể ẩn tàng như không có nhưng mỗi khi có trở lực phía trước, sức mạnh mềm đó lại góp phần nhân lên và thúc đẩy chúng tôi vượt qua những khó khăn tưởng như không thể vượt qua nổi. Tôi tự hào là thế hệ chúng tôi đã thừa kế xứng đáng lớp những đảng viên cộng sản chân chính của thế hệ trước. Không viển vông, không lãng mạn, cũng không duy tâm vì tôi biết là trong phẩm chất nghìn năm của dân tộc Việt Nam, dân tộc đã “đẻ” ra Đảng Cộng sản Việt Nam, tinh hoa của dân tộc đã “đẻ” ra những người đảng viên chân chính, trở thành Bộ tham mưu với tầm nhìn xuyên qua những trở ngại nhất thời của dân tộc trên bước đường sinh tồn, trên chặng đường dài khó khăn của một quốc gia, một dân tộc vốn gặp rất nhiều phong ba bão táp trong hành trình phát triển. Chúng tôi đã sống và bước đi với niềm tin tưởng ấy mà không kèm theo chút tự kiêu hay thoả mãn nào. Dù lúc bấy giờ, chúng tôi có thể chưa hiểu mấy về chặng đường đấu tranh dài gay go của thời kì quá độ, từ một xã hội tiểu nông, nghèo đói, lạc hậu để đi đến một xã hội văn minh, hiện đại, bình đẳng, tự do, bác ái.
Cội nguồn xuất phát điểm, động lực cho mọi phấn đấu chỉ là một niềm tin trong sáng cực kì. Rõ ràng phải cảm ơn điều đó chứ!
Chúng tôi còn may mắn ở lại miền Bắc, nhưng nhiều lớp bạn bè thế hệ sau năm 54, đi vào chiến trường, dấn thân vào cuộc đấu tranh để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đã vĩnh viễn nằm lại. Những thế hệ ấy trong sáng lắm. Đi tới một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh là cả một con đường dài vạn dặm, lắm chông gai. Đây đó những lúc này lúc khác trong cuộc đời, có những lúc buồn, thất vọng thì chúng tôi lại biết cách vượt qua bằng niềm tin ban đầu mãnh liệt ấy. Đó là vài tâm sự và suy nghĩ của tôi nhân dịp Đảng tròn 80 tuổi và tôi cũng tròn 30 năm tuổi Đảng.
Với tư cách là một đảng viên, là một công dân và là một nhà khoa học thì khát vọng lớn nhất của thế hệ chúng tôi là không ngừng tìm tòi, khám phá để tìm ra chân lí khách quan của khoa học, của đời sống. Với tư cách là đảng viên của một đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo thì chúng ta phải hiểu rằng: bằng khoa học và với trách nhiệm trước đời sống xã hội thì các nhà khoa học xã hội và nhân văn phải luôn suy tư, khám phá để phát hiện ra những vấn đề lớn của khoa học xã hội nhân văn Việt Nam, nhất là trong thời kì đang công nghiệp hoá, hiện đại hoá này.
Tổng kết lịch sử của khoa học xã hội, đời sống văn hoá xã hội của đất nước là cực kì quan trọng và là tiền đề để tìm ra những hướng vận động sắp tới. Các nhà khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có cá nhân tôi phải tìm thấy ở đấy những sức mạnh vừa có tính nhân loại, vừa có tính đặc thù của Việt Nam được kết tinh và lắng lại trong hàng nghìn năm qua, để trả lời câu hỏi: ngày hôm nay, trong quá trình hội nhập thì khoa học xã hội Việt Nam, xã hội Việt Nam, con người Việt Nam có lợi thế gì trong quá trình hội nhập? Hội nhập không phải để giống người khác, mà để ngang bằng với nhân loại nhưng vẫn duy trì, thừa kế được những cái gì là của con người Việt Nam, có thể gợi mở được sức mạnh của bản thân, cái tinh tuý của người Việt Nam để góp phần vào cái phong phú chung của nhân loại. Đấy là trách nhiệm của các nhà khoa học xã hội, trong đó có vai trò của người đảng viên vì đảng viên và tổ chức đảng thực chất là bộ tham mưu chiến đấu được xã hội thừa nhận trong 80 năm qua. Sự thừa nhận đó được chứng minh bằng quá trình đấu tranh thắng lợi để giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội công bằng, văn minh và hội nhập với thế giới. Nhiệm vụ đó gian khổ cực kì, thách thức cực kì nhưng cũng vô cùng vẻ vang. Chính vì thế mà con đường phấn đấu rèn luyện, nói theo đạo là “tu”, là một quá trình rèn luyện gian khổ không chỉ của cá nhân mà của cả tổ chức Đảng, với sự ủng hộ và kiểm định của toàn bộ xã hội.
• Thanh Hà (thực hiện)
Tác giả: thanhha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn