Năm học 2011-2012, Trường ĐHKHXH&NV tiếp tục có những bước phát triển mới trong mọi mặt công tác. Các hoạt động thường xuyên của công tác đào tạo bậc đại học, sau đại học, hợp tác đào tạo quốc tế, thanh tra đào tạo và kiểm định chất lượng được thực hiện đúng kế hoạch, đúng quy chế. Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế tiếp tục được mở rộng và đang hình thành những hướng mới, cơ hội mới. Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng. Nhà trường tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trong cơ cấu ĐHQGHN và trong hệ thống giáo dục đại học. Sau đây là những kết quả cơ bản.
Đào tạo đại học: số sinh viên QH-2008-X tốt nghiệp sớm tăng 5 lần
Về công tác xây dựng CTĐT và hệ thống học liệu, Nhà trường hoàn thành việc điều chỉnh 22 CTĐT theo chuẩn đầu ra, hoàn thành đề án xây dựng ngành Đông Nam Á học và ngành Quan hệ công chúng, triển khai xây dựng đề án ngành Tâm lí học hệ CLC, hoàn thành 6 đề án theo phương án thí điểm cơ chế tài chính mới cho các ngành khoa học cơ bản của ĐHQGHN, có những điều chỉnh đề án thành phần ngành Ngôn ngữ học thuộc NVCL cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế và mục tiêu của đề án.
Hệ thống học liệu được đầu tư có hiệu quá với việc nghiệm thu 47 ĐCMH, 83 TLHDMH, 21 bài giảng, 9 giáo trình, 12 tài liệu dịch; xuất bản 40 đầu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo; kí mới 14 hợp đồng biên soạn bài giảng, giáo trình và tài liệu dịch.
Góp phần tích cực đưa đào tạo tín chỉ thực sự đi vào chiều sâu, Trường ĐHKHXH&NV đã có những đổi mới trong phương pháp giảng dạy: triển khai 04 môn học thí điểm lựa chọn giảng viên cho 52 lớp môn học, thí điểm sử dụng website môn học trong giảng dạy cho 25 môn học. Đặc biệt, việc sử dụng website môn học để tăng tính tương tác giữa người dạy - người học đã bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ phía giảng viên và sinh viên, mở ra triển vọng có thể ứng dụng trên quy mô toàn trường. Lần đầu tiên khoá học về “Thiết kế môn học và phương pháp giảng dạy” do chuyên gia của Quỹ Quốc tế Singapore phối hợp tổ chức đã giúp nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho 45 giảng viên trẻ.
Về tổ chức và quản lí đào tạo, khoá QH-2008-X có 89 sinh viên ngành Khoa học Quản lí, 62 sinh viên ngành Thông tin thư viện và 21 sinh viên ngành Triết học tố nghiệp sớm một học kì. Con số này đã tăng 5 lần so với số sinh viên tốt nghiệp sớm của khoá QH-2007-X. Đây là một tín hiệu tốt phản ánh sự thích nghi của sinh viên với phương thức đào tạo tín chỉ ngày càng cao để tìm ra con đường học tập tốt nhất trong điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân.
Đào tạo sau đại học: tăng gần 30% quy mô tuyển sinh ĐT bậc thạc sĩ
Năm 2011-2012, Nhà trường tổ chức 2 đợt tuyển sinh SĐH với 842 học viên cao học, trong đó có 04 học viên thuộc chương trình NVCL, 10 học viên người nước ngoài; 59 NCS, trong đó có 04 NCS thuộc chương trình NVCL, 01 NCS nước ngoài. So với năm học trước, quy mô tuyển sinh bậc ĐT thạc sĩ tăng gần 30%. Tổng số học viên SĐH chiếm khoảng 35% số sinh viên chính quy.
Quy trình ĐT và và kiểm tra đánh giá đang dần đi vào nề nếp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của phương thức đào tạo tín chỉ. Năm học vừa qua, Nhà trường đã tổ chức cho 453 học viên cao học đạt đủ điều kiện về chuẩn đầu ra bảo vệ thành công luận văn và được công nhận tốt nghiệp; tổ chức bảo vệ thành công luận án và đề nghị ĐHQGHN cấp bằng tiến sĩ cho 30 NCS, trong đó có 05 NCS nước ngoài.
CTĐT bậc SĐH ngày càng được hoàn thiện hơn theo hướng liên thông, liên kết, đáp ứng nhu cầu xã hội và có tính hội nhập cao. Trường đã tiến hành điều chỉnh 53 CTĐT SĐH theo chuẩn đầu ra, lồng ghép và điều chỉnh tên gội một số CTĐT theo mã ngành mới của Bộ GDĐT. Hiện Trường có 55 CTĐT các chuyên ngành SĐH, trong đó có 02 chương trình NVCL. Hiện Trường có 03 chương trình SĐH đang được ĐHQGHN tổ chức thẩm định và chờ phê duyệt (CTĐT thạc sĩ Nhân học, Nghệ thuật Điện ảnh, Châu Mĩ học); đang xúc tiến xây dựng 06 chương trình khác (CTĐT tiến sĩ Tôn giáo học, tiến sĩ Quản lí Khoa học và Công nghệ, thạc sĩ Lịch sử Văn hoá Việt Nam, thạc sĩ Trung Quốc học, thạc sĩ Quản trị Văn phòng, thạc sĩ Tâm lí học lâm sàng). Trường đã kí 12 hợp đồng biên soạn bài giảng, giáo trình và tài liệu dịch, tổ chức thẩm định 05 bài giảng , giáo trình và tài liệu dịch.
Nghiên cứu khoa học: 05 nhà giáo nhận Giải thưởng cao quý của Nhà nước về KHCN
Đây là một trong những mảng hoạt động có thành tích nổi bật trong năm học qua. Phát huy tính tích cực, chủ động, Trường đã hợp tác với các cơ quan, đối tác có liên quan để đề xuất và triển khai nhiều đề tài, dự án NCKH cho cán bộ và SV. Do đó, nguồn kinh phí cũng như hệ thống các nhiệm vụ hoạt động khoa học của Trường đa dạng, phong phú.
Năm học 2011-2012, có 61 đề tài NCKH các cấp được nghiệm thu, trong đó 72,2% đạt loại tốt. Hiện Trường đang tổ chức thực hiện 02 đề tài cấp Nhà nước, 10 đề tài thuộc Quỹ Khoa học Công nghệ Quốc gia và 71 đề tài các loại khác.
Nhà trường tổ chức Hội nghị khoa học của cán bộ trẻ, tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ trẻ có học vị từ thạc sĩ trở lên đăng kí các đề tài nhóm A, B của ĐHQGHN và Quỹ Khoa học - Công nghệ Quốc gia. 100% đề tài cấp cơ sở dành cho cán bộ trẻ là NCS và học viên SĐH.
Nhà trường công bố 685 bài báo trên tạp chí khoa học và báo cáo tại các hội thảo khoa học, trong đó có 21 báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế.
Có 26 hội thảo, toạ đàm trong đó có 17 hội thảo, toạ đàm khoa học quốc tế, trong đó có nhiều hội thảo liên ngành, mang tính chuyên môn cao như: Các định hướng nghiên cứu mới về Đông Nam Á, Đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình hoạch định chính sách, Hội nhập khu vực: quan điểm của EU và ASEAN, Giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Đông Á: nhìn từ góc độ lịch sử xã hội và nhân học, Báo chí về môi trường...
NCKHSV tiếp tục được duy trì và phát triển với tỉ lệ 18% sinh viên toàn trường tham gia NCKH, thực hiện 706 báo cáo KHSV. Năm 2011, toàn Trường có 02 công trình đạt giải “Tài năng khoa học trẻ” của Bộ GD-ĐT; 08 công trình đạt giải SVNCKH của ĐHQGHN.
Một trong những thành tích nổi bật của Trường ĐHKKHXH&NV năm học vừa qua là sự kiện 05 nhà giáo được nhận giải thưởng cao quý của Nhà nước về KHCN. Đó là các nhà giáo: cố GS. Trần Quốc Vượng - giải thưởng Hồ Chí Minh - cụm công trình “Văn hoá Việt Nam - Truyền thống và hiện đại”, GS. Hà Minh Đức - giải thưởng Hồ Chí Minh - cụm công trinh “Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lí luận, thực tiễn văn hoá, văn nghệ Việt Nam”, GS. Đoàn Thiện Thuật - giải thưởng Nhà nước - công trình “Ngữ âm tiếng Việt”, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỉ - giải thưởng Nhà nước - công trình “Thăng Long - Hà Nội thế kỉ XVII, XVIII, XIX”, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp - giải thưởng Nhà nước - cụm công trình “Từ và từ vựng học tiếng Việt”. Đây là sự ghi nhận có ý nghĩa to lớn của Đảng và Nhà nước cho những đóng góp của các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học của Trường ĐHKHXH&NV vào sự nghiệp khoa học giáo dục, xây dựng và phát triển đất nước.
Tổ chức - Cán bộ: làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Hướng đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đạt chuẩn, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong năm học vừa qua rất được coi trọng và có những kết quả đáng khích lệ. Có 170 lượt cán bộ được cử đi học tập, nghiên cứu, giảng dạy tại nước ngoài, tăng 35%. Số cán bộ theo học SĐH đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tính đến tháng 5/2012, toàn trường có 150 NCS và 50 cán bộ đang học cao học trong và ngoài nước. Hơn 70% giảng viên có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu, 16% giảng viên sử dụng thành thạo các ngoại ngữ khác. Nhà trường cử 402 lượt cán bộ đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Về thực hiện NVCL, Nhà trường cử 04 giảng viên Khoa Lịch sử và Khoa Ngôn ngữ học đi bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và năng lực sử dụng tiếng Anh tại Hoa Kì và Australia; mở lớp tiếng Anh nâng cao cho cán bộ Khoa Ngôn ngữ học.
Bên cạnh đó, Quy chế chi tiêu nội bộ được điều chỉnh theo hướng khuyến khích người lao động, trước hết là cán bộ trẻ trong công việc và học tập nâng cao trình độ. Trong năm học vừa qua có 11 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 02 giảng viên được công nhận chức danh Phó Giáo sư.
Công tác chính trị, tư tưởng và công tác sinh viên: đổi mới nhiều hoạt động
Công tác giáo dục trính trị tư tưởng đã được triển khai có hiệu quả, với nhiều hoạt động phong phú và đổi mới trong cách thức thực hiện. Nhà trường tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cuộc vận động khác trong sinh viên bằng nhiều hình thức sinh động, thiết thực; thực hiện quy chế dân chủ thông qua hình thức đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường với sinh viên các khoá với hơn 500 sinh viên tham gia. Nhiều hoạt động tình nguyện, hoạt động từ thiện được tổ chức, những hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn diễn ra trang trọng, hiệu quả. Nhà trường tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 272 đoàn viên ưu tú là cán bộ và sinh viên, kết nạp 54 đảng viên mới.
Công tác sinh viên cũng có những kết quả tốt: thực hiện tốt chế độ chính sách xã hội, chăm sóc sức khoẻ đối với người học; công tác tư vấn, hướng nghiệp, điều tra việc làm cho sinh viên tốt nghiệp và tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên được chú trọng thường xuyên. Công tác đăng nhập cơ sở dữ liệu sinh viên được thực hiện kịp thời.
Có 404 sinh viên hệ chính quy, 03 học viên cao học, 30 sinh viên hệ vừa học vừa làm được khen thưởng về thành tích học tập, công tác, vượt khó khăn vươn lên trong học tập; 161 sinh viên và cán bộ trẻ là Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Trường, trong đó có 11 sinh viên và 04 cán bộ là Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp ĐHQGHN.
Nhà trường tích cực phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên đi thực tập; giới thiệu sinh viên tốt nghiệp cho các tổ chức và doanh nghiệp tuyển dụng; thông báo danh sách sinh viên dự kiến tốt nghiệp năm 2012 để các địa phương chủ động có kế hoạch tuyển dụng; phối hợp và triển khai tốt ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học năm 2012 do Bộ GD-ĐT và Báo Tuổi trẻ tổ chức.
Đối ngoại và hợp tác đào tạo quốc tế: nâng tổng số văn bản kí kết HTQT lên con số 152
Năm học 2011-2012, Trường tiếp tục kí mới 10 văn bản hợp tác và kí tiếp 02 văn bản hợp tác với các đại học nước ngoài, nâng tổng số văn bản kí kết hợp tác với các đối tác nước ngoài lên con số 152.
Trường tổ chức triển khai và thực hiện các chương trình, dự án quốc tế do các quỹ tài trợ như: Dự án Hỗ trợ phát triển Bộ môn Nhân học, Dự án Nghiên cứu Nhân học, Dự án Xây dựng CTĐT tiến sĩ và nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu ngành Nhân học, Dự án Nghiên cứu chính sách giáo dục Việt Nam, Dự án Nâng cao năng lực giảng dạy châu Âu học tại Việt Nam, Dự án phát triển ngành Quốc tế học (giai đoạn 2), Dự án về Thiết kế môn học và phương pháp giảng dạy (Quỹ SIF, Singapore tài trợ)...
Trường tiếp đón 590 SV và 210 nhà khoa học quốc tế đến tham dự hội thảo, trao đổi khoa học, thực tập, học tập và nghiên cứu tại Trường; có 170 lượt CB và 16 lượt SV đi làm việc, trao đổi khoa học, tham dự hội thảo, nghiên cứu và học tập ở nước ngoài.
Các chương trình liên kết ĐT quốc tế tiếp tục được duy trì với các chương trình ngắn hạn, chương trình liên kết ĐT bậc cử nhân “3+1” và “2+2”, chương trình liên kết ĐT bậc SĐH các ngành: Tâm lí học Phát triển Trẻ em và Thanh thiếu niên, Quản lí Tổ chức, Quản lí Khách sạn, Quản lí Khoa học và Công nghệ.
Đảm bảo chất lượng: tổ chức đánh giá nội bộ theo chuẩn AUN
Trường ĐHKHXH&NV nhiều năm qua là đơn vị đi đầu trong ĐHQGHN trong công tác đảm bảo chất lượng. Trường tiếp tục triển khai đánh giá ngoài CTĐT ngành Du lịch học, triển khai đánh giá chương trình ngành Đông phương học, hoàn thành bản thảo báo cáo tự đánh giá chương trình ngành Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng. Đặc biệt, lần đầu tiên Trường tiến hành tổ chức đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á - AUN CTĐT ngành Ngôn ngữ học.
Bên cạnh đó, các kết quả đánh giá bài giảng của giảng viên cho những kết quả tích cực: chất lượng tổ chức thực hiện môn học, chương trình môn học, hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động kiểm tra đánh giá của Nhà trường có những tiến bộ rõ rệt. Cụ thể:
Chất lượng tổ chức môn học học kì I năm học 2011-2012 đạt mức 4,04/5 so với mức 3.82/5 của học kì II năm học 2010-2011. Chương trình môn học chung có những bước tiến bộ rõ nét, đạt 4,25/5, so với mức 4,05/5 của học kì II năm học 2010-2011. Chương trình môn học được đánh giá cao, đạt 4,25/5 so với 4,05 kết quả học kì II năm học 2010-2011. Hoạt động giảng dạy được đánh giá tốt về chất lượng giảng dạy nói chung, đạt 4,32/5 so với kết quả 4,13/5 của học kì II năm học 2010-2011. Hoạt động kiểm tra đánh giá đạt mức cao là 4,32/5 so với 4,09 của học kì II năm học 2010-2011. Điểm trung bình chung của chất lượng giảng dạy đạt điểm cao nhất từ trước đến nay là 4,25/5.
Chất lượng tổ chức môn học, chương trình môn học, hoạt động giảng dạy, kiểm tra đánh giá của các khoa đã được SV đánh giá cao. Điển hình là các khoa Lịch sử (4,54/5); Triết học (4,43/5); Thông tin - Thư viện (4,33/5); Khoa học Chính trị (4,31/5); Quốc tế học (4,26/5); Văn học (4,23/5).
Cũng trong năm học 2011-2012, Tổ tư vấn và hỗ trợ đào tạo (CASA) được thành lập, trực thuộc Trung tâm Đảm bảo chất lượng Đào tạo. CASA có chức năng tư vấn kĩ năng học tập, kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên, hỗ trợ giảng viên trong việc nâng cao năng lực giảng dạy.