Trần Đăng Trung: “Đại học là một món quà”

Thứ sáu - 03/08/2012 21:51
Thủ khoa tốt nghiệp khoa Văn học K53 năm nay là Trần Đăng Trung với điểm tổng kết là 3,62. Gia đình Trung có ông ngoại, bố và mẹ đều là giảng viên đại học. Chính truyền thống gia đình và tình yêu văn học trở thành động lực để Đăng Trung thi vào Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV. Đó cũng là điều khiến Trung tự thấy mình là người may mắn, có điều kiện để toàn tâm toàn ý cho việc học hơn.
Trần Đăng Trung: “Đại học là một món quà”
Trần Đăng Trung: “Đại học là một món quà”
Thủ khoa tốt nghiệp khoa Văn học K53 năm nay là Trần Đăng Trung với điểm tổng kết là 3,62. Gia đình Trung có ông ngoại, bố và mẹ đều là giảng viên đại học. Chính truyền thống gia đình và tình yêu văn học trở thành động lực để Đăng Trung thi vào Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV. Đó cũng là điều khiến Trung tự thấy mình là người may mắn, có điều kiện để toàn tâm toàn ý cho việc học hơn. Với Đăng Trung, nền tảng kiến thức mới là thứ quan trọng nhất còn kĩ năng chỉ là phần bổ trợ. Cậu cho rằng việc đi làm cũng giống như kinh doanh. “Kinh doanh thì vốn là quan trọng nhất, bạn có bao nhiêu vốn, số vốn đó sẽ quyết định bạn sẽ làm được gì. Để kinh doanh thuận lợi thì bạn trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào. Cũng như việc học, để có thể làm tốt bất cứ công việc gì bạn cần có vốn kiến thức nhất định. Kiến thức càng sâu rộng, càng nhiều sẽ giúp bạn có công việc và vị trí tốt hơn”. Là sinh viên thì quá quen với lối học chạy, theo thời vụ, ôn cấp tốc để thi qua môn, Trung coi đó là cách học của “những người chạy 100m”: “Thực chất học đại học là một cuộc chạy marathon và không thể dùng cách chạy 100m để chạy trong cuộc thi marathon được. Việc học, ngay từ đầu phải có hệ thống, phải xác định rõ được những điều mình cần biết, những điều mình thiếu cần bổ sung. Chậm rãi, từ từ nhưng bền bỉ và chắc chắn”. Để có thể học tốt được học đại học, “bạn cần có một phương pháp học phù hợp đó là hệ thống kiến thức, kết nối kiến thức. Không có kiến thức nào là bỏ đi cả. Tất cả chúng đều có ý nghĩa riêng dù ít dù nhiều và ở các hoàn cảnh khác nhau. Phương pháp học luôn là quan trọng nhất và chỉ ở đại học mới cho bạn được điều đó” - Đăng Trung chia sẻ.

Tôi nhận ra được sự tự hào và hứng khởi ánh lên trong đôi mắt Trung khi cậu nói về khoa mình và thầy cô: “Với mình, Khoa Văn học của Trường ĐHKHXH&NV có thể coi là một trong những môi trường học tập tuyệt vời nhất; từ truyền thống lâu đời, bề dày lịch sử đến đội ngũ giảng viên có trình độ cũng như sự tận tình trong việc giảng dậy và truyền đạt kiến thức. Được học ở đây là một trải nghiệm thú vị và tuyệt vời đối với một sinh viên”. Trung thừa nhận rằng chính tình yêu, sự tự hào về môi trường học tập đã góp phần không nhỏ tạo nên động lực cũng như sự tâm huyết trong từng môn học để có được kết quả tốt. Khi được hỏi về cảm nhận của cậu về quãng đời sinh viên vừa bước qua, Trung không ngần ngại nói rằng: “Đại học thực sự là một món quà. Trong cuộc đời có rất nhiều món quà nhưng đây thực sự là một món quà quý giá. Những năm tháng học tập trên giảng đường đại học là quãng thời gian tuyệt vời nhất để tích luỹ tri thức và những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống; là lúc bạn có thể thoả sức theo đuổi những gì mình đam mê mà không chịu bất kì sự câu thúc nào của xã hội ồn ã, xô bồ bên ngoài; là hoàn cảnh nhiều thử thách để tôi luyện một ý chí, bản lĩnh và trí tuệ sẽ theo bạn trong suốt cuộc đời. Các bạn sinh viên đừng bỏ phí món quà tuyệt với và chỉ có may mắn nhận được một lần trong đời này.”. Bạn cho rằng đây là quãng thời gian mà bạn có thể toàn tâm toàn ý học tập, tích luỹ tri thức, tự do theo đuổi đam mê, học hành trong một môi trường chuyên nghiệp. Sẽ không có thêm cơ hội, thời gian nào cho bạn thoả sức học tập và tích luỹ tốt như ở đại học. Ngay từ cấp 3 và cho tới tận bay giờ Trần Đăng Trung đã định hướng cho mình theo nghiệp giảng dạy và nghiên cứu. Việc được xét giữ lại Trường làm nghiên cứu sinh đã tạo bước đệm thuận lợi cho ước mơ này. Trung mơ ước có đủ khả năng và điều kiện để mang những kiến thức thú vị về văn học và văn hoá, vốn thường chỉ bó hẹp trong khuôn khổ trường lớp, đến gần hơn với số đông công chúng. Tôi có niềm tin rằng, với sự nhạy bén, vốn kiến thức tích luỹ được, với sự chín chắn và chiều sâu trong suy nghĩ, Trần Đăng Trung sẽ thành công với những dự định của mình.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây