10 sự kiện tiêu biểu năm 2009

Chủ nhật - 03/01/2010 04:38

Khép lại năm 2009, trường ĐHKHXH&NV đã có một năm đầy thành công với nhiều thành tựu đạt được trên các mặt hoạt động. Hãy cùng Website Nhà trường điểm lại những sự kiện nổi bật đánh dấu những bước chuyển biến quan trọng trong định hướng phát triển của Trường trong năm vừa qua.

Khép lại năm 2009, trường ĐHKHXH&NV đã có một năm đầy thành công với nhiều thành tựu đạt được trên các mặt hoạt động. Hãy cùng Website Nhà trường điểm lại những sự kiện nổi bật đánh dấu những bước chuyển biến quan trọng trong định hướng phát triển của Trường trong năm vừa qua.

1. Bổ nhiệm Ban Giám hiệu nhiệm kì 2009 - 2014 và kiện toàn bộ máy lãnh đạo phòng ban chức năng

[img class="caption" src="images/stories/2009/09/18/nvkhanh.jpg" border="0" alt="GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng - phát biểu tại lễ khai giảng. Ảnh: NA" title="GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng - phát biểu tại lễ khai giảng. Ảnh: NA" width="240" align="left" ]

GS.TS Nguyễn Văn Khánh được tái bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng. Các Phó Hiệu trưởng nhiệm kì mới 2009 - 2014 là: PGS.TS Vũ Đức Nghiệu, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, PGS.TS Nguyễn Văn Kim.

Với kinh nghiệm kế thừa từ những nhiệm kì trước, kết hợp với nhân tố sức trẻ, BGH mới được kì vọng sẽ cùng Nhà trường gặt hái tiếp thành công, đưa Trường ĐH KHXH và NV tiếp tục trở thành đơn vị tiên phong trong nhiều lĩnh vực của ĐHQGHN, và khẳng định được vị trí cao trong cộng đồng đại học Việt Nam và trên thế giới.

Nhân sự lãnh đạo các phòng, ban chức năng thuộc khối Hiệu bộ cũng được kiện toàn. Ngoài ra, Nhà trường cũng đã hoàn thành Đề án bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lí năm 2009.

2. Hoàn thành việc lắp đặt mạng không dây trong khuôn viên trường

Kể từ tháng 10/2009, dù ở bất cứ nơi đâu trong khuôn viên trường tại Thượng Đình (336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), bạn cũng có thể kết nối được với mạng Internet. Cùng với việc đầu tư xây dựng các phòng máy tính chất lượng cao cho sinh viên, với mạng không dây, điều kiện học tập của sinh viên trong trường được nâng cao thêm một bước. Sự kiện này đánh một dấu mốc mới trên con đường quốc tế hoá chất lượng đào tạo của Nhà trường.

3. Khai giảng khoá đầu đào tạo bằng kép Du lịch - Ngoại ngữ

Đây là chương trình đầu tiên liên kết đào tạo giữa Trường ĐHKHXH&NV và Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được nhận hai văn bằng chính quy: Cử nhân ngoại ngữ và cử nhân Du lịch học.

Hoạt động này là sự hiện thực hoá chủ trương liên thông liên kết và đa dạng các loại hình đào tạo, mở rộng cơ hội học tập cũng như cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên thoả mãn cả hai yêu cầu của nhà tuyển dụng là ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn. Đây cũng là một hướng đi tích cực để công tác đào tạo đáp ứng kịp nhu cầu xã hội.

4. Khai giảng khoá đầu đào tạo liên kết quốc tế 2 + 2 ngành Quản lí hành chính công và ngành Quản lí Du lịch

[img class="caption" src="images/stories/2009/11/11/kimson.jpg" border="0" alt="PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Nhà trường coi chương trình này sẽ là một hướng ưu tiên phát triển trong tương lai. (Ảnh: NA/USSH)" title="PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Nhà trường coi chương trình này sẽ là một hướng ưu tiên phát triển trong tương lai. (Ảnh: NA/USSH)" align="right" width="240"/>

Đây là khoá học đầu tiên trong khuôn khổ chương trình đào tạo hợp tác liên kết quốc tế 2+2 giữa Trường ĐHKHXH&NV và Đại học Quảng Tây (Trung Quốc). Khoá học kéo dài 4 năm, 2 năm đầu ở Trường ĐHKHXH&NV, 2 năm sau học ở Trường Đại học Quảng Tây. Bằng tốt nghiệp do Trường Đại học Quảng Tây cấp.

Chương trình này sẽ góp phần mở rộng hơn cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam, phát huy được nhiều thế mạnh của Trường ĐHKHXH&NV, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ việc xây dựng đất nước.

Năm 2009, cử nhân khoá I, ngành Ngôn ngữ học được đào tạo theo phương thức 2 + 2, trong đó 2 năm đầu sinh viên học tại trường đối tác ở Trung Quốc (Đại học Dân tộc Quảng Tây) và 2 năm sau học tại Trường cũng được cấp bằng.

Cũng trong năm nay, Trường đã kí kết văn bản thoả thuận về liên kết đào tạo 2+2 với Đại học Chungwoon (Hàn Quốc).

5. Hội thảo quốc tế “Nghiên cứu liên ngành trong KHXH&NV: kinh nghiệm và triển vọng”

Là một trong những hội thảo quốc tế lớn và tiêu biểu của Nhà trường trong năm 2009, với sự phối hợp tổ chức giữa nhiều đối tác Pháp và Việt Nam, gồm: Đại học Nantes, Đại học Le Mans, Đại học Angers (Pháp), Trường ĐHKHXH&NV, Khoa Quốc tế (ĐHQGHN) và một số đơn vị khác thuộc ĐHQGHN. Hơn 100 đại biểu tham dự là những nhà khoa học Pháp và Việt thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau như Lịch sử, Xã hội học, Tâm lí học, Khoa học Quản lí, Khoa học Giáo dục, Du lịch, Địa lí, Văn học, Ngôn ngữ học, Kinh tế...

[img class="caption" src="images/stories/2010/01/03/091208_5731_0040.jpg" border="0" alt="Hội thảo một lần nữa khẳng định năng lực tổ chức và uy tín về học thuật của Trường ĐHKHXH&NV đối với các đối tác trong và ngoài nước. (Ảnh: NA/USSH)" title="Hội thảo một lần nữa khẳng định năng lực tổ chức và uy tín về học thuật của Trường ĐHKHXH&NV đối với các đối tác trong và ngoài nước. (Ảnh: NA/USSH)" width="580"/>

Tiếng nói của các nhà khoa học Việt Nam và Pháp đã gặp nhau khi cùng khẳng định: tiếp cận liên ngành và nghiên cứu liên ngành trong khoa học nói chung, trong KHXH&NV nói riêng, là một xu thế tất yếu và là ưu thế nhằm giải quyết những vấn đề lớn của thực tiễn cuộc sống.

Hội thảo đã thu nhận được nhiều kinh nghiệm ở cấp độ quốc tế và dự đoán xu thế phát triển của nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn.

Sự kiện này đã thêm một lần nữa khẳng định năng lực tổ chức và uy tín về học thuật của Trường ĐHKHXH&NV đối với các đối tác trong và ngoài nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Nhà trường đang phát triển theo định hướng một đại học nghiên cứu và chủ trương mở rộng hợp tác, phối hợp nghiên cứu và trao đổi thông tin khoa học với các trường đại học và các nhà khoa học trên thế giới.

6. Hội thảo Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

Câu chuyện về sự thích ứng của sản phẩm đào tạo đối với thị trường lao động đã được đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam từ nhiều năm qua. Hội nghị “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội” được tổ chức một lần nữa cho thấy quyết tâm của Nhà trường muốn tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên, trên cơ sở tìm ra tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp sử dụng lao động với cơ sở đào tạo, với các bộ ngành liên quan.

Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, qua những phần trình bày công phu và được minh hoạ bằng những số liệu cụ thể, các ý kiến phát biểu đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của những đại biểu tham dự hội nghị về một trong những chủ đề lớn của giáo dục hiện nay. Phải chăng đang có sự “vênh” nhau giữa đào tạo đại học và yêu cầu nhân lực của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội? Sinh viên đang yếu về kĩ năng và kém về thực hành? Đào tạo đang chạy theo sau nhu cầu xã hội?... Nhiều giải pháp đã được đề xuất, nhưng trước hết chúng ta hãy bắt đầu bằng việc nhận thức và hiểu đúng: Thế nào là đào tạo đáp ứng với yêu cầu xã hội?

7. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học San Jose (Hoa Kì) chính thức đặt quan hệ hợp tác

Theo đó, hai bên sẽ thiết lập các hoạt động trao đổi học thuật, cùng tham gia xây dựng và triển khai các chương trình, dự án đào tạo và nghiên cứu về các lĩnh vực chung, trao đổi sinh viên và các chuyên gia nghiên cứu, trao đổi thông tin và tài liệu khoa học.

[img class="caption" src="images/stories/2010/01/03/8625-0039.jpg" border="0" alt="GS.TS Nguyễn Văn Khánh và GS. Charles Bullock cùng kí văn bản hợp tác. (Ảnh: NA/USSH)" title="GS.TS Nguyễn Văn Khánh và GS. Charles Bullock cùng kí văn bản hợp tác. (Ảnh: NA/USSH)" width="580"/>

Trước đó, Trường ĐHKHXH&NV và SJSU đã có một số hoạt động hợp tác bước đầu liên quan đến việc phát triển ngành Công tác xã hội như cùng tham gia hội thảo quốc tế về đào tạo CTXH tổ chức tại Việt Nam vào tháng 6/2008, một số giáo sư của SJSU được mời sang dạy cho học viên Việt Nam. Tháng 4/2009, SJSU đã tặng Khoa Xã hội học hơn 130 đầu sách liên quan đến Công tác xã hội làm tài liệu học tập và tham khảo cho cán bộ và sinh viên. Hai bên hiện có kế hoạch hợp tác trong việc xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Công tác xã hội tại Việt Nam với sự tham gia của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và tổ chức Tình nguyện viên quốc tế (VSO) của Anh.

Đây là một trong số 11 trường đại học mà Trường ĐHKHXH&NV kí văn bản hợp tác chính thức trong năm 2009, nâng tổng số đối tác quốc tế của trường lên 110 cơ sở.

8. Đại hội đại biểu Công đoàn Trường lần thứ XXVIII

Đại hội là dịp tổng kết lại phong trào hoạt động Công đoàn Nhà trường nhiệm kì XXVII (2007-2009) và đề ra những phương hướng cho nhiệm kì XXVIII (2009-2012).

[img class="caption" src="images/stories/2009/12/14/dhcd-nvkhanh.jpg" border="0" alt="GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng) trao Huân chương Lao động Hạng Nhì của Chủ tịch Nước cho Công đoàn Trường ĐHXKHXH&NV. (Ảnh: NA/USSH)" title="GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng) trao Huân chương Lao động Hạng Nhì của Chủ tịch Nước cho Công đoàn Trường ĐHXKHXH&NV. (Ảnh: NA/USSH)" width="580"/>

Với thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực, năm 2009, Công đoàn Trường ĐHKHXH&NV đã được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì của Chủ tịch nước.

Đại hội cũng đã bầu ra BCH Công đoàn trường nhiệm kì XXVIII (2009-2012), với 14 đồng chí. PGS.TS. Đặng Xuân Kháng được bầu lại giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn trường nhiệm kì mới.

9. Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐHKHXH&NV lần thứ VI (nhiệm kì 2009 – 2012) với khẩu hiệu: Bản lĩnh - Sáng tạo - Hội nhập

Đại hội đã khẳng định thành tích xuất sắc của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên của Nhà trường trong nhiệm kì 2007 - 2009, với kết quả được ghi nhận là Đơn vị Lá cờ đầu trong phong trào Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2007 - 2008, và được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2008.

[img class="caption" src="images/stories/2009/12/29/bch.jpg" border="0" alt="BCH Đoàn Trường ĐHKHXH&NV nhiệm kì 2009-2012 ra mắt Đại hội. (Ảnh: NA/USSH)" title="BCH Đoàn Trường ĐHKHXH&NV nhiệm kì mới ra mắt Đại hội. (Ảnh: NA/USSH)" width="580"/>

Trong phương hướng hoạt động của nhiệm kì VI (2009 - 2012), Đoàn trường đã đưa ra khẩu hiệu: Bản lĩnh - Sáng tạo - Hội nhập như là kim chỉ nam cho các chương trình hành động của mình.

10. Miss Nhân văn 2009

Miss Nhân văn 2009 được đánh giá là thành công rực rỡ với một đêm chung kết hoành tráng và sôi động tại Nhà văn hoá KTX Mễ Trì vào tối 06/11/2009. Khán giả cuồng nhiệt, không khí sôi động, các màn trình diễn đa sắc màu đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng khán giả. Các thí sinh năm nay với nhiều phong cách khác nhau nhưng cũng khá đồng đều nên các dự đoán về vương miện Miss Nhân văn trước chung kết rất không tập trung. Cuối cùng người chiến thắng là Trần Thị Gấm (Khoa Tâm lí học), Á hậu 1 thuộc về Phạm Nhật Phương (Khoa Xã hội học), Á hậu 2 là Nguyễn Thị Hiền (Khoa Thông tin Thư viện).

[img class="caption" src="images/stories/2010/01/03/091106_9596_0455.jpg" border="0" alt="Phút đăng quang của Miss Nhân văn 2009 Trần Thị Gấm. (Ảnh: NA/USSH)" title="Phút đăng quang của Miss Nhân văn 2009 Trần Thị Gấm. (Ảnh: NA/USSH)" width="580"/>

Với tiêu chí “Sắc đẹp vì cộng đồng”, Miss Nhân văn 2009 đã đề cao vẻ đẹp trí tuệ, tài năng, tính độc lập, tự chủ, tinh thần làm việc nhóm và những hoạt động đóng góp cho cộng đồng.

Cuộc thi Miss Nhân văn được tổ chức định kì 2 năm một lần, là một trong những hoạt động nổi bật giúp định hướng một lối sống đẹp và có ích cho các bạn sinh viên và đã thu hút được sự quan tâm theo dõi của đông đảo sinh viên trong và ngoài trường. Nhiều thế hệ Miss Nhân văn đã đoạt thứ hạng cao tại các cuộc thi Nữ sinh thanh lịch các cấp, góp phần khẳng định sắc đẹp và trí tuệ của sinh viên Nhân văn.

Tác giả: thanhha

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây