Tin tức

Chương trình đào tạo không chính quy

Thứ sáu - 27/07/2012 04:02
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo về các chương trình và loại hình đào tạo hệ không chính quy dài hạn và ngắn hạn của Trường.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo về các chương trình và loại hình đào tạo hệ không chính quy dài hạn và ngắn hạn của Trường.

I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN

1. Loại hình đào tạo: Hệ đại học Vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ), cấp bằng cử nhân. 2. Các ngành đào tạo:

  • Báo chí và Truyền thông
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Khoa học quản lí (chuyên ngành Quản lí xã hội và Khoa học quản lí)
  • Khoa học chính trị (chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh và Chính trị học);
  • Xã hội học
  • Công tác xã hội
  • Triết học (chuyên ngành Tôn giáo học)
  • Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
  • Quốc tế học (Quan hệ quốc tế)
  • Thông tin thư viện
  • Tâm lí học
  • Lịch sử
  • Văn học
  • Ngôn ngữ
  • Việt Nam học

3. Thời gian đào tạo: từ 4 đến 5 năm, khoảng 130 đến 135 tín chỉ (có thể học theo từng học kì vào các buổi tối trong tuần và thứ Bảy và Chủ Nhật, cũng có thể học tập trung theo từng đợt). 4. Đối tượng: Cán bộ, công chức và các thành phần khác có đầy đủ điều kiện dự thi đại học theo Quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội và Quy chế tuyển sinh đại học hệ vừa làm vừa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người dự thi tuyển phải có một trong các văn bằng: Trung học phổ thông, Trung học bổ túc văn hoá, Trung học chuyên nghiệp, Trung học nghề, Cao đẳng và phải trải qua kì tuyển sinh gồm 03 môn thi khối C (Văn, Sử, Địa) theo chương trình Trung học phổ thông. 5. Điều kiện tổ chức lớp học: - Cở sở đặt lớp phải là các trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung tâm GDTX cấp tỉnh đảm bảo được các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lí với các ngành đào tạo. (Điều 2 khoản 2 điểm a Quy chế Tuyển sinh hệ VLVH ) - Nhà trường chỉ tổ chức tuyển sinh với điều kiện số hồ sơ đăng kí dự thi của mỗi ngành đạt tối thiểu từ 80 hồ sơ (các tỉnh phía Bắc), tối thiểu 120 hồ sơ (các tỉnh phía Nam). Các ngành không đủ số hồ sơ theo quy định sẽ không tổ chức thi tuyển. Thí sinh nộp hồ sơ vào ngành không đủ điều kiện thi tuyển sẽ được nhận lại hồ sơ và lệ phí thi sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ. 6. Thủ tục hồ sơ: Hồ sơ do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phát hành. Thí sinh đến mua và nộp hồ sơ trực tiếp tại: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội hoặc tại cơ sở đào tạo ở địa phương.

  • Lệ phí hồ sơ: 50.000 đồng/thí sinh. (nộp cùng hồ sơ);
  • Lệ phí dự thi: từ 300.000 đến 1.000.000đ đồng/thí sinh.(nộp cùng hồ sơ, tuỳ theo điều kiện của từng ngành và từng địa phương)

7. Thời gian tổ chức tuyển sinh: (2 đợt/năm) trong tháng 4 và tháng 10 hàng năm. 8. Kinh phí đào tạo: - Học phí của học viên: 550.000đ đến 630.000/1 tháng/1 học viên, từ 171.000đ đến 196.000đ/01 tín chỉ (không bao gồm lệ phí tuyển sinh, thi lại, chia lớp nhỏ để học ngoại ngữ và tin học, thực tập, thực tế, tốt nghiệp). Học phí có thể thay đổi theo quy định của Nhà nước và tuỳ vào từng địa phương cụ thể. - Sử dụng học phí: Bên B (đối tác) được sử dụng 23 – 25% (theo thảo thuận) tổng kinh phí học phí để thực hiện các công việc quản lí lớp học về mặt hành chính, thu học phí, lệ phí của học viên, phòng ở cho cán bộ đến công tác và giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và thi cử (phòng học, âm thanh ánh sáng, bàn ghế…) (Ghi chú: Trước thời gian 3 tháng tuyển sinh, các cơ sở đào tạo địa phương có nhu cầu mở lớp gửi công văn xin mở lớp có dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo về Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội)

II. LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TỪ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC

1. Loại hình đào tạo: Hệ đại học LIÊN THÔNG VLVH (hệ chuyên tu cũ), cấp bằng cử nhân. 2. Các ngành đào tạo:

  • Báo chí và Truyền thông
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Công tác xã hội
  • Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
  • Thông tin thư viện
  • Văn học

3. Thời gian đào tạo: từ 1,5 đến 2 năm, khoảng 65 tín chỉ (có thể học theo từng học kì vào các buổi tối trong tuần và thứ Bảy và Chủ Nhật, cũng có thể học tập trung theo từng đợt). 4. Đối tượng: Những người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng đạt loại khá trở lên, ngành học cao đẳng phù hợp với ngành dự thi sẽ được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp; đúng chuyên ngành. Các trường hợp còn lại phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn. Và phải trải qua kì tuyển sinh gồm 02 môn: cơ sở của ngành và môn chuyên ngành.. 5. Điều kiện tổ chức lớp học: như loại hình VLVH 6. Thủ tục hồ sơ: Hồ sơ do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phát hành. Thí sinh đến mua và nộp hồ sơ trực tiếp tại: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội hoặc tại cơ sở đào tạo ở địa phương.

  • Lệ phí hồ sơ: 50.000 đồng/thí sinh. (nộp cùng hồ sơ);
  • Lệ phí dự thi: từ 300.000 đến 1.000.000đ đồng/thí sinh.(nộp cùng hồ sơ, tuỳ theo điều kiện của từng ngành và từng địa phương)

7. Thời gian tổ chức tuyển sinh: trong tháng 3, tháng 4 và tháng 10, tháng 11 hàng năm. 8. Kinh phí đào tạo: - Học phí của học viên: 550.000đ đến 630.000/1 tháng/1 học viên, từ 171.000đ đến 196.000đ/01 tín chỉ (không bao gồm lệ phí tuyển sinh, thi lại, chia lớp nhỏ để học ngoại ngữ và tin học, thực tập, thực tế, tốt nghiệp). Học phí có thể thay đổi theo quy định của Nhà nước và tuỳ vào từng địa phương cụ thể. - Sử dụng học phí: Bên B (đối tác) được sử dụng 23 – 25% (theo thảo thuận) tổng kinh phí học phí để thực hiện các công việc quản lí lớp học về mặt hành chính, thu học phí, lệ phí của học viên, phòng ở cho cán bộ đến công tác và giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và thi cử (phòng học, âm thanh ánh sáng, bàn ghế…) (Ghi chú: Trước thời gian 3 tháng tuyển sinh, các cơ sở đào tạo địa phương có nhu cầu mở lớp gửi công văn xin mở lớp có dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo về Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội)

III. LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN CẤP CHỨNG CHỈ

1. Chương trình đào tạo:

  • Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
  • Ngoại ngữ chuyên ngành Du lịch
  • Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C…, chứng chỉ tiếng Hàn Quốc
  • Bồi dưỡng kiến thức về dân tộc và tôn giáo
  • Nghiệp vụ Hành chính văn phòng…
  • Nghiệp vụ Báo chí và Truyền hình
  • Bồi dưỡng kiến thức Triết học phương Đông ứng dụng
  • Bồi dưỡng giảng viên môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Hán Nôm
  • Khoá Đào tạo Biên kịch và Lí luận phê bình điện ảnh

2. Loại hình đào tạo: Ngắn hạn cấp chứng chỉ 3. Thời gian đào tạo: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng… 4. Đối tượng tham dự: là những người đang công tác tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp và những người có nhu cầu. 5. Kinh phí đào tạo

  • Học phí của học viên: tuỳ theo thời gian của từng khoá đào tạo và số lượng học viên tham gia.
  • Sử dụng kinh phí: sẽ có sự thoả thuận cụ thể khi tổ chức từng loại hình đào tạo.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất các khoá đào tạo không chính quy dài hạn và ngắn hạn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để biết thêm thông tin, xin liên hệ với Phòng Đào tạo (bộ phận không chính quy) Địa chỉ: số 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội ĐT: 04 3 8583957 ThS. Hoàng Văn Quynh – Phó Trưởng phòng: 0934667111 - hquynhvn@gmail.com Anh Nguyễn Đình Trung – cán bộ phụ trách tuyển sinh: 0912708840 - taichucxhnv@gmail.com

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây