Ảnh hưởng của stress vào mùa thi

Thứ năm - 11/04/2013 11:44
Ngày 10/4, Hội Sinh viên Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Công ty Pharmaton tổ chức buổi nói chuyện với sinh viên với chủ đề “Ảnh hưởng của stress vào mùa thi”.
Ngày 10/4, Hội Sinh viên Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Công ty Pharmaton tổ chức buổi nói chuyện với sinh viên với chủ đề “Ảnh hưởng của stress vào mùa thi”. Bác sĩ Nguyễn Hữu Thiện đã có bài thuyết trình với nhiều thông tin khoa học rất bổ ích về stress – bản chất, cơ chế, nguyên nhân, dấu hiệu và cách kiểm soát stress để tìm được sự cân bằng trong cuộc sống. Theo đó, stress là một điều vô cùng bình thường trong cuộc sống, là sự phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây stress. Stress xảy ra do các nguyên nhân về môi trường, gia đình – xã hội, thể chất và cả các suy nghĩ tiêu cực của cá nhân. Biểu hiện của stress ở mỗi người khác nhau, có thể là những biểu hiện bột phát, bất thường như khóc lóc, nóng giận, mất ăn mất ngủ, …, có thể là những biểu hiện thầm lặng như lo lắng, buồn bã, lâu dần có thể dẫn đến suy sụp, trầm cảm, lú lẫn, mất kiểm soát trí óc… Về mặt sức khoẻ, stress không có lợi, song stress gây ra những những hệ luỵ tích cực hay tiêu cực đến đâu là tuỳ thuộc vào mức độ trải nghiệm của mỗi cá nhân. Bác sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho biết, stress thường xảy ra nhiều nhất ở nhóm tuổi học sinh, sinh viên. Nguyên nhân là do lứa tuổi này có nhiều sự thay đổi và phát triển về mặt tâm sinh lí, thể chất, chịu nhiều áp lực về học tập và công việc. Một trong những nguyên nhân trực tiếp và phổ biến dẫn đến stress ở các bạn trẻ là mâu thuẫn giữa mục tiêu, lí tưởng quá cao với khả năng thực hiện. Bên cạnh đó, khi thất bại, các bạn lại hay có suy nghĩ tiêu cực. Do đó, bác sĩ đưa ra lời khuyên: “Muốn hạnh phúc thì nên tập suy nghĩ tích cực. Một trong những nguyên tắc để cuộc sống của chúng ta trở nên đơn giản, thoải mái là đặt tiêu chuẩn phù hợp với khả năng của mình”. Vị chuyên gia cũng cho rằng, các bạn trẻ trước hết cần coi stress hay căng thẳng là một điều bình thường mà ai cũng phải đối mặt trong cuộc sống. Quan trọng là phải biết cách dự phòng và kiểm soát nó. Một số nguyên tắc cần biết là: học cách nhận biết căng thẳng; giảm căng thẳng bằng các hoạt động thư giãn, tập luyện thể dục, thể thao; biết cách chấp nhận thực tế; giảm bớt tiêu chuẩn để dung nạp sự khác biệt; chia sẻ với người thân, bạn bè; kiên quyết nói “không” với việc quá tải; có tinh thần lạc quan tích cực; có chế độ dinh dưỡng hợp lí… Cũng tại buổi nói chuyện, bác sĩ Nguyễn Hữu Thiện và các bạn sinh viên đã trao đổi về các phương pháp cụ thể để giảm căng thẳng mỗi khi bước vào các kì thi.

Tác giả: thanhha

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây