Tin tức

Học đại học như thế nào?

Thứ sáu - 04/10/2013 22:51

Ngày 01/10/2013, Đoàn Thanh niên Trường ĐHKHXH&NV tổ chức toạ đàm về phương pháp học tập ở bậc đại học nhằm chia sẻ những thông tin hữu ích giúp các bạn tân sinh viên QH-2013-X sớm làm quen với cách học ở môi trường đại học.

Học đại học như thế nào?
Học đại học như thế nào?


Học đại học như thế nào?
Thanh Hà/USSH

Những vấn đề mà các tân sinh viên quan tâm rất đa dạng: sự khác biệt trong cách học phổ thông và cách học bậc đại học, những phương pháp học tập ở bậc đại học, cách chuẩn bị bài trước khi đến lớp, cách ôn thi hiệu quả, làm thế nào để có thái độ và động lực học tập đúng đắn, phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, mối liên hệ giữa học tập và cơ hội việc làm...


Khách mời tham gia giao lưu với sinh viên là PGS.TS Vũ Thị Phụng (Chủ nhiệm Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng), TS Nguyễn Quang Liệu (Trưởng Phòng Chính trị và Công tác sinh viên), cô Nguyễn Thanh Vân (giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN), cựu sinh viên Lê Thị Huyền Trang (thủ khoa tốt nghiệp ngành Thông tin – Thư viện năm 2013), cựu sinh viên Phạm Thị Huyền Trang (thủ khoa tốt nghiệp ngành Văn học năm 2013).

Những vấn đề mà các tân sinh viên quan tâm rất đa dạng: sự khác biệt trong cách học phổ thông và cách học bậc đại học, những phương pháp học tập ở bậc đại học, cách chuẩn bị bài trước khi đến lớp, cách ôn thi hiệu quả, làm thế nào để có thái độ và động lực học tập đúng đắn, phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, mối liên hệ giữa học tập và cơ hội việc làm…
PGS.TS Vũ Thị Phụng chia sẻ: nếu học ở bậc phổ thông “nặng” về truyền thụ kiến thức và tính thụ động của người học cao thì đến bậc đại học, thầy cô không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn phải khơi gợi cảm hứng, tạo sự say mê trong học tập và nghiên cứu trong sinh viên, hướng dẫn các bạn cách tự tìm ra kiến thức mới. Sinh viên phải học chủ động và có kế hoạch theo mục tiêu mà mình đặt ra.
Cùng quan điểm trên, TS Nguyễn Quang Liệu cho rằng phương pháp học là điểm khác biệt quan trọng giữa cách học ở bậc phổ thông và đại học. Sinh viên phải tự học là chủ yếu, phải kết hợp học ở nhà, trên lớp, trên thư viện và qua tài liệu, sách vở, mạng Internet. Đồng hành chỉ dẫn cho các bạn trong việc lập kế hoạch học hiệu quả là các thầy cô giáo và đội ngũ cố vấn học tập.
Trước những băn khoăn lo lắng của sinh viên về việc “sợ” học các môn vốn bị cho là “khô khan” như triết học, lịch sử tư tưởng, lịch sử Đảng…, TS. Nguyễn Quang Liệu thừa nhận một phần nguyên nhân có thể là do người thầy chưa thực sự làm môn học trở nên hấp dẫn, chưa truyền được sự say mê học tập đến với sinh viên. Và TS. Nguyễn Quang Liệu cũng khẳng định rằng, bản thân những môn học ấy vốn hấp dẫn, và quan trọng là người học biết cách học, biết tìm ra nhiều cách tiếp cận kiến thức khác nhau trong sách vở và cả trong cuộc sống.
Bàn về phương pháp học, các vị khách mời đều tỏ thái độ phản đối cách học “nước đến chân mới nhảy”. Thủ khoa Phạm Thị Huyền Trang cho rằng, nếu mỗi ngày đều học bài theo cách “mưa dầm thấm lâu” và có hệ thống thì mới có thể đạt kết quả tốt. Giảng viên Nguyễn Thanh Vân thì chia sẻ nhiều kinh nghiệm để việc học ngoại ngữ hiệu quả, đó là chú trọng nhiều đến kĩ năng thực hành hàng ngày, biết xác định mục đích cụ thể của việc học ngoại ngữ trong từng giai đoạn, tránh học vẹt, học lan man.
Đồng cảm với những lo lắng của sinh viên về vấn đề việc làm nhưng PGS.TS Vũ Thị Phụng vẫn đưa ra lời khuyên: các bạn trẻ hãy có tầm nhìn xa và rộng hơn để thấy được vai trò và trách nhiệm của mình – những người trẻ có kiến thức, có trí tuệ và nhiệt huyết – trong việc góp phần tác động làm thay đổi xã hội và thế giới này theo chiều hướng tốt đẹp hơn, đem lại hạnh phúc không chỉ cho bản thân mà còn cho cả cộng đồng.


Tác giả: Thanh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây