Nghề nghiệp: Ngành Báo chí - Truyền thông
admin
2013-04-02T22:57:23-04:00
2013-04-02T22:57:23-04:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tin-hoat-dong/nghe-nghiep-nganh-bao-chi-truyen-thong-5767.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 02/04/2013 22:57
NGHỀ BÁO
Nhà báo là ai?
Nhà báo là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Họ tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin nhanh nhất về tất cả những sự kiện mới tới công chúng.
Những nhiệm vụ chính của nhà báo:
- Săn tin: tìm tòi, phỏng vấn, chụp ảnh, quay hình.
- Dựng tin bài: Tổ chức các dữ liệu thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
- Biên tập: Tác phẩm nộp lên sẽ được thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung (hoặc quẳng đi không dùng!).
- Tổ chức nội dung: Tất cả những tác phẩm được duyệt sẽ được sắp xếp thành một chỉnh thể rồi được dàn trang, đem đi in hoặc đưa vào lịch phát sóng.
- Phát hành: Báo, tạp chí được đưa tới nơi tiêu thụ, còn các tác phẩm truyền hình, phát thanh thì lên sóng.
Những tố chất nào cần cho nhà báo?
- Trung thực;
- Ưa hoạt động;
- Thích viết lách và có năng khiếu tổ chức thông tin;
- Quan tâm tới đời sống chính trị - xã hội;
- Kiên trì, không nản lòng khi gặp khó khăn;
- Phẩm chất chính trị trong sáng, vững vàng.
Triển vọng nghề báo:
Bạn có thể trở thành phóng viên, biên tập viên làm việc tại các toà soạn báo in, báo điện tử, các đài truyền hình, đài phát thanh. Hiện cả nước có khoảng 700 tờ báo in và tạp chí, cùng hàng trăm đài phát thanh truyền hình từ trung ương tới địa phương.
NGHỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PR)
Nghề PR là gì?
Nghề PR (Public Relations) có nhiệm vụ thông tin hai chiều giữa một tổ chức với công chúng của nó, hướng tới việc tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng đối với tổ chức đó. Nói đơn giản, nếu quảng cáo khoe: “Tôi rất tốt” thì PR khiến người ta nói: “Bạn rất tốt”.
Những nhiệm vụ chính của nhân viên PR:
- Lập kế hoạch: PR luôn gắn với các chiến dịch quảng bá được lên kế hoạch cẩn thận.
- Soạn thảo, biên tập: Nghề PR phải viết lách khá nhiều, ví dụ như viết thông cáo, báo cáo, bản tin v.v..
- Quan hệ với giới truyền thông: Nghề PR phải làm việc nhiều với nhà báo, để liên tục cung cấp thông tin về tổ chức của mình.
- Tổ chức sự kiện: Cho công ty của mình hoặc cho đối tác.
- Nghiên cứu, đánh giá: Tất cả các hoạt động trên chỉ thực hiện được khi được nghiên cứu kĩ và có đánh giá tổng kết kinh nghiệm.
Những tố chất nào cần cho nghề PR?
- Khả năng giao tiếp tốt (cả nói và viết).
- Năng lực tổ chức.
- Biết chăm chút vẻ ngoài của mình.
- Giỏi ngoại ngữ và tin học.
Triển vọng nghề PR: Nghề PR có cơ hội việc làm lớn. Bạn có thể trở thành nhân viên PR nội bộ cho mọi cơ quan, tổ chức muốn xây dựng thương hiệu. Bạn cũng có thể làm việc cho các công ty truyền thông chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn PR và tổ chức sự kiện. Hiện nay, số lượng công ty truyền thông ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng với rất nhiều dịch vụ đa dạng và nhu cầu tuyển dụng nhân viên PR tăng cao.