Tin tức

Tham dự hội thảo tại ĐH Quốc lập Đài Loan

Thứ năm - 28/11/2013 04:19

Từ ngày 23 đến 27/11/2013, Đoàn các nhà khoa học Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN do PGS.TS Nguyễn Văn Kim (Phó Hiệu trưởng) làm Trưởng đoàn đã dự Hội thảo khoa học quốc tế tại Khoa Khoa học Chính trị thuộc Đại học Quốc lập Đài Loan (National Taiwan University).

Tham dự hội thảo tại ĐH Quốc lập Đài Loan
Tham dự hội thảo tại ĐH Quốc lập Đài Loan

Chủ đề của Hội thảo là “So sánh sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và Việt Nam” tổ chức vào ngày 25 tháng 11.

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Văn Kim nhấn mạnh: Cuộc Hội thảo do Khoa Khoa học chính trị thuộc Đại học Quốc lập Đài Loan tổ chức trong bối cảnh ở Việt Nam đang có những chuẩn bị tích cực cho việc tổng kết những thành tựu cơ bản, tiêu biểu sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Và ở Trung Quốc, kể từ khi thực hiện chính sách cải cách, mở cửa từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhưng sau hơn 3 thập niên phát triển nhanh chóng, Trung Quốc đã và đang phải đối diện với nhiều thách thức không nhỏ trên tất cả các phương diện: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… Đây là Hội thảo quốc tế đầu tiên giữa hai trường đại học hàng đầu của Đài Loan và Việt Nam, là một nỗ lực của ban lãnh đạo và giới chuyên môn nhằm góp phần làm sáng tỏ và giải quyết một số khía cạnh và vấn đề trong chặng đường cải cách, mở cửa hơn 3 thập niên qua ở Việt Nam và Trung Quốc.

Thành phần của đoàn, về phía Trường Đại học KHXH&NV ngoài PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, có: GS.TS. Đỗ Quang Hưng, PGS.TS. Lại Quốc Khánh, TS. Trần Ngọc Liêu, ThS. Trần Điệp Thành tham gia. Trong đoàn Việt Nam còn có các nhà nghiên cứu: PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu (Tạp chí Cộng sản), TS. Hoàng Thế Anh (Viện Nghiên cứu Trung Quốc).  (Ảnh: Trần Điệp Thành gửi USSH)
Trần Điệp Thành gửi USSH
Thành phần của đoàn, về phía Trường Đại học KHXH&NV ngoài PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, có: GS.TS. Đỗ Quang Hưng, PGS.TS. Lại Quốc Khánh, TS. Trần Ngọc Liêu, ThS. Trần Điệp Thành tham gia. Trong đoàn Việt Nam còn có các nhà nghiên cứu: PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu (Tạp chí Cộng sản), TS. Hoàng Thế Anh (Viện Nghiên cứu Trung Quốc).

Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp, các bài báo cáo và bình luận của các học giả được trình bày và thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, mang tính học thuật cao. Từ cách tiếp cận chuyên ngành kết hợp với nghiên cứu liên ngành, sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh, các chuyên gia trên các lĩnh vực: Chính trị học so sánh, sử học, kinh tế học, xã hội học và tôn giáo học… đã làm sáng rõ những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài việc tham dự Hội thảo khoa học quốc tế, PGS.TS Nguyễn Văn Kim cùng với các nhà khoa học trong đoàn đã đến thăm quan Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, làm việc với lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội và Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Quốc lập Đài Loan. Hai bên đã bàn bạc và đề xuất một số nội dung hợp tác nhằm cụ thể hoá tinh thần văn bản đã được kí kết gần đây giữa Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQGHN và Viện Khoa học Xã hội – ĐH Quốc lập Đài Loan.

ừ ngày 23 đến 27/11/2013, Đoàn các nhà khoa học Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN do PGS.TS Nguyễn Văn Kim (Phó Hiệu trưởng) làm Trưởng đoàn đã dự Hội thảo khoa học quốc tế tại Khoa Khoa học Chính trị thuộc Đại học Quốc lập Đài Loan (National Taiwan University).

Chủ đề của Hội thảo là “So sánh sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và Việt Nam” tổ chức vào ngày 25 tháng 11.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Văn Kim nhấn mạnh: Cuộc Hội thảo do Khoa Khoa học chính trị thuộc Đại học Quốc lập Đài Loan tổ chức trong bối cảnh ở Việt Nam đang có những chuẩn bị tích cực cho việc tổng kết những thành tựu cơ bản, tiêu biểu sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Và ở Trung Quốc, kể từ khi thực hiện chính sách cải cách, mở cửa từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhưng sau hơn 3 thập niên phát triển nhanh chóng, Trung Quốc đã và đang phải đối diện với nhiều thách thức không nhỏ trên tất cả các phương diện: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… Đây là Hội thảo quốc tế đầu tiên giữa hai trường đại học hàng đầu của Đài Loan và Việt Nam, là một nỗ lực của ban lãnh đạo và giới chuyên môn nhằm góp phần làm sáng tỏ và giải quyết một số khía cạnh và vấn đề trong chặng đường cải cách, mở cửa hơn 3 thập niên qua ở Việt Nam và Trung Quốc.

Thành phần của đoàn, về phía Trường Đại học KHXH&NV ngoài PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, có: GS.TS. Đỗ Quang Hưng, PGS.TS. Lại Quốc Khánh, TS. Trần Ngọc Liêu, ThS. Trần Điệp Thành tham gia. Trong đoàn Việt Nam còn có các nhà nghiên cứu: PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu (Tạp chí Cộng sản), TS. Hoàng Thế Anh (Viện Nghiên cứu Trung Quốc).  (Ảnh: Trần Điệp Thành gửi USSH)
Trần Điệp Thành gửi USSH
Thành phần của đoàn, về phía Trường Đại học KHXH&NV ngoài PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, có: GS.TS. Đỗ Quang Hưng, PGS.TS. Lại Quốc Khánh, TS. Trần Ngọc Liêu, ThS. Trần Điệp Thành tham gia. Trong đoàn Việt Nam còn có các nhà nghiên cứu: PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu (Tạp chí Cộng sản), TS. Hoàng Thế Anh (Viện Nghiên cứu Trung Quốc).

Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp, các bài báo cáo và bình luận của các học giả được trình bày và thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, mang tính học thuật cao. Từ cách tiếp cận chuyên ngành kết hợp với nghiên cứu liên ngành, sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh, các chuyên gia trên các lĩnh vực: Chính trị học so sánh, sử học, kinh tế học, xã hội học và tôn giáo học… đã làm sáng rõ những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài việc tham dự Hội thảo khoa học quốc tế, PGS.TS Nguyễn Văn Kim cùng với các nhà khoa học trong đoàn đã đến thăm quan Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, làm việc với lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội và Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Quốc lập Đài Loan. Hai bên đã bàn bạc và đề xuất một số nội dung hợp tác nhằm cụ thể hoá tinh thần văn bản đã được kí kết gần đây giữa Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQGHN và Viện Khoa học Xã hội – ĐH Quốc lập Đài Loan.

Tác giả: Trần Điệp Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây