Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong thời đại mới
Thanh Hà
2013-12-24T00:32:00-05:00
2013-12-24T00:32:00-05:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tin-hoat-dong/quan-he-viet-nam-nhat-ban-trong-thoi-dai-moi-9458.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 24/12/2013 00:32
Hội thảo “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong thời đại mới và thế hệ mới qua hoạt động giao lưu văn hoá” do Trường ĐHKHXH&NV và Đại học Kobe (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 22/12. Đây là hoạt động khoa học kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Tại phiên khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) đã có bài phát biểu về mối quan hệ Việt – Nhật trong lịch sử và hiện tại và tình hình nghiên cứu Nhật Bản học tại Trường ĐHKHXH&NV.
Bài phát biểu đã khẳng định: quan hệ giao lưu hai nước bắt đầu từ rất sớm và đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất, dựa trên nền tảng căn bản là sự tôn trọng lẫn nhau. Tháng 1/2013, lãnh đạo hai nước đã nhất trí phát triển toàn diện quan hệ hợp tác hai nước Việt Nam-Nhật Bản lên một tầm cao mới. Quan hệ hai nước đang diễn ra mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, từ cấp nhà nước với các dự án xây dựng hạ tầng cơ ở, cải cách thể chế; đến quan hệ giữa doanh nghiệp hai nước thông qua mậu dịch và đầu tư; cũng như trong quan hệ giữa nhân dân hai nước thông qua hoạt động du lịch, giao lưu thanh niên, văn hoá…
Tại Trường ĐHKHXH&NV, Nhật Bản học đã được nghiên cứu và đào tạo từ những năm 1990 theo định hướng khu vực học, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, làm cầu nối cho sự phát triển của quan hệ hai nước. Năm 1995, bộ môn Nhật Bản học được thành lập. Từ năm 2000, Trường bắt đào tạo thạc sĩ Châu Á học, trong đó có chuyên ngành Nhật Bản học. Ngành học này ngày càng thu hút sự quan tâm của người học. Trường cũng tích cực liên kết hợp tác với nhiều đại học, viện nghiên cứu Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản để triển khai nhiều dự án nghiên cứu, hội thảo khoa học lớn.
Trên cơ sở ấy, hội thảo lần này là cơ hội để các nhà quản lí, nhà khoa học hai nước trao đổi về những thành tựu hợp tác đã đạt được giữa Việt Nam và Nhật Bản, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo các nhà nghiên cứu trẻ của hai nước.
Sau phiên khai mac, các đại biểu đã nghe và thảo luận các chủ đề cụ thể: Lịch sử và hiện trạng đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam; Nghiên cứu Nhật Bản học tại Việt Nam trong bối cảnh mới – những vấn đề đặt ra; quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh hiện nay; Sự tiếp nhận văn hoá đại chúng Nhật Bản tại Việt Nam; Văn hoá “manga” của Nhật Bản đã được chấp nhật tại Việt Nam và châu Á như thế nào…