1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Báo chí học định hướng ứng dụng
+ Tiếng Anh: Journalism
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 32 01 01 – UD
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Báo chí
+ Tiếng Anh: Journalism
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 02 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Báo chí
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Journalism
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu đào tạo:
- Mục tiêu chung:
Đào tạo các Thạc sỹ Báo chí có kiến thức chuyên môn, có tư duy phản biện, có đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng, đặc biệt tập trung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, để hoạt động hiệu quả trong ngành công nghiệp truyền thông Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Mục tiêu cụ thể :
Chương trình sẽ giúp người học có nhận thức đúng đắn và chuyên sâu về ngành báo chí truyền thông. Sau khoá học học viên có đủ năng lực làm việc về chuyên môn báo chí truyền thông và tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1 Môn thi tuyển sinh
+ Môn cơ bản: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông
+ Môn cơ sở: Lý luận báo chí truyền thông
+ Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 ngoại ngữ sau: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Thí sinh làm bài thi Ngoại ngữ hoặc sử dụng Chứng chỉ Ngoại ngữ đạt yêu cầu.
3.2 Đối tượng tuyển sinh:
* Về văn bằng: Tất cả các ứng viên đã tốt nghiệp đại học có thể dự thi, cụ thể:
- Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành Báo chí, hoặc ngành phù hợp (gồm Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế)
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần hoặc ngành khác với ngành Báo chí, đã học bổ sung kiến thức, hoặc sau khi dự thi nếu trúng tuyển phải học bổ túc kiến thức trước khi có quyết định công nhận học viên theo qui định.
* Về thâm niên công tác :
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, hoặc ngành phù hợp được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Báo chí được dự thi cao học ngành Báo chí định hướng ứng dụng có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác được dự thi cao học ngành báo chí định hướng ứng dụng có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông, có tối thiểu 03 sản phẩm báo chí truyền thông được đăng tải và phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
4. Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần với ngành Báo chí:
- Ngành đúng: Báo chí.
- Ngành phù hợp: Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế
- Ngành gần: Văn học, Ngôn ngữ học, Chính trị học, Quốc tế học, Lịch sử, Xã hội học, Văn hóa học, Triết học, Luật, Kinh tế, Nhân học, Khoa học quản lý, Tâm lý học, Thông tin học, Xuất bản – Phát hành, Quan hệ quốc tế, Thông tin đối ngoại, Đạo diễn truyền hình, Biên tập truyền hình, Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế, Quảng cáo và Marketing, Xuất bản.
5. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức.
- Các học phần bổ sung kiến thức cho các đối tượng dự thi đã tốt nghiệp ngành gần:
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Báo chí truyền thông đại cương |
3 |
2 |
Lý luận báo chí truyền thông |
3 |
3 |
Kỹ năng viết cho báo in – báo điện tử |
3 |
4 |
Kỹ năng viết cho phát thanh – truyền hình |
3 |
5 |
Quan hệ công chúng đại cương |
3 |
6 |
Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông |
3 |
7 |
Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông |
3 |
8 |
Tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí truyền thông |
2 |
Tổng số: |
23 |
- Các học phần bổ sung kiến thức cho các đối tượng dự thi đã tốt nghiệp ngành khác:
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Báo chí truyền thông đại cương |
3 |
2 |
Lý luận báo chí truyền thông |
3 |
3 |
Lý luận và thực tiễn báo in |
3 |
4 |
Lý luận và thực tiễn phát thanh |
3 |
5 |
Lý luận và thực tiễn truyền hình |
3 |
6 |
Lý luận và thực tiễn báo điện tử |
3 |
7 |
Kỹ năng viết cho báo in – báo điện tử |
3 |
8 |
Kỹ năng viết cho phát thanh – truyền hình |
3 |
9 |
Quan hệ công chúng đại cương |
3 |
10 |
Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông |
3 |
11 |
Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông |
3 |
12 |
Tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí truyền thông |
2 |
Tổng số: |
35 |