Giới thiệu chung

Thứ hai - 18/03/2019 04:14

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên chuyên ngành đào tạo:

          + Tiếng Việt: Khoa học quản lý

          + Tiếng Anh: Management Science

- Mã số chuyên ngành đào tạo: Đào tạo thí điểm

- Tên ngành đào tạo:

          + Tiếng Việt: Khoa học quản lý

          + Tiếng Anh: Management Science

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Tên văn bằng tốt nghiêp:

          + Tiếng việt: Thạc sĩ ngành Khoa học quản lý

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Management Science

- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

- Chương trình Thạc sỹ Khoa học Quản lý đào tạo người nghiên cứu, nhà tư vấn, nhà quản lý tác nghiệp có trình độ cao trong lĩnh vực quản lý có đủ năng lực đáp ứng những nhiệm vụ nghiên cứu và hoạt động tác nghiệp về chính sách và quản lý ở các cấp độ khác nhau.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Học viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực khoa học quản lý với các chuyên đề như: Phân tích, hoạch định chính sách, Các lý thuyết quản lý hiện đại, Kỹ năng cho người lãnh đạo, Văn hoá lãnh đạo, Quản lý rủi ro và khủng hoảng, Quản lý sở hữu trí tuệ… Trên cơ sở đó học viên có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể đi sâu nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận hoặc thực tiễn thuộc các lĩnh vực riêng biệt hoặc mang tính chất liên ngành;

- Hoàn thành chương trình học này, Thạc sĩ Khoa học Quản lý có năng lực tiếp nhận, làm chủ tri thức khoa học quản lý, khoa học và công nghệ hiện đại, giải quyết nhanh và hiệu quả các vấn đề của thực tiễn quản lý; có năng lực sáng tạo, phân tích và đánh giá chính sách quản lý; có năng lực thích ứng nhanh và hợp lý trước những biến đổi của môi trường quản lý; có năng lực tổ chức, huy động và thuyết phục quần chúng thực hiện mục tiêu của tổ chức. Thạc sĩ Khoa học Quản lý có thể đáp ứng được yêu cầu của các vị trí công tác quản lý trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; làm nguồn để tuyển chọn vào các vị trí quản lý cao hơn hoặc tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo ở bậc tiến sĩ;

- Kết thúc chương trình học, học viên có khả năng làm việc độc lập với tư duy sáng tạo, có năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học quản lý.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Môn thi tuyển sinh:

- Thi tuyển với các môn thi sau đây:

    + Môn thi cơ bản: Lịch sử học thuyết quản lý

    + Môn thi cơ sở: Khoa học quản lý đại cương

    + Môn thi ngoại ngữ: chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học quản lý phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Về văn bằng: Người dự thi phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành Khoa học quản lý hoặc ngành phù hợp là ngành Quản lý xã hội; Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các ngành  gần gồm: Quản lý công, Chính sách công, Chính sách Khoa học và Công nghệ, Hành chính công; Quản lý nhân lực; Quản trị kinh doanh; Khoa học chính trị; Quản lý kinh tế, Khoa học môi trường; Điều khiển học kinh tế, Quản lý công nghệ và doanh nghiệp, Quản lý Môi trường,  Quản lý giáo dục, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý du lịch, Hệ thống thông tin trong quản lý, Quản trị văn phòng, Quản lý văn hóa, Quản lý giáo dục và các ngành khác có liên quan đến lĩnh vực quản lý sau khi đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Khoa học quản lý;

- Về thâm niên công tác và đối tượng dự thi:

+ Cử nhân tốt nghiệp ngành Khoa học quản lý và ngành phù hợp với ngành KHQL  được dự thi ngay trong năm tốt nghiệp;

+ Cử nhân tốt nghiệp các ngành ngành gần với ngành Khoa học quản lý từ loại khá trở lên được dự thi ngay trong năm tốt nghiệp, dưới loại khá người dự thi phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành dự thi (tính từ ngày ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) và phải học qua chương trình bổ túc kiến thức của Khoa Khoa học quản lý.

3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần

- Danh mục các ngành phù hợp: Quản lý xã hội;

- Danh mục các ngành gần: Quản lý công, Chính sách công, Chính sách Khoa học và Công nghệ, Hành chính công; Quản lý nhân lực; Quản trị kinh doanh; Khoa học chính trị; Quản lý kinh tế, Khoa học môi trường; Điều khiển học kinh tế, Quản lý công nghệ và doanh nghiệp, Quản lý Môi trường, Quản lý giáo dục, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý du lịch, , Hệ thống thông tin trong quản lý, Quản trị văn phòng, Quản lý văn hóa, Quản lý giáo dục và các ngành khác có liên quan đến quản lý.

3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức:

TT

Tên học phần

Số TC

Ghi chú

1.

Khoa học quản lý đại cương

4

 

2.

Lịch sử tư tưởng quản lý

4

 

3.

Tổng quan Sở hữu trí tuệ

3

 

4.

Khoa học chính sách

3

 

5.

Lý thuyết hệ thống và điều khiển học

2

 

6.

Khoa học và Công nghệ luận

2

 

Tổng

18

 

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây