TTLA: Biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam (Thế kỷ X - XIX)

Thứ ba - 20/05/2014 03:44

1 Họ tên nghiên cứu sinh: Phạm Đức Anh                       

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 22/01/1980                                                    

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số: 4152/QĐ-SĐH ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam (Thế kỷ X - XIX)

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại         9. Mã số: 62 22 54 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Vũ Minh Giang

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Một cách toàn diện và hệ thống, luận án lần đầu tiên nghiên cứu vấn đề thiết chế chính trị trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam thời trung đại. Qua đó phân tích và lý giải có căn cứ mối quan hệ và tác động qua lại giữa bối cảnh lịch sử, nền tảng kinh tế - xã hội với mô hình tổ chức nhà nước trung ương tập quyền.

- Nghiên cứu sự vận động và biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước, chỉ rõ những thành quả và hạn chế, những nguyên nhân thịnh suy, thành bại đã đưa tới một cái nhìn tổng quát, những phát hiện và nhận thức khoa học mới và từ đó, rút ra được những bài học lịch sử mang ý nghĩa thực tiễn.

- Trao đổi, thảo luận và góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề khoa học được đặt ra lâu nay: Sự tồn tại của thiết chế trung ương tập quyền dưới thời Lý, chủ trương “thân dân” thời Lý - Trần, xu hướng “quan liêu” thời Lê Sơ, tính chất luật pháp Việt Nam trước thế kỷ XV, đặc trưng của mô hình nhà nước tập quyền ở Việt Nam...

- Luận án đã chỉ rõ sự biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam thế kỷ X-XIX là kết quả của quá trình phát triển tự thân, là sản phẩm và nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn lịch sử, đồng thời chịu ảnh hưởng và tác động của những yếu tố bên ngoài. Trong số các yếu tố bên ngoài, ảnh hưởng từ mô hình chính trị Trung Hoa là thường xuyên và mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, có một thực tế là mô hình nào càng giống bên ngoài, ít sức sống nội sinh, mô hình ấy càng kém bền vững.

- Trên cơ sở nghiên cứu mô hình tổ chức nhà nước tập quyền ở Việt Nam thời trung đại Luận án rút ra nhiều giá trị và bài học kinh nghiệm cho hiện tại. Đó là những bài học về tăng cường cơ chế giám sát và điều tiết quyền lực, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và xây dựng ý thức công dân, về bệ đỡ tư tưởng…

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Trực tiếp nâng cao chất lượng bài giảng “Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam”. Cung cấp thêm những luận cứ khoa học góp phần vào công cuộc hoàn thiện hệ thống chính trị và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam, thiết chế chính trị Việt Nam…

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Phạm Đức Anh (2006), “Hệ thống thanh tra, giám sát trong tổ chức chính quyền triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497)”, Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2001 - 2006), Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr.364-378.
  2. Phạm Đức Anh (2008), “Pháp luật về quản lý Đông Kinh thời Lê Sơ”, Khởi nghĩa Lam Sơn và thành lập Vương triều Lê, Nxb. Hà Nội, tr.405-420.
  3. Phạm Đức Anh (2009), “Mô hình Trung Hoa trong tổ chức bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam (Thời kỳ Lê Sơ: 1428 - 1527)”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam - Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á, Nxb. ĐHQGHN, tr.7-14.
  4. Phạm Đức Anh (2010), Vương triều Lý (1009 - 1226) (Nguyễn Quang Ngọc chủ biên), Nxb. Hà Nội, tr.282-323.
  5. Phạm Đức Anh (2011), “Quá trình thiết lập, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ở Nam Bộ dưới thời các chúa Nguyễn”, Mấy vấn đề tiến trình lịch sử xã hội, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr.385-405.
  6. Phạm Đức Anh (2011), “Về tính chất tập quyền trong thiết chế chính trị triều Lý (1009-1225)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (10), tr.7-22.
  7. Phạm Đức Anh (2012), “Quan hệ giữa Trần Hưng Đạo với các vua nhà Trần”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (9), tr.91-96.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

         1. Fullname: Pham Duc Anh                          2. Sex: Male

3. Date of birth: 22/01/1980                         4. Place of birth: Hanoi

        5. Admission decicion number: 4152/QĐ-SĐH   Dated: July, 15th, 2008 by President of the Vietnam National University, Hanoi.

  1. Changes in academic process: No
  2. Official thesis title:

The Transition of State Organization Model in Vietnam

 (from the 10th to the 19th Century)

  1. Major: Vietnamese Ancient and Medieval History             9. Code: 62 22 54 01

10. Supervisor: Prof. Dr. Sc. Vu Minh Giang

11. Summary of the new findings of the thesis:

       - For the first times, my PhD thesis research issues of political institutions throughout the course of history medieval Vietnam. According to this, the thesis analysis and expounds relationships and interactions between the historical background, social - economic foundation with organizational model of centralized state.

       - Studying the movement and transformation of state organizational model in order to indicate the achievements and limitations, the causes of rise and fall, success or failure has led to a general view, the sciences findings and from there, draw significance historical lessons for present.

- Discussing and contributing to elucidate some scientific problems posed long time: The existence of centralized institutions under the Ly dynasty, the policy “friendly people” of the Ly and Tran dynasty, properties of law before the 15th century in Vietnam, characteristic of the centralized state model in Vietnam…

- This thesis have shown clealy that the transformation of organizational model of centralized state from the 10th to the 19th century in Vietnam as a result of the development process itself, the products and in order to resolve requirements of real history, and suffered effects and the impact of external factors. Among the external factors, the influence of the Chinese political model is often the most powerful. However, the fact that the model the same as external that is model was unsustainable.

- According to research model of centralized state in medieval Vietnam the thesis draw many valuable experiences and lessons for the present. That is the lesson of strengthening mechanisms to supervise and regulate state power, the uniformity of the legal system and building civic consciousness, about the ideological platform…

12. Practical applicability: Raising direcly the quality of lecture “The State and law in Vietnamese history”. Providing the scientific arguments which contribute to the improvement of the political system and build Vietnam state now.

13. Further research direction: States and law in history of Vietnam, Vietnam political institution…

14. Thesis - related publications:

1)   Pham Duc Anh (2006), “Inspection and Supervision System in Organization of the Government in Le Thanh Tong Reign’s (1460 - 1497)”, A Period Time of Historical Researching (2006 - 2011), Thegioi Publishing House, Hanoi, pp.364-378.

2)   Pham Duc Anh (2008), “Law for Management Dong Kinh Citadel in the Early Le Dynasty”, Lam Son Raise and the Ebtablishment of Early Le Dynasty, Hanoi Publishing House, pp.405-420.

3)   Pham Duc Anh (2009), “Chinese Model in the Organization of Vietnam Feudal State (Early Le Period: 1428 - 1527)”, International Scientific Sypomsium Proceedings: Reseaching and Teaching Linguistic and Culture of Vietnamese - Chinese in East Asia and Southeast Asia, Hanoi National University Publishing House, pp. tr.7-14.

4)  Pham Duc Anh (2010), The Ly Dynasty (1009 - 1226) (Nguyen Quang Ngoc chief author), Hanoi Publishing House, pp.282-323.

5)  Pham Duc Anh (2011), “The Process of Establishment and Organization of Adminitration in the Southern Vietnam in the Nguyen Lords Period”, Some Issuies of the Social History Process”,  Thegioi Publishing House, Hanoi, pp. 385-405.

6)  Pham Duc Anh (2011), “On the Centralized Nature of Power in the Ly’s Adminitration (1009 - 1225)”, Journal of Historical Studies (10), pp.7-22.

7)   Pham Duc Anh (2012), “The Relationship Between Tran Hung Dao and Tran’s Kings”, Journal of Culture and Art (9), pp.91-96.

Tác giả: Phạm Đức Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây