TTLA: Thi Hương thời Nguyễn (Qua các trường thi Hương Hà Nội, Nam Định và Hà Nam)

Thứ ba - 20/05/2014 03:21

1. Họ tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Hương Thảo              

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/11/1975                                                    

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số: 4152/QĐ-SĐH ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Thi Hương thời Nguyễn (Qua các trường thi Hương Hà Nội, Nam Định và Hà Nam)

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại         9. Mã số: 62 22 54 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã có những đóng góp mới trong nhận thức về giáo dục và khoa cử thời Nguyễn nói chung và thi Hương thời Nguyễn nói riêng như sau:

- Trong nửa đầu thế kỷ XIX, các vua Nguyễn có nhiều nỗ lực đưa hoạt động khoa cử trong đó có thi Hương trở nên hoàn bị trên cơ sở “gia cố” mô hình đã có từ thời Lê và xây dựng những yếu tố mới, riêng của nhà Nguyễn.

- Hoạt động thi Hương của trường Hà Nội và Nam Định, sau sáp nhập thành trường Hà Nam, phác họa bức tranh thi Hương của đồng bằng Bắc bộ nói riêng và thời Nguyễn nói chung. Tại những nơi nhà Nguyễn duy trì được quyền quản lý, hoạt động thi Hương vẫn được duy trì ngay cả khi có những biến cố trước sức ép đòi mở cửa của người phương Tây. Việc tuyển lựa quan lại trong bộ máy hành chính tham gia vào hoạt động khoa cử ở các trường thi thể hiện mối quan hệ giữa khoa cử và chính trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình đỗ Cử nhân của sĩ tử miền Bắc rơi vào khoảng 30 tuổi. Sau khi thi đỗ, các Cử nhân thời Nguyễn được bổ nhiệm vào các vị trí công việc ở cấp phủ, huyện. Điểm đáng lưu ý là về cơ bản toàn bộ các tỉnh miền núi phía Bắc (trừ Hưng Hóa) không có ai đỗ Cử nhân.

- Nhà Nguyễn đã dựa trên yêu cầu của thực tiễn xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đặt ra các chính sách giáo dục với thi Hương và ở chừng mực nào đó, những chính sách này của nhà Nguyễn có hiệu quả nhất định. Ngoài mục đích lựa chọn nhân sự, qua các kỳ thi Hương, nhà Nguyễn đã thay đổi tương quan văn hóa giữa các vùng thông qua giáo dục và khoa cử: số Cử nhân có nguồn gốc xuất thân ở miền Trung tăng lên rõ rệt, Nho giáo từng bước đặt được chỗ đứng và tạo dấu ấn trên vùng đất mới Nam bộ. Việc gia tăng số lượng người đỗ ở miền Trung và Nam bộ khiến cho sự chênh lệch về tỷ lệ quan lại giữa người miền Bắc, miền Trung và miền Nam trong bộ máy chính quyền là khá đáng kể.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, nền giáo dục khoa cử Việt Nam truyền thống đã bị thay đổi mạnh mẽ dưới tác động của quá trình xâm chiếm thuộc địa của Pháp. Nhằm mục đích hạn chế tối đa ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ở Việt Nam cũng như tạo điều kiện cho quá trình khai thác thuộc địa, người Pháp đã từng bước xóa bỏ nền giáo dục Hán học, đưa tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ thành nội dung thi bổ sung trong kỳ thi Hương truyền thống.

- Về cơ bản khoa cử Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với khoa cử Trung Hoa. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh tiếp xúc và giao lưu văn hóa, nhà Nguyễn đã có những điều chỉnh, thay đổi hay nói cách khác là tạo ra nét riêng cho giáo dục khoa cử Việt Nam trên cơ sở những tương đồng với giáo dục Trung Hoa. Trường thi Hương của Việt Nam khác với Trung Hoa ở quy mô, số lượng các kỳ thi, việc đặt danh hiệu cho người thi đỗ và bổ nhiệm người đỗ đạt.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: trên cơ sở nhận thức về các chính sách giáo dục khoa cử của thời Nguyễn, có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh khi tiến hành thực thi các chính sách giáo dục đương đại.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: giáo dục và khoa cử Việt Nam thời cận hiện đại.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

+ Đỗ Thị Hương Thảo, Vũ Thị Minh Thắng (2006), “Về kỳ thi bổ sung trong kỳ thi Hương truyền thống”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (9), tr.30-35.

+ Đỗ Thị Hương Thảo, Vũ Thị Minh Thắng (2008), “Trường thi Hương cuối cùng ở Bắc Kỳ - Trường thi Hương Nam Định”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (4), tr.11-19.

+ Đỗ Thị Hương Thảo, Vũ Thị Minh Thắng (2008), “Trường thi Hương cuối cùng ở Bắc Kỳ - Trường thi Hương Nam Định”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử  (5), tr.48-59.

+ Đỗ Thị Hương Thảo, Vũ Thị Minh Thắng (2010), “Giá trị của tài liệu lưu trữ: Qua nghiên cứu trường hợp “Trường hợp thi Hương Nam Định”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., tr.202-212.

+ Đỗ Thị Hương Thảo (2011), “Diện mạo trường thi Hương cuối cùng ở Bắc kỳ - Trường thi Hương Nam Định”, Một chặng đường Nghiên cứu Lịch sử (2006 – 2011), Nxb. Thế giới, H., tr.551-570.

+ Đỗ Thị Hương Thảo (2012), “Chính sách giáo dục thời Nguyễn: Tiếp cận từ danh hiệu Phó bảng”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (7), tr.17-29.

+ Nguyễn Quang Ngọc, Đỗ Thị Hương Thảo (2012), “Cao Xuân Dục và những đóng góp của ông qua hai bộ sách Đăng khoa lục”, Hội thảo khoa học “Danh nhân văn hóa Đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục”, thành phố Vinh, Nghệ An.

+ Đỗ Thị Hương Thảo (2012), “Những thay đổi của trường thi Hương Thăng Long – Hà Nội dưới tác động của quá trình Pháp xâm lược Việt Nam”, Tạp chí Khoa học (ĐHQG HN) (4), tập 28, tr.244-253.

+ Đỗ Thị Hương Thảo (2013), “Chính sách khuyến khích giáo dục của nhà Nguyễn ở Nam bộ Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (3), tr.20-26.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Fullname: Do Thi Huong Thao                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 15/11/1975                         4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decicion number: 4152/QĐ-SĐH   Dated: July, 15th, 2008 by President of the VietNam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Local Examination (Thi Hương) of the Nguyen dynasty (based on Hanoi, Nam Dinh and Ha Nam Examination Compounds)

8. Major: Vietnamese Ancient times and Medieval History         9. Code: 62 22 54 01

10. Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Quang Ngoc

11. Summary of the new findings of the thesis:

The Thesis gets some new findings in the way to understand about local examination in particular and education and examintion in the Nguyen dynasty general:

- In the first 19th century,  the Nguyen Kings had paid many efforts to push up the local examination based on the way of "consolidation" model of the Le dynasty and designed many regulations which were different from that of the Le dynasty.

- Local examination activities of the Hanoi and Nam Dinh compounds described picture of local examintion of the North delta in particular and of Vietnam under the Nguyen dynasty in general. In places where the Nguyen dynasty maintained their power, the system of examination was maintained. The appointment madarins in the apparatus taking part in examination compound reflected the relationship between politic with education. Research results informs that the average age of Cu nhan of the North candidates was 30 years old. After passing examinations, recommened men were appointed to many position in the court apparatus in districts, provinces. Most of candidates in the mountainous provinces in the North did not pass the local examination.

- Based on requirement of social situation of Vietnam in the 19th century, the Nguyen dynasty had given many policies with local examintion and had became effective in reality. Based on local examination, the Nguyen dynasty had created a rich soure of madarins supply. After 70 years of implementing educational policies such as putting quota, allowing candidates from the South to take exam in the North compounds…, the Nguyen dynasty had changed the correlate quantity of passing candidates among regions. On one hand, number of passing candidates and persons who became madarins in the apparatus coming from the Central and the South of Vietnam had risen. Recommened men in the North were force to decrease both in number of passing candidates as well as becoming madarins. On the other hand, the Nguyen dynasty succeeded in bringing Confucian into the South of Vietnam.

- From the second half of 19th century, the French authorities abolished eventually the Confucian education in Vietnam and added French and Quoc ngu into the content of local examination. Although the content of local examination had changed, the number of candidates in the North did not reduce. This phenomenon reflected the tradition of “studying to become madarin” in Vietnamese society was still a strong trend in Vietnam up to the early of 20th century.

 - In general, Vietnamese traditional education  had shared many similarity with the Chinese one. However, in term of acculturation, the Nguyen dynasty had attempted to change those borrowing elements so that they could adjust to the new context. In local examintion aspect, the examination compounds of Vietnam were smaller in scale and simpler in structure than Chinese compounds. The content of local examinations in Vietnam were different with Chinese ones in number of tests. While Chinese educational policy makers maintained 3 tests, the Nguyen Kings adjusted number of examination 3 or 4 tests in order to meet the requirement of recruiting talents.

12. Practical applicability: based on knowledge about education the Nguyen dynasty, we can apply our knowledge when we give policies for the development of education nowaday.

13. Further research direction: Vietnamese education in pre-modern and modern time

14. Thesis – related publications:

+ Do Thi Huong Thao, Vu Thi Minh Thang (2006), “On the Additional Exam in the Traditional Huong Exam (Prefectural Exam)”, Journal of Historical Studies (9), pp.30-35.

+ Do Thi Huong Thao, Vu Thi Minh Thang (2008), “Latest Local Civil Confucian Examination in Tonkin – The Nam Dinh Case (first part)”, Journal of Historical Studies (4), pp.11-19.

+ Do Thi Huong Thao, Vu Thi Minh Thang (2008), “Latest Local Civil Confucian Examination in Tonkin – The Nam Dinh Case (second part)”, Journal of Historical Studies (5), pp.48-59.

+ Do Thi Huong Thao, Vu Thi Minh Thang (2010), “Values of archive documents: seen from a case study of “Nam Dinh Local Examination Compound”, Scientific Sypomsium Proceedings “Using and Promoting Values of Archive Documents in Social Sciences and Humanities Research”, Vietnam National University Publishing House, Hanoi, pp.202-212.

+ Do Thi Huong Thao (2011), “Aspects of the Latest Local Civil Confucian Examination in Tonkin - Nam Dinh Local Examination Compound”, in: A period time of Historical Researching (2006 – 2011), Thegioi Publishing House, Hanoi, pp.551-570.

+ Do Thi Huong Thao (2012), “The Educational Policies of the Nguyen Dynasty: A Seen from a Confucian Title of Junior Doctors”, Journal of Historical Studies (7), pp.17-29.

+ Nguyen Quang Ngoc, Do Thi Huong Thao (2012), “Cao Xuan Duc and his distribution seen from 2 books of  Đang khoa luc”, Scientific Sypomsium Proceedings “A Cultural Famous Man - Cao Xuan Duc” organized in Vinh, Nghe An.

+ Do Thi Huong Thao (2012), “The Changes of the Thang Long – Hanoi:  Examination Compound under the Impacts of French Invasions into Vietnam”, Journal of Science (4), Vol. 28, pp.244-253.

+ Do Thi Huong Thao (2013), “Policies of Confucianism Educational Encouragement of the Nguyen Dynasty to the South in Vietnam”, Journal of Historical Studies (3), pp.20-26.

Tác giả: Đỗ Thị Hương Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây