TTLA: Nhận thức về biển và chính sách hướng biển của các chúa Nguyễn Đàng Trong (thế kỷ XVI -  thế kỷ XVIII)

Thứ ba - 02/07/2019 21:34

Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Thảo

Tên luận án: Nhận thức về biển và chính sách hướng biển của các chúa Nguyễn Đàng Trong (thế kỷ XVI -  thế kỷ XVIII)

Ngành khoa học của luận án:  Lịch sử

Chuyên ngành:                Lịch sử thế giới                        Mã số: 62 22 03 11

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhận thức về biển của chúa Nguyễn và chính sách hướng biển của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Về mục đích nghiên cứu: Luận án tập trung vào việc phục dựng lại quá trình nhận thức về biển của các chúa Nguyễn từ thế kỷ XVI cho đến hết thế kỷ XVIII. Mặt khác, tác giả đi sâu nghiên cứu về chính sách hướng biển của chính quyền chúa Nguyễn trong thời kỳ trị vì trên các phương diện.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Với đề tài: “Nhận thức về biển và chính sách hướng biển của các chúa Nguyễn Đàng Trong (thế kỷ XVI – thế kỷ XVIII)” luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp:

Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử để tập hợp, phân tích và đánh giá các nguồn sử liệu. Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận án nhất là phần nghiên cứu quá trình nhận thức hướng biển của chúa Nguyễn và chính sách biển mà họ Nguyễn thực thi trong suốt thời kỳ trị vì vương quốc Đàng Trong.

Phương pháp so sánh được vận dụng để đối chiếu, nhận xét vấn đề trong toàn cảnh khu vực và thế giới theo cái nhìn đồng đại và lịch đại. Phương pháp so sánh có ý nghĩa rất lớn khi nhận định về những điểm khác nhau trong chính sách ngoại thương của chính quyền Lê – Trịnh Đàng Ngoài với chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong, những quan điểm, thái độ của chính quyền nhà chúa đối với ngoại thương và hải thương; những chính sách của chính quyền mềm dẻo và linh hoạt trong những thời điểm khác nhau được đặt trong mối quan hệ với các quốc gia ở khu vực và quốc tế cho thấy cái nhìn toàn diện.

Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, phương pháp logic được sử dụng thu thập, sưu tầm, nghiên cứu, xử lý các nguồn tư liệu thành văn để rút ra những sự kiện, những tài liệu cần thiết cho đề tài. Phương pháp này nhằm phác họa lại toàn diện quá trình nhận thức về biển trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử nhận thức biển và chính sách biển của Đàng Trong nói riêng.

Phương pháp tiếp cận liên ngành sử học: khai thác nguồn tư liệu, kế thừa kết quả nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác nhau như văn hóa học, tôn giáo học, khu vực học, ngôn ngữ học… Phương pháp này được tác giả sử dụng nhiều khi tác giả đưa ra những nhận định về tác động của chính sách hướng biển của chúa Nguyễn trên các phương diện.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Luận án góp phần đóng góp cách nhìn toàn diện về quá trình nhận thức về biển trong lịch sử và nhận thức về biển của thời kỳ chúa Nguyễn ở Đàng Trong trong đó những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan tác động trực tiếp và gián tiếp đến nhân thức ấy đến quá trình phát triển của nhận thức.

Luận án dựng lại bức tranh về chính sách biển của chúa Nguyễn trong mối tương quan với các quốc gia trong khu vực và thế giới thế kỷ XVI –XVIII. Từ đó thấy vị trí quan trọng của Đàng Trong trong hệ thống thương mại biển Đông.

Đối với tình hình thời sự hiện nay, biển là một nhân tố quan trọng và hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất ổn căng thẳng xung quanh vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vì vậy, luận án mong muốn góp thêm một bài học từ lịch sử trong việc hoạch định chính sách nói chung và chính sách hướng ngoại và chính sách hướng biển nói riêng để kiên quyết giữ vững chủ quyền quốc gia nhưng cũng mềm dẻo và linh hoạt trong ứng xử tạo điều tốt nhất để phát triển kinh tế biển.

Luận án là nguồn tài liệu tham khảo có tính hệ thống phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.

3.2. Kết luận

Đàng Trong từ một mảnh đất khá khó khăn nhưng khi Nguyễn Hoàng được phái vào trấn thủ đã dần tìm thấy và khởi dậy những tiềm năng ở đây để xây dựng nên cơ nghiệp chúa Nguyễn. Chín đời chúa Nguyễn cùng với cái nhìn cởi mở, hướng ngoại và hướng hải dương mạnh mẽ đã thực hiện thành công việc Nam tiến mở rộng lãnh thổ và lãnh hải về phương Nam. Xuất phát từ những nhận thức về biển các chúa Nguyễn đã có hệ thống chính sách hướng biển cụ thể để gây dựng quan hệ bang giao thân thiện với quốc gia trong khu vực và quốc tế để tạo tiềm lực vững chắc về kinh tế - xã hội, chính trị - quân sự và văn hóa – giáo dục. Từ đó hình thành nên vương quốc họ Nguyễn là một thực thể độc lập thoát khỏi sự phụ thuộc của triều đình Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài. Trên mảnh đất Đại Việt đã hình thành nên hai thể chế, hai nền tảng kinh tế, hai vương quốc với nhiều nét tương đồng và dị biệt. Nhìn lại chặng đường  phát triển kinh tế - xã hội Đàng Trong từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Đàng Trong nói riêng biển là một yếu tố vô cùng quan trọng nhưng riêng với vương quốc họ Nguyễn, biển còn đóng góp một phần trong yếu tố mang tính “sống còn” của nhà nước. Cùng với sự nhận thức về biển và chính sách hướng biển của các chúa Nguyễn Đàng Trong trong suốt tiến trình phát triển  lịch sử Đàng Trong, có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Đàng Trong là một vùng “địa thế hiểm trở”, miền đất biên viễn xa xôi. Bên cạnh những điều kiện vị trí địa lý, địa hình nhỏ hẹp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng cũng chứa đựng nhiều các nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Với đặc điểm riêng về vùng đất như vậy cho phép Họ Nguyễn có thể phát triển một cách độc lập nhưng chưa đủ tiềm lực để xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Để bổ khuyết cho những khó khăn ấy chúa Nguyễn với nhãn quan tinh tường đã khai thác triệt để tiềm năng vốn có của vùng đất và lôi kéo cho mảnh đất những cơ hội, những vận hội mới từ ngoại thương và biển để phát triển mạnh mẽ.

Trong những yếu tố đó, cư dân Đàng Trong là một nhân tố nội tại quyết định việc thực thi và mức độ thành công trong các chính sách của chúa Nguyễn. Cư dân Đàng Trong là những người năng động gồm nhóm cư dân Chămpa vốn là những người có truyền thống hướng biển và tư duy thương nghiệp sớm; dân lưu tán, hàng binh nhà Mạc – những người khao khát tìm vùng đất mới xây dựng sự nghiệp và người Nhật Bản, Trung Hoa – những thương nhân ở tầm khu vực và quốc tế…tất cả họ đã trở thành lực lượng hậu thuẫn lớn cho các chính sách của chúa Nguyễn về ngoại thương và hải thương. Bên cạnh đó, nhân tố thương mại khu vực như các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản và nhân tố thương mại quốc tế như người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…hiện diện ở Đàng Trong trở thành động lực để chúa Nguyễn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ bang giao và phát triển ngoại thương đặc biệt là hải thương với các quốc gia khu vực và thế giới.

2. Nhận thức về biển của chúa Nguyễn Đàng trong thế kỷ XVI – XVIII là sự kế thừa những truyền thống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ huyền thoại, truyền thuyết đến các cứ liệu khảo cổ học từ thời kỳ đồ đá đến nền văn minh Việt cổ đã minh chứng hùng hồn về sự gắn bó mật thiết của cư dân Việt cổ với biển. Đến thời kỳ hình thành thể chế phong kiến độc lập từ thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc ông cha ta đã có nhận thức về nguồn lợi từ biển và quá trình khai chiếm biển để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người. Với những biến cố của lịch sử dân tộc đã đẩy Nguyễn Hoàng trấn thủ vùng Thuận Hóa xa xôi và ông là người tạo lập nền móng cơ nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Họ Nguyễn đã xây dựng nên một thế chế, một vương quốc độc lập với một cơ sở kinh tế riêng biệt có nhiều khác biệt với Đàng Ngoài. Chúa Nguyễn hướng mạnh ra bên ngoài và phát triển hải thương, đưa ra hướng đi mới cho vùng đất mới dựa vào kinh tế biển và ngoại thương làm động lực phát triển quốc gia. Chúa Nguyễn mở rộng và khai chiếm các vùng duyên hải và biển đảo để tạo môi trường phát triển nền kinh tế mới.

Nhiều nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan đưa đến những nhận thức khai mở với biển như vậy của chúa Nguyễn. Trước hết nó xuất phát từ nhu cầu nội tại sinh tồn trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở Đàng Trong. Bên cạnh đó, những nhân tố bên ngoài như thương nhân khu vực và người phương Tây đến đã trở thành yếu tố mới thúc đẩy tư tưởng hướng ngoại và hướng biển của chúa càng trở nên mạnh mẽ. Quan trọng hơn trong bối cảnh chính trị Đàng Trong – Đàng Ngoài khá căng thẳng, chiến tranh liên miên thì “vùng đất mới” của họ Nguyễn muốn khẳng định được sự độc lập và phát triển của chính mình trong khu vực và quốc tế thì thương nghiệp, hải thương như một cứu cánh. Bởi thế mà Đàng Trong đã nhanh chóng dự nhập vào hệ thống thương mại châu Á với sự độc lập và tự cường trong khoảng thời gian dài từ thế kỷ XVI – XVIII.

3. Xuất phát từ những nhận thức về biển chúa Nguyễn có chính sách hướng biển thực hiện trên nhiều khía cạnh và nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước hết, nhà chúa có chính sách kiểm soát, quản lý hành chính của chính quyền đối với các vùng biển đã khai chiếm được để xác lập sự quản lý mang tính nhà nước ở đây. Từ đó, thấy được các nguồn lợi từ biển để thực hiện chính sách khai thác tài nguyên biển từ việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngư nghiệp của cư dân duyên hải và các đảo ven bờ và chính quyền trung ương có sự tổ chức khai thác biển. Nguồn lợi kinh tế biển mang lại là điều không thể phủ nhận nhưng quan trọng hơn qua đó xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển. Với ý nghĩa đó, thủy quân triều đình, đội Hoàng Sa, Đội Bắc Hải và các đội khác được thiết lập và hoạt động một cách đều đặn, có tổ chức trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển phía Nam.

Một nhân tố mạnh mẽ giúp tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế Đàng Trong là chính sách khuyến khích thương mại và bang giao biển. Chúa Nguyễn tạo môi trường thuận lợi và thu hút các thương nhân khu vực và thế giới đến với Đàng Trong bằng chính sách thuế, chính sách lưu trú và chú trọng xây dựng các trấn dinh, thủ phủ và hải cảng ven sông, ven biểnvà các tuyến thương mại mậu dịch thời chúa Nguyễn. Không những vậy, chúa Nguyễn còn có chính sách thương mại và bang giao đặc thù đối với mỗi chủ thể, với mỗi quốc gia khu vực và với người  phương Tây khi tới nên thương nhân thường đến đây với khát vọng thương mại lớn. Những chính sách cởi mở, thân thiện và hiếu khách của nhà chúa làm họ càng gắn bó hơn với Đàng Trong. Một môi trường kinh tế đầy tiềm năng và chính sách thuận lợi của họ Nguyễn đã dần làm thay đổi diện mạo của Đàng Trong trở thành một vùng đất phát triển với sự triển nở của các trung tâm thương mại và các hải cảng và trung tâm hàng hóa mang tính quốc tế, góp phần đưa Đàng Trong dự nhập vào kỷ nguyên thương mại sớm của khu vực Đông Nam Á.

4. Nếu như Đàng Ngoài có cái nhìn khắt khe, có phần hạn chế với các hoạt động giao thương trên biển thì Đàng Trong lại có cái nhìn cởi mở, hướng mạnh hơn về phía biển và các hoạt động giao thương trên biển.  Với chính sách đó thì có tác động không nhỏ đến Đàng Trong trên nhiều phương diện khác nhau: từ chính trị - bang giao, kinh tế - xã hội đến quân sự, văn hóa và tôn giáo. Về phương diện chính trị - bang giao, chúa Nguyễn luôn thống nhất với quan điểm ngoại giao cởi mở, thân thiện, hướng ngoại và hải dương mạnh mẽ. Từ đó mang lại cho Đàng Trong một nền kinh tế nội thương và ngoại thương phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ một nền kinh tế dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp theo kiểu tự cấp tự túc đến một nền kinh tế lớn nổi lên vai trò của thủ công nghiệp, thương nghiệp và hải thương. Tác động chuyển mình trong kinh tế thúc đẩy xã hội Đàng Trong nâng cao hơn trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân. Đặc biệt ở các trung tâm dần hình thành lối sống phố thị với việc tiêu dùng các sản phẩm xa xỉ cùng với sự đầu tư hơn cho nhu cầu tâm linh.

Về khía cạnh quân sự chịu tác động mạnh mẽ bởi chính sách của chúa nhất là trong bối cảnh Đàng Trong – Đàng Ngoài chiến tranh liên miên. Với mở rộng của ngoại thương đặc biệt là hải thương với người phương Tây đã giúp chúa Nguyễn xây dựng được một quân đội hùng mạnh nhất, ngày càng khẳng định được vị thế độc lập trong khu vực và quốc tế. Đàng Trong chính thức trở thành một thể chế hoàn toàn độc lập và có chỗ đứng chính trị vững chắc.  Về văn hóa – tôn giáo,  thế kỷ XVII –XVIII với chính sách hướng biển mạnh mẽ đã giúp Đàng Trong đón nhận vận hội mới để giao lưu với nền văn minh lớn. Hệ chữ La tinh và Thiên chúa giáo du nhập vào là kết quả của quá trình tiếp xúc văn hóa đó. Cùng với đó là những yếu tố khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật mới mà Đàng Trong học hỏi được đã góp sức rất lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đàng trong thoát khỏi sự manh mún, tiếp nhận dần với phương thức sản xuất mới tiến bộ, hiện đại.

  SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thi Ngoc Thao

Thesis title: Awareness of the sea and the sea-oriented policy of Nguyen lords in Dang Trong from the 16th century  to the 18th century

Scientific branch of the thesis:                 History

Major:            World history                                  Code: 62 22 03 11

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University

1. Thesis purpose and objectives

About the object of research: The research object of the thesis is the awareness of the Nguyen lord's sea and the sea-oriented policy of Nguyen lord in Dang Trong.

Regarding research purposes: The thesis focuses on restoring the sea awareness process of Nguyen lords from the 16th century to the end of the XVIII century. On the other hand, the author studied in depth the policy of sea navigation of the Nguyen Lords in the reigning period.

2. Research methods

With the topic: " Awareness of the sea and the sea-oriented policy of Nguyen lords in Dang Trong from the 16th century  to the 18th century" the thesis mainly uses the following methods:

The thesis has used research methods of historical science to gather, analyze and evaluate data sources. This is the main method used in the thesis, which is part of the study of the perception of the seaward direction of Nguyen lords and the maritime policy that Nguyen performed during the reign of the Cochin China.

The comparative method is used to compare and comment on issues in the region and the world according to the contemporary and modern outlook. The comparative method has great significance when judging about the different points in the foreign trade policy of Le - Trinh Dang government with the authority of Nguyen Dang Trong, the views and attitudes of the Lord government. with foreign trade and trade; flexible and flexible government policies at different times are placed in relationships with countries in the region and internationally showing a holistic view.

Synthesis method of analyzing documents and logic methods is used to collect, collect, research and handle written sources to draw the necessary facts and documents for the topic. This method aims to re-sketch a comprehensive sea awareness process in the history of the nation in general and the history of sea awareness and Dang Trong's maritime policy in particular.

Interdisciplinary approach to history: exploiting sources of materials, inheriting research results in different scientific disciplines such as culture, religion, study area, linguistics ... This method is operative The author used a lot when the author made judgments about the impact of the sea-oriented policy of Lord Nguyen on various aspects.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

The thesis contributes to a comprehensive view of the sea awareness process in history and sea awareness of the Nguyen lords in Dang Trong in which subjective factors and objective factors directly impact and indirectly to that consciousness to the process of cognitive development.

The thesis reconstructs the picture of marine policy of Nguyen lords in relation to regional countries and the world in the sixteenth century –VIII. Since then see the important position of Dang Trong in the East Sea trading system.

For the current situation, the sea is an important factor and there are still many uncertainties around the island's sovereignty protection. Therefore, the thesis wishes to contribute a lesson from history in policy making in general and the policy of extrovert and the sea-oriented policy in particular to firmly hold the national sovereignty but also flexible and flexible. behavior in behavior creates the best for marine economic development.

The thesis is a systematic reference source for teaching and researching about the history of the world and the history of Vietnam.

3.2. Conclusions

Dang Trong from a land is quite difficult but when Nguyen Hoang was sent to the township, he gradually found and started up the potentials here to build a career of Nguyen lord. Nine generations of Nguyen lords together with an open, extrovert and strong ocean view have successfully carried out South Vietnam's expansion of territory and territorial waters to the South. Stemming from the awareness of the sea, Nguyen lords have a system of specific sea-oriented policies to build national and international friendly relations in the region and to create a strong economic-social potential. Assembly, politics - military and culture - education. Since then the formation of the Nguyen kingdom was an independent entity that escaped the dependence of the Le-Trinh court in Dang Ngoai. On the land of Dai Viet, two institutions, two economic foundations and two kingdoms were formed with many similarities and differences. Looking back on the road to socio-economic development of Dang Trong from the sixteenth century to the eighteenth century in the history of the nation in general and the history of Dang Trong, in particular, the sea is an extremely important but separate element to their kingdom. Nguyen and the sea also play a part in the "vital" factor of the state. Along with the awareness of the sea and the policy of the sea of ​​Nguyen Dang Trong during the process of developing Dang Trong history, some conclusions can be drawn as follows:

1. Dang Trong is an area of ​​"rugged terrain", a far-flung land. Besides the geographical conditions, narrow terrain, harsh natural conditions, but also rich in natural resources. With such characteristics of the land, it is possible for the Nguyen family to develop independently but not enough resources to build a powerful nation. To complement these difficulties, Nguyen lord with a clear eye has fully exploited the inherent potential of the land and enticed new opportunities and opportunities from foreign trade and sea to thrive. strong.

Among these factors, the residents of Dang Trong are an intrinsic factor that decides the implementation and the degree of success in Nguyen's policies. The inhabitants of Dang Trong are active people including the Cham people group, who have a tradition of early sea navigation and business thinking; Scouts and soldiers of the Mac dynasty - who aspire to find new lands to build careers and Japanese and Chinese - traders at regional and international levels ... they all have become supportive forces. great for Nguyen's policies on foreign trade and trade. In addition, regional trade factors such as Chinese and Japanese merchants and international trade factors such as the Portuguese, Dutch, English, French ... present in Dang Trong became motive for gods. Nguyen further promotes diplomatic relations and develops foreign trade, especially trade with regional countries and the world.

2. Awareness of the sea of ​​Lord Nguyen Dang in the sixteenth - eighteenth century is the inheritance of traditions throughout the thousands of years of building and maintaining the nation's nation. From myths, legends to archaeological data from the Stone Age to the ancient Vietnamese civilization, it has demonstrated strongly about the close attachment of ancient Vietnamese residents to the sea. By the time of the feudal independence regime from the Ly, Tran, Le So and Mac Ong times, our father had an awareness of the resources from the sea and the process of seizing the sea to meet the needs of material and fine living. god of man. With the events of national history pushed Nguyen Hoang to confine the remote Thuan Hoa region and he was the founder of the Nguyen foundation in Dang Trong. The Nguyen family built up a regime, an independent kingdom with a separate economic base that was different from Dang Ngoai. The Nguyen lord extends outward and develops maritime trade, giving a new direction for the new land based on the marine economy and foreign trade as a driving force for national development. The Nguyen Lord expanded and seized coastal areas and islands to create a new economic development environment.

Many subjective causes and objective causes led to such open sea awareness of Nguyen lord. First of all it comes from the need for internal survival in harsh natural conditions in Dang Trong. In addition, external factors such as regional traders and Westerners have become a new factor that has strengthened the divine ideology and seaward direction. More important in the political context of Dang Trong - Dang Ngoai is quite stressful, constant war, Nguyen's "new land" wants to assert its own independence and development in the region and the world. business, sea trade as a lifeline. Therefore, Dang Trong quickly entered into the Asian trading system with independence and self-reliance for a long time from the sixteenth to eighteenth centuries.

3. Stemming from the awareness of Lord Nguyen's sea, there is a policy of sea-oriented implementation in many aspects and many different fields. First of all, the lord has a policy of controlling and administering the administration of the claimed sea areas to establish state management here. Since then, seeing the marine resources to implement the policy of exploiting marine resources from creating favorable conditions for fishery activities of coastal residents and coastal islands and the central government with the marine exploitation. Marine economic benefits are undeniable but more important, thereby establishing, enforcing and protecting maritime sovereignty. In that sense, the imperial Navy, Hoang Sa, Bac Hai and other teams were set up and operated on a regular and organized basis on the Hoang Sa and Truong Sa archipelagos and the southern waters.

A powerful factor that strengthens Dang Trong's economy is the policy of encouraging trade and shipping state. The Nguyen Lord created a favorable environment and attracted regional and world merchants to Dang Trong with tax policies and accommodation policies and focused on building estates, capitals and ports along the river and along the coast and trade routes of Nguyen Dynasty trade. Not only that, Lord Nguyen also has a special trade and state policy for each subject, with each regional country and with Westerners, so traders often come here with great trade aspirations. The open, friendly and hospitable policies of the lord made them more attached to Dang Trong. A potential economic environment and favorable policy of the Nguyen family has gradually changed the look of Dang Trong to become a developed land with the expansion of commercial centers and ports and centers. international goods, contributing to Dang Trong's entry into the early trade era of Southeast Asia.

4. If Dang Ngoai has a strict and somewhat restrictive view on trade activities on the sea, Dang Trong has an open-minded, stronger direction towards the sea and sea trading activities. With that policy, there is a significant impact on Dang Trong in many different aspects: from politics - state, economy - society to military, culture and religion. In terms of politics - state affairs, Nguyen lord always united with strong open, friendly, extrovert and oceanic diplomatic views. Thereby bringing Dang Trong a domestic and foreign trade economy to develop, economic structure shifted from an economy based on agricultural economy based on self-sufficiency to a large economy. emerged the role of handicraft, commerce and trade. The impact of transforming itself in the economy motivates Dang Trong society to improve in the material and spiritual life of its inhabitants. Especially in the centers gradually forming a city lifestyle with the consumption of luxury products along with more investment in spiritual needs.

On the military side, it is strongly influenced by the Lord's policy especially in the context of Dang Trong - Dang Ngoai constant war. With the expansion of foreign trade, especially trade with Westerners, Nguyen helped build a most powerful army, increasingly asserting its regional and international independence. Dang Trong officially became a completely independent institution and had a strong political position. Culture - religion, XVII-XVIII century with a strong sea-oriented policy helped Dang Trong receive a new opportunity to interact with great civilization. Imported Latin and Christian scripts are the result of that cultural contact. Along with that are the elements of natural science and new science that Dang Trong learned has greatly contributed to the economic restructuring of Dang in escaping the fragmentation, gradually receiving with the method. New progressive and modern production.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây