TTLA: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua Bộ chỉ số của Mercer

Thứ ba - 02/07/2019 21:15

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Liên Vân                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/1/1977                                                 4. Nơi sinh: Hòa Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2416/2015/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 10 năm 2015.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập 3 tháng, từ 1/11/2018 đến 31/1/2019.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua Bộ chỉ số của Mercer.

8. Chuyên ngành: Đông Nam Á học                                 9. Mã số: 62 31 06 10

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Mai Ngọc Chừ, Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và mang tính chất đại diện đầu tiên ở Việt Nam về nghiên cứu so sánh CLCS đô thị ở cấp độ hai thành phố trong cùng khu vực Đông Nam Á, đó là Bangkok và Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến CLCS nói chung và CLCS thành phố/ đô thị nói riêng.

Luận án cũng đã làm rõ về thực trạng CLCS của Hà Nội và Bangkok, nêu rõ những mặt được và chưa được, cùng những khuyến nghị và bài học cần thiết cho việc nâng cao CLCS của người dân thành phố Hà Nội.

12. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn:

Luận án đã cung cấp những số liệu và luận cứ khoa học đối với ba nhóm chỉ số cụ thể về CLCS (Kinh tế - chính trị; Văn hóa - xã hội; Môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị) của hai thành phố Hà Nội và Bangkok. Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà lãnh đạo và quản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển đô thị. Ngoài ra, luận án cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy Đông Nam Á học và Đô thị học.

Bên cạnh đó, luận án còn góp phần nâng cao nhận thức và ý thức về nâng cao CLCS của cộng đồng, người dân ở mỗi một thành phố để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, bền vững hơn. Hy vọng rằng trong tương lai Bangkok và Hà Nội có thể trở thành những đô thị phát triển bền vững, hiện đại, mang bản sắc riêng trong khu vực, trở thành nơi đáng sống cho nhiều người dân trong nước và trên thế giới.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Theo hướng nghiên cứu về CLCS thành phố/ đô thị, từ đề tài đã triển khai, có thể tiếp tục nghiên cứu với các thành phố khác ở Đông Nam Á như Kuala Lumpur, Jakarta, Manila, v.v. Từ đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện về CLCS ở các thành phố/đô thị ở Đông Nam Á. Từ những kết quả nghiên cứu như vậy sẽ có thể đưa ra các định hướng nhằm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Cộng đồng ASEAN một cách hiệu quả, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN là: “... xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao” [Cổng Thông tin ASEAN Việt Nam, 2018].

14. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới luận án:

  1. Đỗ Thị Liên Vân (chủ nhiệm) (2015), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố QĐ số: 32/QĐ - VNC ngày 19/6/2014, đã nghiệm thu 21/5/2015 tại Viện nghiên cứu phát triển KT - XH Hà Nội.
  2. Đỗ Thị Liên Vân (2015), “Thực trạng chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội hiện nay thông qua kết quả điều tra khảo sát”, Đặc san KT - XH Thủ đô, số (2), tr. 36-46.
  3. Đỗ Thị Liên Vân (2017), “Chất lượng lao động trong các khu công nghiệp Hà Nội, những cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Đặc san KT - XH Thủ đô, số (3).
  4. Đỗ Thị Liên Vân (2018), “Thực tiễn phát triển, bảo tồn một số làng nghề truyền thống, di tích văn hóa gắn với du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Đặc san KT - XH Thủ đô, (4).
  5. Đỗ Thị Liên Vân (2017), “Nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội”, Bản tin Hà Nội Hội nhập và phát triển, số (9), tr. 10-12.
  6. Đỗ Thị Liên Vân (2018), “Tác động mặt trái của đô thị hóa đến chất lượng cuộc sống đô thị tại một số thành phố khu vực Đông Nam Á”, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Tạp chí Việt Nam hội nhập, ISSN 2525 - 250X, (60), tr. 31-41.
  7. Đỗ Thị Liên Vân (2019), “Năng suất lao động Việt Nam so với các quốc gia ASEAN, giải pháp đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, ISSN 0866-7314, (3), tr. 33-41.
  8. Đỗ Thị Liên Vân (2019), “So sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua nhóm chỉ số chính trị - kinh tế của Mercer”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, ISSN 0868-2739, số 2 (227),  tr. 31-43.
  9. Đỗ Thị Liên Vân (2019), “So sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua nhóm chỉ số môi trường tự nhiên và nhà ở của Mercer”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, ISSN 0866-7314, số (5), tr. 32-42.    

INFORMATION ABOUT ADVANCED THESIS

1. Full name: Do Thi Lien Van                                   2. Sex: Female

3. Date of birth: January 30, 1977.                            4. Place of birth: Hoa Binh

5. Admission decision number: 2416/2015/QD-XHNV, October 13, 2015.

6. Changes in academic process: Extension of study period of 3 months, from November 1, 2018 to January 31, 2019.

7. Official thesis title: The study compares the quality of life of Bangkok and Hanoi through Mercer's Index.

8. Major: Southeast Asian Studies                             9. Code: 62 31 06 10

10. Supervisors: Prof. Dr. Mai Ngoc Chu, Faculty of Oriental Studies, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

11. Summary of the new findings of the thesis:

The thesis is the first independent and representative scientific research in Vietnam on the study of comparison of urban CLCS at the level of two cities in the same region of Southeast Asia, namely Bangkok and Hanoi. Research results of the thesis will contribute to clarify theoretical issues related to CLCS in general and CLCS in cities / urban in particular.

The dissertation also clarified the situation of CLCS in Hanoi and Bangkok, stating the advantages and disadvantages, and the recommendations and lessons needed for the improvement of CLCS among people in Hanoi.

12. Practical applicability, if any:

The thesis has provided scientific data and arguments for three specific indicators of CLCS (Economic - Political, Cultural - Social, Natural Environment, Housing and Urban Services) of Hanoi and Bangkok cities. The research results of the thesis are a useful reference source for leaders and managers, urban development policy makers. In addition, the thesis is also a valuable reference for Southeast Asian Southeast Asian researchers and educators.

Besides, the thesis also contributes to raising awareness and awareness about improving CLCS of the community, people in each city to make life better and more sustainable. Hopefully, in the future, Bangkok and Hanoi can become sustainable and modern cities with their own identity in the region, becoming a living place for many people in the country and the world.

13. Further research directions, if any:

In the direction of research on CLCS city/ urban, from the topic has been implemented, can continue to study with other cities in Southeast Asia such as Kuala Lumpur, Jakarta, Manila, etc. From there, we will have a comprehensive view of CLCS in cities / urban in Southeast Asia. From the results of such research, it is possible to provide orientations for the ASEAN Community's economic-cultural-social development effectively and effectively contribute to the objectives of the Cultural Community - ASEAN society is: "... building a society that shares, embraces, harmonizes and expands where people's lives, living standards and well-being are enhanced" [ASEAN Vietnam Portal, 2018].

14. Thesis - related publications:

1. Do Thi Lien Van (chairman) (2015), Current situation and solutions to improve the quality of life of people in Hanoi City, Decision of the city-level scientific research number: 32 / QD - VNC on June 19, 2014, tested and accepted on May 21, 2015 at the Hanoi Institute of Socio-Economic Development Research.

2. Do Thi Lien Van (2015), "The reality of the quality of life of Hanoi people today through the results of the survey and survey", Special Economic - Social Affairs, No. (2), p. 36-46.

3. Do Thi Lien Van (2017), "The quality of labor in Hanoi industrial parks, opportunities and challenges from the industrial revolution 4.0", Special Economic - Social Capital, number (3).

4. Do Thi Lien Van (2017), "Improving the quality of life of ethnic minorities in Hanoi area", Hanoi Newsletter Integration and development, number (9), p. 10-12.

5. Do Thi Lien Van (2018), "Practical development, preservation of some traditional craft villages, cultural relics associated with tourism in Hanoi city", Specialties of Economic - Social Capital, (4).

6. Do Thi Lien Van (2018), "Impact of the reverse of urbanization on the quality of urban life in some cities in Southeast Asia", Vietnam Union of Science and Technology Associations, Vietnam Journal of Integration, ISSN 2525 - 250X, (60), p. 31-41.

7. Do Thi Lien Van (2019), "Vietnam labor productivity compared to ASEAN countries, the solution for Vietnam in the context of industrial revolution 4.0", Indian and Asian Research Magazine, ISSN 0866-7314, (3), p. 33-41.

8. Do Thi Lien Van (2019), "Comparing the quality of life of Bangkok and Hanoi through Mercer's economic and political indicators", Southeast Asian Studies, ISSN 0868-2739, No. 2 (227), p. 31-43.

9. Do Thi Lien Van (2019), "Comparing the quality of life of Bangkok and Hanoi through Mercer's natural environment and housing groups", Indian and Asian Studies, ISSN 0866 -7314, number (5), p. 32-42.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây